Nihongo

Các quy tắc rút gọn (tỉnh lược) câu tiếng Nhật

Tìm hiểu các quy tắc rút gọn tiếng Nhật. Phép rút gọn (tỉnh lược) là cách phổ biến để rút gọn một câu văn, tăng tốc độ giao tiếp tiếng Nhật

quy tắc rút gọn tiếng Nhật
Nihongo
1,235 views

Trong mọi ngôn ngữ người ta đều cố gắng rút gọn cách diễn đạt lại để có thể truyền đạt thông điệp một cách nhanh nhất. Cách làm thông thường nhất là các biện pháp tỉnh lược, viết tắt, viết gọn, và sử dụng đại từ. Trong số đó thì các phép tỉnh lược, hay rút gọn (tức là lược bỏ những từ không cần thiết) là phổ biến hơn cả trong tiếng Nhật. Trong bài viết này hãy cùng Lightway tìm hiểu các quy tắc rút gọn tiếng Nhật.

quy tắc rút gọn tiếng Nhật
Như nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Nhật có nhiều cách để rút ngắn câu văn, tăng tốc độ truyền đạt

Nói chung, các yếu tố có thể hiểu được nhờ ngữ cảnh và/hoặc tình huống giao tiếp đều sẽ bị lược bỏ hết trong tiếng Nhật, trừ khi việc lược bỏ đó khiến câu bị sai về mặt văn phạm. Ví dụ, trong câu (1), B không lặp lại từ Tarosono mise de vì mấy cái đó có thể hiểu được.

(1) 太郎(たろう) は その (てん)(なに)()いましたか。

Taro mua gì ở cửa hàng?

ペン を 買いました。

Mua bút bi.

Tuy nhiên買いました thì không thể lược bỏ trong đoạn thoại trên dù không có vẫn hiểu được, là vì câu tiếng Nhật (hoặc mệnh đề) bắt buộc phải kết thúc bằng một vị ngữ chính tắc (core predicate), tức là một động từ, một tính từ, hoặc một cụm danh từ theo sau bởi một dạng động từ tình thái (です hoặc だ). Vậy nên nếu thiếu đi vị ngữ chính tắc, trong câu này là động từ 買いました, thì câu văn sẽ bị sai văn phạm. Tuy nhiên nếu là trò chuyện bình thường giữa hai người bạn thân thì B chỉ cần nói pen là đủ để trả lời cho A. Nhưng cách trả lời vậy rất thô lỗ.

Quy tắc rút gọn tiếng Nhật

Học tiếng Nhật với Lightway:
Chủ đề của một câu tiếng Nhật
Trật tự từ trong câu văn tiếng Nhật

Quy tắc rút gọn với những từ mang nội dung

Sau đây là những quy tắc tỉnh lược trong tiếng Nhật

A. Nếu X là chủ đề của câu (được dấu bằng tiếp tố は) và nó cũng là chủ đề của câu tiếp theo, thì người ta sẽ lược bỏ X ở câu thứ hai.

B. Trong hội thoại kiểu hỏi-trả lời thì nếu X đều xuất hiện trong câu hỏi và câu trả lời thì sẽ được lược bỏ trong câu trả lời, trừ khi X là vị ngữ chính tắc. Ví dụ:

(2) 田中(たなか)さん は (むか)えに ()て くれましたか。

Anh Tanaka đến đón bạn phải không?

はい、来てくれました。

Phải, anh ấy đã đến đón.

(3) あなたは アメリカ(あめりか) に いた ()学生(がくせい)でしたか。

Hồi còn ở Mỹ, bạn là sinh viên phải không?

はい、そう ・学生 でした。

Phải, đúng như vậy.

Xem lại câu (1). Trong các tình huống câu hỏi có-không thì ngay cả vị ngữ cũng có thể bị lược bỏ nếu là cuộc trò chuyện thân mật.

