Chào các bạn, đây là chuyên mục tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ của Dịch thuật Lightway, chuyên mục sẽ cung cấp cho các bạn những bài viết miễn phí và duy nhất không ở đâu có về lịch sử nước Mỹ theo cách dễ hiểu nhất. Trong bài viết này chúng ta sẽ nói về Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ, xảy ra vào cuối thế kỷ thứ 18 trong nhiệm kỳ tổng thống của William McKinley.
Căng thẳng tại Cuba và Mỹ tuyên chiến
Không giống những tổng thống khác của thế kỷ 18, William McKinley dành phần lớn thời gian nhiệm kỳ của mình để giải quyết chính sách ngoại giao. Và vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan tới Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha khi đó đang cai trị Cuba. Các cuộc nổi dậy của người Cuba đã dấy động một cuộc chiến giành độc lập. Chính quyền Tây Ban nha hứa rằng người Cuba sẽ có quyền bình đẳng và quyền tự trị… nhưng là ở tương lai. Các phiến quân nổi dậy thì không muốn đợi.
Tổng thống McKinley cảm thấy Tây Ban Nha nên tôn trọng lời hứa của mình. Ông cũng thấy có trách nhiệm bảo vệ mạng sống và tài sản của người Mỹ tại Cuba. Khi phiến quân tấn công Havana, ông điề tàu chiến “Maine” tới trợ giúp.
Để rõ hơn xung đột và căng thẳng giữa Mỹ và Tây Ban Nha, mời các bạn đọc bài Chính sách đối ngoại của Mỹ cuối thế kỷ 19.
Một đêm đầu năm 1898, một vụ nổ lớn đánh chìm con tàu Maine. Hơn hai trăm người Mỹ tử nạn. Có bằng chứng cho thấy vụ nổ là do tai nạn liên quan tới những thùng chứ nhiên liệu trên tàu. Nhưng nhiều người Mỹ đổ tội cho Tây Ban Nha. Họ yêu cầu phải có chiến tranh để giải phóng Cuba và giúp đất nước này được độc lập.
Tổng thống McKiney đứng trước một quyết định khó khăn. Ông không muốn chiến tranh. Ông từng nói với một người bạn: “Tôi đã chiến đấu trong thời Nội Chiến. Tôi đã thấy những xác chết chất đống. Tôi không muốn thấy lại cảnh tượng đó nữa.” Nhưng McKinley vẫn biết rằng nhiều người Mỹ muốn có chiến tranh. Nếu ông từ chối đánh Tây Ban Nha, đảng Cộng Hòa của ông có thể mất đi sự ủng hộ của quần chúng.
Vậy nên ông không vội yêu cầu quốc hội tuyên chiến, nhưng thay vào đó ông gửi thông điệp đến chính phủ Tây Ban Nha. McKinley yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Cuba. Ông cũng đề nghị giúp đỡ chấm dứt các cuộc nổi dậy.
Tây Ban Nha đồng ý, và McKinley đưa ra quyết định. Ông yêu cầu Quốc hội cho phép sử dụng lực lượng quân sự để mang lại hòa bình cho Cuba. Quốc hội đồng ý, và yêu cầu thêm rằng Tây Ban Nha phải rút quân khỏi Cuba và từ bỏ mọi quyền tài phán đối với hòn đảo này.
Tổng thống ký nghị quyết quốc hội. Chính phủ Tây Ban Nha ngay lập tức phá bỏ các mối quan hệ. Ngày 25/04/1898, Mỹ tuyên chiến với Tây Ban Nha.
Mỹ đánh chiếm Philippines
Hải quân Mỹ đã sẵn sàng chiến đấu, và lớn hơn hải quân Tây Ban Nha tới ba lần, cũng được đào tạo tốt hơn. Một chương trình đóng tàu đã được triển khai từ 15 năm trước giúp cho Hải quân Mỹ trở thành một trong những lực lượng hùng mạnh nhất trên thế giới thời bấy giờ. Tàu chiến của Mỹ làm bằng thép và mang theo súng máy.
Hải quân đô đốc George Dewey chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương. Ông nhận tin nhắn từ Phó tổng tham mưu Hải quân Theodore Roosevelt rằng nếu chiến tranh bùng nổ thì ông phải tấn công lực lượng hải quân Tây Ban Nha tại Philippines. Lực lượng Tây Ban Nha do hải quân đô đốc Patricio Montojo chỉ huy.
Hạm đội Mỹ tiếp cận Vịnh Manila vào ngày 01/05, tiến thắng tới trận tuyến của hải quân Tây Ban Nha. Tàu Tây Ban Nha khai hỏa trước nhưng bắn trượt. Khi hai lực lượng hải quân còn cách nhau 5km thì tướng Dewey đã lệnh cho tàu Mỹ khai hỏa. Sau ba tiếng bắn phá, tướng Montojo đầu hàng. Tàu Tây Ban Nha bị bắn chìm gần hết. Bốn trăm lính tử trận hoặc bị thương.
Lực lượng đổ bộ Mỹ nhiều tuần sau mới tới. Họ chiếm Manila, giúp Mỹ nắm quyền kiểm soát tại Philippines.
Dewey bỗng nhiên thành anh hùng. Người ta làm thơ soạn nhạc ca ngợi ông. Quốc hội trao bằng khen cho ông. Một tinh thần thượng võ lan khắp đất nước. Người ta hô hào phải tiến đánh Cuba ngay lập tức.
