Thiên Văn Học

Xuân Phân, Thu Phân là gì? Và cách tính 24 tiết

24 tiết, hay tiết khí, là 24 vị trí đặc biệt của Trái Đất trên quỹ đạo xoay quanh Mặt Trời. Mỗi vị trí cách nhau 15 độ. Chúng được dùng tính lịch

xuan phan va thu phan
1,384 views

24 tiết, hay tiết khí, là 24 vị trí đặc biệt của Trái Đất trên quỹ đạo xoay quanh Mặt Trời. Mỗi vị trí cách nhau 15 độ. Các nền văn minh phương Đông như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản đã vận dụng chúng để tính lịch trong năm.

24 tiết khí trong năm và cách tính

Lập Xuân

(mồng 4 hoặc mồng 5 Tháng 2): “lập”“thấy”, “trông thấy”, “Xuân” có ý nghĩa là (sâu, bọ) sinh nở, sinh vật bắt đầu có sức sống. Theo sự phân định tiêu chuẩn của Thiên văn học, ngày này là bắt đầu mùa Xuân, nhưng về Khí hậu học, lại lấy nhiệt độ trung bình giữa 10° đến 22° của Hậu (Cứ mỗi 5 ngày là 1 Hậu) là mùa Xuân. Trung Quốc rất rộng lớn, địa hình phức tạp, sự chênh lệch của khí hậu giữa các vùng rất lớn, do vậy, thời gian bắt đầu của mùa Xuân và sự tiếp tục dài ngắn không giống nhau. Ví dụ: mùa Xuân ở Quảng Châu được bắt đầu vào Tháng 11, Vũ Hán được bắt đầu vào trung tuần Tháng 3, Bắc Kinh vào Tháng 4, Thẩm Dương lại bắt đầu vào trước sau “mồng 1 Tháng 5”. Mùa Xuân ở phương Nam Trung Quốc có khoảng 67 ngày, còn phương Bắc thông thưởng chỉ có 50 ngày, ở Việt Nam khoảng chừng trên dưới 90 ngày.

Vũ Thủy

(ngày 19 hoặc 20 Tháng 2) sau khi vào Xuân, gió Đông Nam ấm ẩm bắt đầu vào đất liền, nước mưa dần dần tăng lên, Tiết này được gọi là Vũ Thủy. Do nước mưa nhiều, ánh sáng Mặt trời chiếu xuống mặt đất lại ít, nước mưa bốc hơi lại hấp thụ một lượng lớn nhiệt trên mặt đất và trong không khí, do vậy nhiệt độ không khí lúc này bị hạ thấp, có lúc xuất hiện thời tiết “Xuân lạnh”.

Kinh Trập

(mồng 5 hoặc mồng 6 Tháng 3): sau khi Lập Xuân, khí hậu ấm dần lên. Đến khi bắt đầu có sấm Xuân, những động vật ngủ đông trong đất (như rết, rắn…) bị tiếng sấm làm cho kinh động mà thức dậy, bắt đầu chui ra khỏi mặt đất và hoạt động. Thời kỳ này, trứng sâu bọ côn trùng cũng bắt đầu được ấp. Qua tiết này, phần lớn các vùng trong đất nước Trung Quốc bước vào cày cấy vụ Xuân, do vậy tục ngữ nông nghiệp có câu: “qua Tiết Kinh Trập, cày cấy vụ Xuân không ngớt tiếng ca hát”.

Xuân Phân

 (ngày 20 hoặc 21 tháng 3): “phân”“nửa”, “1 nửa” của 3 tháng Xuân gọi là “Xuân Phân”. Ngày này, Mặt trời trực tiếp chiếu vào Xích đạo, thời gian ban ngày và ban đêm dài gần như nhau. Sau đó, vị trí Mặt trời chiếu trực tiếp sẽ dịch chuyển về phía Bắc, ở Bắc bán cầu ban ngày dần dần dài ra, ban đêm dần dần ngắn lại.

Thanh Minh

(mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4): “Thanh Minh” có nghĩa là: sạch sẽ trong sáng. Thời kỳ này thời tiết ấm áp, cây cỏ xanh tốt, trăm hoa đua nở, tất cả đều tràn đầy sức sống.

Cốc Vũ

(ngày 20 hoặc 21 tháng 4): “Cốc Vũ” là lấy nghĩa mưa (vũ) làm sinh sôi hàng trăm loại lúa má hoa màu (cốc: lúa má, hoa màu). Bắt đầu từ thời kỳ này, lượng mưa bắt đầu tăng rõ rệt, cũng chính là thời kỳ mạ trong ruộng cần nhiều nước nhất.

