Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Nhật
Một trong những điều khác lạ đối với đại từ danh xưng trong tiếng Nhật đó là có nhiều hơn một danh từ cho ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, và một cách chính thức thì không có đại từ cho ngôi thứ ba. Những đại từ danh xưng thường dùng nhất cho ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai liệt kê trong bảng dưới đây
Đại từ nhân xưng | Số ít | |
Mức độ trang trọng | Ngôi thứ nhất | Ngôi thứ hai |
Rất trang trọng | わたくし | Không có |
Trang trọng | わたし(nam) あたくし (nữ) | あなた |
Bình dân | ぼく(nam) あたし (nữ) | きみ (nam) |
Rất bình dân | おれ (nam) | おまえ(nam) あんた(nữ) |
Đại từ nhân xưng | Số nhiều | |
Mức độ trang trọng | Ngôi thứ nhất | Ngôi thứ hai |
Rất trang trọng | わたきしども | Không có |
Trang trọng | わたくしたち わたしたち | あなたがた |
Bình dân | ぼくたち (nam) あたしたち(nữ) ぼくら(nam) あたしら(nữ) | きみたち(nam) あなたたち(nữ) きみら(nam) |
Rất bình dân | おれたち (nam) | おまえたち(nam) あんたたち(nữ) おまえら(nam) あんたら(nữ) |
Lưu ý: nam/nữ tức là từ đó được người nam hoặc người nữ dùng, chứ không phải dùng để nói tới người nam hay người nữ.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất わたくし(watakushi) có ít nhất sáu dạng rút gọn. Những cách thức rút gọn (tức lược bỏ bớt phát âm) như sau:
– Wata |
Khi có nhiều đại từ nhân xưng như vậy dẫn tới một tranh cãi là những từ này không nên coi là đại từ nhân xưng, nhưng là những loại danh từ. Trên thực tế thì nhưng đại từ này có thể bổ nghĩa tùy ý bằng cách thêm vào các tính từ hay đại từ quan hệ, như trong câu (1), và không thể lặp lại trong một câu đơn, như trong câu (2), khiến cho chúng giống với danh từ hơn là đại từ.
(1) a. 忙しい 私 は テレビも見られない.
Dịch sát nghĩa: tôi bận không thể xem được cả TV. (tính từ ‘bận’ bổ nghĩa cho danh từ ‘tôi’)
b. 音楽が好きな私は一日中音楽を聞いている
(Tôi, người thích nghe nhạc, đang nghe nhạc cả ngày nay)
c. 若いあなたはまえだ分からないでしょう
(Bạn trẻ có lẽ không hiểu = vì bạn còn trẻ nên có lẽ bạn không hiểu)
(2) a. 私は私の部屋で私の友達と話していた。
-> 私は (Φ) 部屋で (Φ)友達と話していた。
Tôi das9ng nói chuyện với bạn (của tôi) trong phòng (của tôi)
b. あなたはきのうあなたの部屋であなたの友達と何をしていましたか。
-> あなたはきのう(Φ)部屋で(Φ)友達と何をしていましたか。
Hôm qua bạn nói chuyện với bạn (của bạn) trong phòng (của bạn) phải không?
Học tiếng Nhật với Lightway:
Các quy tắc rút gọn (tỉnh lược) câu tiếng Nhật
Chủ đề của một câu tiếng Nhật
Các lưu ý khi xưng hô trong tiếng Nhật
Điểm quan trọng cần lưu ý đó là đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai trong tiếng Nhật sẽ bị lược bỏ trừ khi chúng cần thiết để nhấn mạnh tới tôi hoặc bạn. Trong các tình huống giao tiếp thông thường thì ai nói với ai là điều rõ ràng, vậy nên người ta đơn giản lược bỏ đại từ cho bớt phiền phức. Vậy nên khi học tiếng Nhật các bạn cần tránh sử dụng đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai nếu không cần thiết.