Nhưng khác với hải quân, lục quân Mỹ chưa sẵn sàng chiến đấu. Khi chiến tranh nổ ra, Quân đội mỹ chỉ có khoảng hơn hai vạn. Tuy nhiên trong vài tháng họ đã tuyển mộ được thêm 20 vạn. Binh lính được huấn luyện tại các doanh trại miền nam nước Mỹ. Một trong những trại quân lớn nhất nằm tại Florida, chỉ các Cuba 150km đường biển.
Diễn biến cuộc chiến tại Cuba
Hai tuần sau khi Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ bùng nổ, Quân đội Mỹ phái một lực lượng nhỏ đến Cuba. Lực lượng này được lệnh do thám bờ biển phía nam Cuba và tiếp tế cho các phiến quân nổi dậy. Cuộc đổ bộ lần này thất bại, nhưng lần thứ hai thì thành công. Bốn trăm lính Mỹ đổ bộ với súng, đạn, và hàng tiếp tế cho phiến quân.
Tiếp theo, Quân đội Mỹ lên kế hoạch sai 25 ngàn quân đến Cuba. Mục tiêu của họ là chiếm Cảng Santiago ở bờ biển phía nam. Tàu chiến của Mỹ đã vây đánh lực lượng hải quân Tây Ban Nha ở đó trước đây.
Một trong những vị chỉ huy lực lượng xâm lăng lớn của Mỹ của tướng Theodore Roosevelt.
Roosevelt đã thôi giữ chức phó tổng tham mưu Hải quân khi cuộc chiến mới bắt đầu. Ông tổ chức một toán kỵ binh. Hầu hết họ là cao bồi đến từ vùng tây nam nước Mỹ. Họ cưỡi ngựa và bắn súng rất giỏi, một số còn là con em nhà giàu đến từ New York, vì ái mộ Roosevelt mà tới. Toán kỵ bịnh này được gọi là Kỵ binh thiện chiến của Roosevelt.
Khi lính Mỹ đổ bộ gần Santiago, quân Tây Ban Nha rút đến các vị trí nằm ngoài thành phố. Lực lượng mạnh nhất của họ đóng tại Đồi San Juan.
Lính Tây Ban Nha dùng thuốc súng không khói. Đạn của họ rất khó dò biết. Quân Mỹ không có loại thuốc súng ấy. Nhưng họ có súng máy có thể xả đạn hàng loạt vào quân thù.
Khi súng máy khai hỏa yểm trợ, lính Mỹ bắt đầu áp sát Đồi San Juan. Nhiều phóng viên chứng kiến tận mắt cuộc chiến, một trong số họ viết báo cáo:
Tôi đã thấy nhiều bức tranh vẽ cảnh xả đạn ở đồi San Juan. Nhưng không có bức nào vẽ đúng như tôi nhớ. Trong các bức tranh, người ta cứ thế chạy thẳng lên đồi, cứ như thể ở chỗ không người và quân thù thì đã biến đi hết.”
Nhưng trên thực tế, phóng viên tường thuật, không có nhiều binh lính. Và họ di chuyển lên đồi một cách chậm rãi, đi theo hàng ngũ chứ không phải xộc thẳng lên đồi. Rồi dường như đã có ai đó phạm một sai lầm khủng khiếp nào đó, rồi có tiếng la kêu những người lính ấy quay lại.
Lính Mỹ không được gọi lại. Họ tiếp cận đỉnh đồi San Juan. Lính Tây Ban Nha tháo chạy. “Tất cả những gì chúng tôi phải làm,” một sĩ quan Mỹ nói, “là phải chiếm bằng được ngọn đồi, và Santiago sẽ là của chúng ta.”
Thống soái William Shafter gửi một thông điệp cho Jose Toral, thống soát quân Tây Ban Nha, yêu cầu ông ta đầu hàng. Trong khi chờ đợi câu trả lời, lực lượng hải quân Tây Ban Nha đã cố đánh phá Cảng Santiago, nhưng thất bại. Quân Mỹ đã chiếm được cảng.
Thất bại ấy dập tắt hoàn toàn mọi hy vọng chiến thắng của quân Tây Ban Nha. Đường tiếp tế cho quân đội ở Tây Ban Nha đã hoàn toàn bị cắt đứt.
Kết thúc cuộc chiến
Tướng Toral đồng ý tạm thời ngừng bắn để trẻ em và phụ nữ có thể rời khỏi Santiago. Nhưng ông từ chối yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của tướng Shafter. Vậy nên đạn của quân Mỹ lại bắn vào Santiago. Tướng Toral hết sức cố thủ. Nhưng cuối cùng, ngày 17/07, ông đầu hàng. Quân Mỹ hứa sẽ thả hết lính Tây Ban Nha về nước.
Trong một vài tuần sau đó, các lực lượng Mỹ chiếm đóng Puerto Rico và thủ đô Manila của Philippines. Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ chấm dứt sau mười tuần chóng vánh. Tiếp theo sẽ là các điều khoản hòa bình. Các cuộc thương lượng tổ chức tại Paris.
Mỹ, bên chiến thắng, yêu cầu độc lập cho Cuba, và quyền kiểm soát đối với Puerto Rico và Guam. Mỹ cũng đòi quyền chiếm đóng Manila. Hai bên nhanh chóng ký kết các điều khoản liên quan tới Cuba, Puerto, và Guam. Nhưng họ lại không thể đồng ý về vấn đề Philippines.
Tây Ban Nha từ chối yêu cầu chiếm đóng của Mỹ. Họ không muốn từ bỏ thuộc địa quan trọng này. Các cuộc thương lượng tiếp tục kéo dài theo nhiều ngày để tìm giải pháp.
Nhưng đó sẽ là một câu chuyện khác trong một bài viết khác.