C. Nếu X là một thứ rất quen thuộc với người nói và người nghe, và X có thể hiểu được từ ngữ cảnh hoặc tình huống giao tiếp, khi đó người ta sẽ lược bỏ X, như trong câu (4) – (6). Những từ trong ngoặc là những từ có thể lược bỏ.

(4) (あなたは) いきますか。

(Bạn) đi không?

はい、(私は) 行きます。

Có, (tôi) đi.

(私たちは) 行きましょうか。

(Chúng ta) cùng đi chứ?

いや、(私たちは)よしましょう。

No, (chúng ta) không đi.

(これは|それは)何ですか。

(Cái này/cái đó là) gì đó?

(それは|これは)花子からのプレゼントです。

(Cái đó/cái này là) món quà của chị Hanako.

Quy tắc rút gọn tiếng Nhật với những tiếp tố trong câu

(A) – (C) liên quan đến các phép tỉnh lược những từ mang nội dung như danh từ, động từ. Tuy nhiên, phép tỉnh lược trong tiếng Nhật không chỉ giới hạn ở những từ mang nội dung như vậy. Sau đây là các quy tắc chung liên quan đến việc tỉnh lược những tiếp tố.

Lược bỏ は

(D) Nếu đối tượng X nêu trong X は cả người nói và người nghe đều rất quen thuộc, thì người ta có xu hướng bỏ は ra khỏi câu nói. Ví dụ:

(7)

a. わたくし(は)山田 と もうします。

(Dịch sát nghĩa: Tôi tự gọi tôi là Yamada = Tôi là Yamada)

b. (きみ)(は)(いま)何年生(なんねんせい)ですか。

Bạn đang học năm mấy (ở trường).

c. この本(は)おもしろいです。

Cuốn sách này thật hay.

d. あの人(は)誰ですか。

Người đó là ai?

Lược bỏ が

(E) Tiếp tố が có thể lược bỏ nếu câu văn truyền đạt thông tin mà người nghe đang nhắm tới, hoặc thông tin rất quen thuộc hoặc rõ ràng với người nghe. Ví dụ:

(8)

a. あ、電車 (が)来た。

Oh, xe lửa đến rồi

b. みなさん、お食事(が)出来ました。

Mọi người, bữa ăn đã sẵn sàng

c. 今日田中さんから 君に電話(が)あったよ。

Hôm nay có một cuộc điện thoại từ anh Tanaka.

d.もしもし、くつ の ひも(が)ほどけてますよ。

Chị gì ơi, quai dép chị bị bung rồi kìa.

Lược bỏ を

(F) Tiếp tố を đứng sau túc từ trực tiếp có thể lược bỏ, trừ khi túc từ đó quan trọng. (を thường bị lược bỏ trong các câu hỏi). Ví dụ:

(9)

a.コーヒー(を)飲みませんか。

Bạn dùng cà phê nhé?

b. しゃ、それ(を)もらいます。

Ja, tôi sẽ lấy cái này

c. 今晩電話(こんばんでんわ)(を)ください。

Xin gọi tôi tối nay

Các quy tắc từ (A) tới (F) liên quan tới việc tỉnh lược trong các câu hoặc mệnh đề đơn giản. Tuy nhiên có nhiều trường hợp người ta lược bỏ cả một mệnh đề. (g) là quy tắc chung liên quan đến phép tỉnh lược như vậy.

Lược bỏ mệnh đề

(G) Nếu nội dung mà mệnh đề chính truyền đạt có thể hiểu nhờ ngữ cảnh và/hoặc tình huống hội thoại, thì người ta sẽ lược bỏ luôn mệnh đề ấy. Ví dụ:

(10)

A: きのう パーテイーに来なかったね。

Hôm qua có đến bữa tiệc chứ?

B: うん、ちょっと 忙しかったから (行けなかった)

Không, vì tôi bận (nên đã không thể đến)

(11) 田中先生(たなかせんせい)()いたら(どうですか)

Hãy hỏi thầy Tanaka (xem thế nào)

(12) お茶がはいりましたけど (いかがですか)

Trà đã sẵn sàng rồi, (bạn muốn dùng chứ).