Lập Hạ

(ngày mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 5): theo thói quen, người Trung Quốc thường lấy Lập Hạ làm kết thúc mùa Xuân, bắt đầu của mùa Hạ. Từ Lập Hạ đến ngày đầu tiên Lập Thu là mùa Hạ, đây là tiêu chuẩn phân định của Thiên văn học. Nhưng mùa Hạ của Khí hậu học, nhìn chung là muộn hơn khoảng 25 ngày, thông thường lấy tháng 6,7,8 nóng nực là mùa Hạ.

Tiểu Mãn

(ngày 21 hoặc 22 tháng 5 ): các cây thu hoạch Hè như đại mạch, tiểu mạch Đông… đến thời kỳ này tuy chưa chín nhưng hạt đã mẩy mầm căng tròn, cho nên gọi là Tiểu Mãn (“tiểu” là nhỏ bé, “mãn” là đầy đủ).

Mang Chủng

(mùng 5 hoặc mùng 6 tháng 6): “mang” là chỉ (lông đầu) râu nhọn của thóc, lúa mạch; “chủng” có nghĩa là hạt giống. “Mang Chủng” biểu thị những loại hạt giống cây có lông như đại mạch, tiểu mạch… đã chín, có thể thu hoạch để làm giống. Lúc này, cũng là vụ gieo hạt các loại lúa, kê tẻ, kê nếp muộn bận nhất. Do vậy, ngạn ngữ nông nghiệp có câu “mang chủng, mang chủng” (Tiết mang chủng bận gieo hạt).

Hạ Chí

(ngày 21 hoặc 22 tháng 6): “Chí” có nghĩa là “đến tột cùng”. Ngày Hạ Chí, bóng Mặt trời ngắn đến cực điểm, là ngày có ban ngày dài nhất trong một năm, chiếm 13 tiếng 43 phút, ban đêm chỉ có 10 tiếng 17 phút. Ngày này, Mặt trời chiếu trực tiếp vào chí tuyến Bắc. Bắt đầu từ ngày này, Mặt trời dần dần dịch chuyển về phía Nam, ban ngày bắt đầu ngắn lại, ban đêm bắt đầu dài ra, nhiệt độ càng tăng cao, trời trở nên nóng nực. Thời điểm này có một số cây trồng quả chín hoàn toàn, có thể thu hoạch.

Tiểu Thử

(mủng 7 hoặc mùng 8 tháng 7): “thử có nghĩa là nóng bức. Tiểu Thử tức là thời tiết tương đối nóng nực nhưng chưa phải là lúc nóng nhất.

Đại Thử

(ngày 23 hoặc 24 tháng 7): là thời kỳ nóng nhất trong 1 năm. Theo cách nói của dân gian, nếu như Đại Thử không nóng bức thì mùa Đông năm đó nhất định mưa nhiều, tuyết nhiều; Đại Thử rất nóng bức cây nông nghiệp mới sinh trưởng tốt, cho thu hoạch với năng suất cao.

Lập Thu

(mùng 7 hoặc mùng 8 tháng 8): đây là bắt đầu mùa Thu. Nhiệt độ từ nóng nhất dần dần hạ thấp. Nhưng theo phương pháp phân định mùa bằng nhiệt độ bình quân của Hậu, cần nhiệt độ bình quân trong 5 ngày phải là 22°c trở xuống mới tính là mùa Thu. Vì vậy, trên thực tế, còn nhiều vùng chưa vào Thu. “Thu hoạch” có nghĩa là hoa màu sắp chín.

Xử Thử

(ngày 23 hoặc 24 tháng 8): “xử” có nghĩa là kết thúc. Xử Thử có nghĩa là thời tiết nóng nực sẽ được kết thúc vào ngày này.

Bạch Lộ

(mùng 7 hoặc mùng 8 tháng 9): theo trật tự thời gian đã đến giữa Thu, về đêm trời se lạnh, hơi nước gần mặt đất ngưng kết thành sương có màu trắng, do vậy gọi là Bạch Lộ (“lộ” có nghĩa là “sương”, “bạch” có nghĩa là “trắng”). Lúc này, thời tiết bắt đầu chuyển sang mát mẻ. Tục ngữ có câu: “Bạch Lộ thân bất lộ” có nghĩa là: thời tiết chuyển sang mát mẻ, đặc biệt là sáng sớm và đêm, trời se lạnh phải mặc quần áo cho thích hợp không nên ở trần.

Thu Phân

(ngày 23 hoặc 24 tháng 9): lúc này là một nửa 90 ngày của mùa Thu. Ngày này, Mặt trời cơ hồ như chiếu thẳng vào Xích Đạo, ban ngày và ban đêm dài gần như nhau; sau đó ở Bắc bán cầu ban ngày dần dần ngắn lại, ban đêm dần dần dài ra.