Ngoài các đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai ra thì còn có nhiều các khác để đề cập tới người nói, hoặc người được nói tới, như tóm tắt trong bảng dưới đây:
Lọai và điều kiện | Dùng gọi đối tượng | Dùng để đề cập đến đối tượng |
Quan hệ ruột thịt | おとさん (dùng gọi cha của bạn) お母さん(mẹ của bạn) おじいさん(ông của bạn) おばあさん(bà của bạn) おじさん(chú của bạn) おばさん(dì của bạn) | おとさん お母さん おじいさん おばあさん おじさん おばさん |
Quan hệ xã hội | 先生 (giáo viên của bạn) | 先生 社長 (giám đốc) 課長(trưởng phòng) |
Nghề nghiệp | Không có | 魚屋さん (người bán cá) 肉屋さん (người bán thịt) |
Tên người | 花子 | 花子さん |
Trong cùng một gia đình, nếu người nói là bề trên (thường là về tuổi tác) của người được nhắc tới (Người nói > Người được nói tới) thì họ có thể tự xưng bằng từ chỉ mối quan hệ ruột thịt để, hoặc chỉ cần dùng đại từ ngôi thứ nhất là đủ. Nếu người được nói tới là bề trên của người nói (Người được nói tới > người nói) thì người nói phải dùng từ chỉ quan hệ ruột thịt khi nhắc tới người kia, hoặc phải dùng đại từ ngôi thứ hai, hoặc tên của người được nhắc tới.
Ngoài gia đình thì trong tình huống Người được nói tới > người nói thì người nói phải dùng chức danh xã hội để gọi người kia. Nếu Người nói > người được nhắc tới thì người nói không thể chính chức danh xã hội của mình để tự xưng, trừ chức danh 先生 là có thể dùng cho cá giáo viên tiểu học và trung học.
Các từ chỉ nghề nghiệp như 魚屋さん, 肉屋さん được dùng để gọi họ. Ngoài ra, các cô gái trẻ cũng dùng tên của mình để tự xưng khi nói chuyện với người quen thân, như trong câu (3)
あのね、京子きのういちろさんとデートしたのよ。
Biết gì không bạn, tớ (Kyoko tự xưng bằng tên mình) có một cuộc hẹn với Ichiro ngày hôm qua!.
Về đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật không thực sự có đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Như trong câu (4), tất cả các đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Anh không tìm được dạng tương đương trong tiếng Nhật.
(4)
a. 山田さんは去年アメリカに行った。英語が勉強したかったのだ。
Anh Yamada đi Mỹ năm ngoái. Anh ấy muốn học tiếng Anh.
b. 上田さんは十年前に買った車にまだ乗っている。
Chiếc xe anh Ueda mua 10 năm trước vẫn còn đang chạy.
c. A: ボブはきのう来ましたか。
A: Bob hôm qua có đến không?
B: ええ、来ましたよ。
Có, có đến đó
d. A: 田中さん達、遅いわねえ。
Chị Tanaka và những người đi cùng chị ấy đến trễ, phải không?
B: 忘れついるんじゃないかしら。
Tôi tự hỏi không biết họ có quên không.
e.ここから大坂まで車で一時間かかる。
Từ đây đến Osaka đi bằng xe ôtô thì mấy 1 tiếng.
f. 今七時です。
Bây giờ là 7 giờ
Tuy nhiên, trong vòng 1 thế kỷ nay thì những đại từ ngôi thứ ba như かれ (anh ấy) かのじょ(cô ấy) かれら(họ – phái nam) かのじょら(họ – phái nữ) bắt đầu được sử dụng trong các cuốn tiểu thuyết dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật, và trong các cuốn tiểu thuyết tiếng Nhật. Các đại từ nhân xưng này được sử dụng khá rộng rãi trong tiếng Nhật đàm thoại hiện nay. Cũng giống như các đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, chúng có các khả năng của một danh từ, tức là có thể thêm tính từ, cụm danh từ bổ nghĩa vào phía trước. Như trong (5)
a. 僕の彼女、とてもきれいなんだ。
Bạn gái của tôi rất sinh đẹp đó.
b. 大学を出た彼はすぐ結婚した。
Anh ta người vừa ra trường đã cưới vợ liền.
Có một điều kiện kiểm soát việc sử dụng các đại từ ngôi thứ ba:
Người nói/viết nhìn chung về mặt tâm lý cách xa với người được nói tới bởi đại từ ngôi thứ ba ấy.