Ngoài ra thì trong một số tình huống vì lý do tâm lý, người ta cũng có thể lược bỏ một vài thứ nào đó. Tức là, người nói bỏ lửng một câu, lược bỏ một phần, vì anh ta cho rằng nó khiếm nhã, hoặc không muốn nói, hoặc không biết phải nói thế nào v.v. Chẳng hạn như, nếu gặp phải món ăn dở quá mà bạn không muốn chê thẳng thì bạn có thể nói それはちょっと、(món ăn này có hơi…). Tiếng Việt mình cũng hay bỏ lửng câu nói như vậy. Hoặc khi người nói nghe được một tin không vui thì anh ta có thể nói それはどうも… (nghe thật là…), câu đó nếu nói đầy đủ sẽ là それは(かな)しいことですね Chuyện đó buồn quá nhỉ.

Cuối cùng, cần lưu ý rằng vì biện pháp tỉnh lược rất phổ biến trong tiếng Nhật, nên các câu văn tiếng Nhật thường tối nghĩa, hoặc mơ hồ nếu bị tách ra khỏi ngữ cảnh của chúng. Chúng chỉ có thể được hiểu đúng khi nằm trong ngữ cảnh hoặc tình huống cụ thể. Ví dụ:

(13)

(a) ぼくは 雪子はあまり 好きじゃない。しかし(ぼくは)春子 はすきだ。

Tôi không thích cô Yukiko lắm. Nhưng, tôi thích Haruko.

ぼくは雪子 は あまり すきじゃない。しかし春子 は (雪子が)すきだ。

Tôi không thích cô Yukiko lắm. Nhưng Haruko thích cô ấy.

(14)

a. 私はいい人 を 見つけったので、さっそく 田中さんに (その人に)会ってもらった。

Tôi tìm được một người tốt, nên yêu cầu anh Tanaka cho tôi gặp anh ấy ngay.

b. 私は いい人 を 見つけたので、さっそく(その人に)田中さんに あってもらった。

Tôi tìm được một người tốt, nên yêu cầu anh Tanaka gặp người đó ngay.

5/5 - (2 votes)

BÀI LIÊN QUAN

gioi thieu nha tho Saigyô Hôshi

Saigyô Hôshi (1118-1190) – Thi sĩ tài hoa yêu phiêu du của Nhật Bản

Saigyô là nhà thơ lớn của Nhật Bản, sống vào thời Mạc Phủ. Ông xuất thân danh giá, về sau đi tu, trở thành một thi sĩ chuyên thơ waka

thoi dai edo va samurai

Thời đại Edo – Bối cảnh truyện Samurai cận đại của Shiba Ryotaro và Fujisawa Shuhei

Thời đại Edo (1603 - 1868) ngay trước thời Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản có Thiên hoàng đóng đô ở Kyoto, nhưng thực quyền nằm trong tay Chúa Tokugawa ở Edo (bây giờ là thủ đô Tokyo), tương tự như Vua Lê Chúa Trịnh ở Việt Nam

tieu thuyet gia Fujisawa Shuhei

Giới thiệu tiểu thuyết gia hiện đại Fujisawa Shuhei

Fujisawa Shuhei  là một trong những tác gia nổi tiếng nhất Nhật Bản về truyện lịch sử, truyện samurai. Nhiều tác phẩm của ông đã được quay thành phim chiếu ngoài rạp và phim bộ ti-vi, được hâm mộ không chỉ ở Nhật mà còn trên khắp thế giới.

Bảo tàng văn học Endo Shushaku tại Nagasaki

Đi xa hơn với nhà văn Endo Shusaku

Endo Shusaku là một nhà văn ngoại hạng và xuất chúng của nền văn học Nhật, với niên biểu sáng tác có thể dài tới 30 trang A4

Leave a Comment