Đọc thêm:
Nguyên Đán là gì? Lịch Pháp Và Các Loại Lịch Đông Phương
Từ dịch Cúm Tây Ban Nha 1918 đến Covid 2019
Vua Henry VIII của nước Anh, người thành lập Anh giáo

Hàn Lộ

(mùng 8 hoặc mùng 9 tháng 10): lúc này thời tiết chuyển từ mát mẻ sang lạnh lẽo, nếu con người tiếp xúc với sương đêm hoặc sương ngày sẽ cảm thấy một cách rõ rệt bị cái lạnh ngấm vào người, vì vậy người xưa gọi là “Hàn Lộ”.

Sương giáng

(ngày 23 hoặc 24 tháng 10): sau tiết Hàn Lộ, thời tiết tương đối lạnh, sương bắt đầu kết thành sương mỏng. Tiết Sương Giáng có sương thì trời sẽ nắng tiện lợi cho việc thu hoạch, giảm bớt thất thoát. Do vậy tục ngữ nông nghiệp có câu: “Sương Giáng có sương, thóc lúa đầy bồ”.

Lập Đông

(mồng 7 hoặc mồng 8 Tháng 11): từ Lập Đông đến trước ngày Lập Xuân là mùa Đông, đây là tiêu chuẩn phân định của Thiên văn học. Mùa Đông theo cách phân định của Khí hậu học, thì phải muộn hơn khoảng 25 ngày. Thông thường mùa Đông là các tháng 12,1,2 thời tiết giá lạnh.

Tiểu Tuyết

(ngày 22 hoặc 23 Tháng 11): nhiệt độ xuống thấp, ở lưu vực Sông Hoàng Hà bắt đầu có tuyết rơi, nhưng chưa nhiều, cho nên gọi là “Tiểu Tuyết”. Khi tuyết rơi, bầu trời giăng đầy mây lạnh, ngăn không cho nhiệt lượng trên mặt đất phát tán, đồng thời hơi nước ngưng kết thành tuyết, không thể phóng ra lượng nhiệt lớn, do đó nhiệt độ trên mặt đất không nhất định, rất thấp. Sau Khi tuyết rơi, tuyết cần hấp thụ một lượng nhiệt lớn mới biến thành nước, không khí gần mặt đất cũng sẽ lạnh đi. Do vậy, khi tuyết rơi thường không lạnh, khi tuyết tan thì lạnh.

Đại Tuyết

(mồng 7 hoặc mồng 8 Tháng 12): lúc này khu vực rộng lớn phương Bắc nhiệt độ hạ xuống dưới 0°c vô cùng giá rét, tuyết lớn bay đầy trời, do vậy người ta gọi tiết này là “Đại Tuyết”. Tục ngữ có câu: “Đoan tuyết triệu phong niên” (tuyết dầy báo hiệu 1 năm được mùa). Tuyết tích lại có thể khiến cho nhiệt lượng được giữ trong lòng đất không dễ bị phát tán, duy trì được độ ấm trong lòng đất, rất có lợi cho cây cối. Trong thời tiết tuyết tan kết băng lại khiến cho sâu hại trong đất bị chết cóng. Sau khi tuyết tan trong lòng đất có lượng nước dồi dào, có thể thúc đẩy sự phát triển sinh dục của cây cối.

Đông Chí

(ngày 21 hoặc 22 Tháng 12): ngày Mặt trời chiếu thẳng vào chí tuyến Nam, bóng của Mặt trời ở Bắc bán cầu dài đến cực điểm, ban ngày ngắn nhất ban đêm dài nhất. Sau đó, ban ngày càng dài hơn, từ lúc này thời tiết dần dần rét buốt.

Tiểu Hàn

(ngày mồng 5 hoặc mồng 6 Tháng 1): khí lạnh được tích tụ nhiều ngày nên trời rất lạnh nhưng chưa phải là lúc lạnh nhất cho nên gọi là Tiểu Hàn.

Đại Hàn

(ngày 20 hoặc 21 Tháng 1): lúc này là lúc lạnh nhất trong 1 năm.

Sự phân định 24 tiết

Tiết là biểu thị vị trí đến của Trái đất trên đường quỹ đạo khi nó vận động quanh Mặt trời. Vòng quay của Trái đất quay quanh Mặt trời là 360°, trên vòng quay này lấy 1 điểm cố định – điểm Xuân Phân, làm khởi điểm 0°, mỗi khi nó quay được 15° quy định là 1 Tiết. Như vậy cũng có nghĩa là chia vòng quay đó ra thành 24 điểm bằng nhau, giữa 2 điểm là 15°. Khi Trái đất đến những điểm này gọi là “giao Tiết”. Do vị trí Trái đất trên đường quỹ đạo quay quanh Mặt trời luôn thay đổi, thời gian mà Trái đất quay tới vị trí “giao Tiết” chỉ là một nháy mắt, do vậy 24 Tiết trên Nông lịch đều được in có thời gian giờ ngày tháng. Trên thực tế, đây là Tiết được phân định trên góc độ Thiên văn học.

5/5 - (3 votes)

BÀI LIÊN QUAN