Học tiếng Nhật với Lightway

Trật tự từ trong câu văn tiếng Nhật

Tiếng Nhật là ngôn ngữ có những quy tắc rất đặc biệt mà không có tiếng nào có, trong đó đặc biệt là trật tự từ. Khác hẳn mọi ngôn ngữ khác, động từ tiếng Nhật luôn luôn nằm cuối câu.

trật tự từ câu văn tiếng Nhật
1,590 views

Xét về mặt cấu hình ngôn ngữ thì tiếng Nhật thuộc vào loại SOV (Subject + Object + Verb / Chủ ngữ + Túc từ + Động từ), trong khi đó tiếng Anh và tiếng Việt thuộc vào loại SVO. Một yếu tố quan trọng khi nói về trật từ từ trong tiếng Nhất đó là mọi câu văn đều kết thúc bằng động từ, tính từ, hoặc một dạng của động từ. Và trật tự từ trong các yếu tố khác của câu thì khá tự do, ngoại trừ đối với chủ ngữ và ngữ danh từ. Hai yếu tố này thường nằm ở vị trí đầu câu. Dưới đây là một câu ví dụ minh họa:

(1)

Chủ ngữVị tríTúc từĐộng từ
スミス| は日本 | で日本語 | を勉強(べんきょう)している

Ông Smith đang học tiếng Nhật tại Nhật

Vị trí và Túc từ trong câu trên có thể đổi vị trí cho nhau, nhưng Chủ ngữ và Động từ thì bắt buộc phải nằm ở đầu và ở cuối câu.

Quy tắc trật tự từ đối với tiếng Nhật đó là Từ bổ nghĩa sẽ đi trước cái được bổ nghĩa. Quy tắc này đúng bất kể từ bổ nghĩa có tính độc lập hay hoàn toàn phụ thuộc. Chức năng của từ bổ nghĩa là làm rõ ý nghĩa của cái được bổ nghĩa. Vì thế nên trong câu ví dụ bên trên thì động từ 勉強(べんきょう)している(đang học) được bổ nghĩa bởi những yếu tố đi trước nó gồm Chủ ngữ, Vị trí, và Túc từ. Hãy xem những cụm từ và mệnh đề dưới đây

(2)

Tính từDanh từ
(あか)(くるま)

(3) – Ngữ danh từ

Mệnh đề quan hệDanh từ
(ちち) が きのう ()んだ(ほん)

Cuốn sách cha tôi đọc ngày hôm qua

(4)

Danh từTiếp tố
スミスさん
Ông Smith (chủ đề của câu)
スミスさん
Ông Smith (chủ ngữ)
スミスさん
Ông Smith (túc từ)
スミスさん
Ông Smith (cũng)
スミスさん
Đối với/bởi/từ ông Smith
スミスさんから
Từ ông Smith
スミスさんより
(hơn) ông Smith

(5) Mệnh đề phụ thuộc

CâuTừ nối
日本 へ 行くから
Vì tôi đi Nhật…
日本 へ 行くければ
Tuy tôi đi Nhật…
日本 へ 行く
Khi tôi đi Nhật…
日本 へ 行くなら
Nếu tôi đi Nhật…

Lưu ý: một mệnh đề phụ thuộc thì phải đi với một mệnh đề chính phía sau

(6) Danh từ hóa một câu

CâuDanh từ hóa
音楽 を 聞くの |こと
(Việc nghe nhạc)

Trong (2) và (3) thì cái được bổ nghĩa là một danh từ phụ thuộc, quy tắc căn bản đúng trong trường hợp này. Trong (4) (5) và (6) thì yếu tố thứ hai là một từ phụ thuộc, chẳng hạn như Tiếp tố, từ nối, hoặc Danh từ hóa, thì nguyên tắc bổ nghĩa cũng đúng, vì nghĩa của cái được bổ nghĩa đã được Danh từ hóa làm cho đầy đủ. Tuy nhiên, không giống như những từ phụ thuộc, các từ độc lập cần phải có bổ ngữ.

Điều quan trọng mà các bạn phải phải nhận ra và hiểu một số dạng câu căn bản trong tiếng Nhật và trật tự từ của chúng.

Học thêm:
Khái quát về thể bị động trong tiếng Nhật
Đại từ danh xưng dùng xưng hô trong tiếng Nhật
Các quy tắc rút gọn (tỉnh lược) câu tiếng Nhật

Dưới đây là những cấu trúc câu căn bản trong tiếng Nhật:

a. X wa Y | X ga Y da

Khi nói về X, X là Y | X là Y

X (chủ ngữ/chủ đề)Tiếp tốYĐộng từ tình thái
田中(たなか)さん学生(がくせい)だ・です

Anh Tanaka là sinh viên

Mẫu câu dưới đây dùng trả lời cho câu hỏi: Ai là sinh viên?

X (chủ ngữ)Tiếp tốYĐộng từ tình thái
田中(たなか)さん学生だ・です

Dịch sát nghĩa thì là: Chính anh Tanaka là sinh viên

b. = (1) SOV

c. Chủ ngữ + Tính từ

Chủ ngữTiếp tốTính từ đuôi i
田中(たなか)さん若い |若いです

Anh Tanaka còn trẻ

Chủ ngữTiếp tốTính từ đuôi na
山川(やまかわ)さん田中(たなか)さんだ |元気(げんき)です

Anh Tanaka khỏe mạnh

d. X wa Y ~

X (chủ ngữ)Tiếp tốYTiếp tốVị ngữ
本田さんテニス上手だ |上手です

Ông Honda thì giỏi chơi Tenis

X (chủ ngữ)Tiếp tốYTiếp tốVị ngữ
長い | 長いです

Con voi thì cái vòi dài

e.  Chủ ngữ + Động từ

スミスさん学校行く | 行きます

Anh Sumisu thì đi bộ đến trường

f. Vị trí + Chủ ngữ + Động từ

Vị tríTiếp tốTiếp tốChủ ngữTiếp tốLượng từĐộng từ
この町(に)大学二つある|あります

(Ở) thị trấn này có hai trường đại học

g. Chủ ngữ + Vị trí + Động từ

Chủ ngữTiếp tốVị tríTiếp tốLượng từĐộng từ
大学この町につある|あります

Trường đại học thì ở thị trấn này có hai cái

Cuối cùng, như biểu đồ dưới đây, bất kỳ thành phần chính nào được liệt kê theo chiều dọc trong (1) và (8) đều được đánh dấu bằng tiếp tốは. Thành phần có số thấp hơn sẽ có xu hướng được sử dụng để bắt đầu một câu. Trật tự của các thành phần trong vị ngữ thường phức tạp hơn như trình bày bên dưới. Trạng ngữ (adverb), bị lược bỏ trong sơ đồ bên dưới, có thể được đặt bất kỳ đâu phía trước Vị ngữ, miễn là nó nằm trước hoặc sau Ngữ danh từ + tiếp tố. Tuy nhiên, vị trí thông thường của trạng ngữ thường là nằm ngay trước từ mà nó bổ nghĩa.

trật tự từ tiếng Nhật
5/5 - (3 votes)

Leave a Comment