Thử tưởng tượng bạn đang đến thăm một người bạn ở Washington D.C. Bạn ấy đưa bạn đến một nhà hàng nổi tiếng. Nhìn vào thực đơn, bạn chọn món mình muốn: crab cakes. Bạn ấy coi menu hơi lâu. Vậy nên khi người phục vụ tới, bạn ấy bảo bạn hãy đặt món trước. Bạn liền nói:
Hi, I want the crab cakes, please.
Tuy bạn nói vậy là đã rất rõ ý, nhưng vì phép lịch sự bạn không nên dùng want như vậy. Thay vào đó, hãy dùng would like.
Đó là một trong rất nhiều cách dùng khiếm khuyết động từ would trong đàm thoại hàng ngày. Khiếm khuyết động từ (modal verb) là dạng động từ bổ trợ thường dùng cùng với những động từ khác để diễn tả những ý tưởng, chẳng hạn như khả năng, sự cần thiết, sự cho phép.
Trong bài viết này, dịch thuật Lightway sẽ khảo sát một số cách dùng would trong tiếng Anh để chúng ta cùng nắm.
Dùng would để yêu cầu và đề nghị lịch sự
Ta hãy trở lại với những yêu cầu lịch sự. Tại nhà hàng hay những nơi cung cấp dịch vụ, would like là cách phổ biến để bạn đưa ra một yêu cầu. Cụm từ này nghĩa là mong muốn.
Trong ví dụ bên trên, để gọi món cho lịch sự thì ta sẽ nói:
Hi, I would like the crab cakes.
Không chỉ dùng để đưa ra yêu cầu, would like còn được dùng để bạn đưa ra những đề nghị (offer). Khi đó chúng ta sẽ dùng ở dạng câu hỏi. Chẳng hạn, người phục vụ có thể phản hồi như sau:
Sounds good. Would you like anything else with that?
Yes, I’d like the side salad. Thanks.

Ngoài việc gọi món trong nhà hàng, bạn cũng có thể lịch sự nhờ người ta làm gì đó.
Dưới đây là một câu trích từ một quảng cáo:
Would you (please) pass the jelly?
Đối với nhiều người nói tiếng Anh bản ngữ thì việc dùng will khi đưa ra một yêu cầu như thế nghe sẽ rất đòi hỏi và thô lỗ.
Có nhiều cách để nhờ ai đó làm gì. Trong một bài viết trước Lightway có nói về những câu hỏi gián tiếp. Một trong những câu hỏi kiểu vậy là cụm từ Would you mind…?
Nếu bạn dùng cụm từ này thì yêu cầu yelly bên trên sẽ trở thành:
Would you mind passing the jelly?
Đối với câu hỏi kiểu này thì nếu đồng ý người ta hay nói: No, not at all, hoặc Sure.
Có thể bạn quan tâm:
Mô tả một ngày của bạn bằng tiếng Anh
Cách từ chối lịch sự bằng tiếng Anh
Dùng would trong câu tường thuật
Một cách dùng thông dụng khác của would là trong câu tường thuật. Chúng ta dùng câu tường thuật để thuật lại lời nói của ai đó mà không cần lặp lại chính xác từng từ họ đã nói. Trong các mệnh đề tường thuật thì would được dùng như là thể quá khứ của will.
Trước tiên, ta hãy nghe một câu tường thuật trực tiếp:
“I will bring the drinks,” Anita said.
Khi muốn chuyển thành một câu tường thuật, will sẽ đổi thành would.
Anita said that she would bring the drinks.
Một ví dụ khác về sự thay đổi thì trong các câu tường thuật đó là khi bạn nói về thời tiết. Thử tưởng tượng bạn đang nghe dự báo thời tiết trên radio. Phát thanh viên nói:
It will be sunny in the morning, but we can expect rain in the afternoon.
Và khi muốn kể lại cho một người khác nghe thông tin ấy, bạn có thể sẽ nói:
The weather report said that it would be sunny this morning by rainy this afternoon.

Những tình huống tưởng tượng
Một cách dùng thông dụng khác của would là trong những câu điều kiện không có thật. Những câu điều kiện này mô tả điều bạn sẽ làm trong những tình huống tưởng tượng, không có thật.
Trong bài viết về những câu điều kiện không có thật của Lightway, chúng ta biết rằng chúng có hai phần: mệnh đề if và mệnh đề chính. Từ would sẽ nằm trong mệnh đề chính. Ví dụ;
I would move to Japan If I spoke Japanese.
Trong câu này, mệnh đề chính nằm trước mệnh đề if. Nhưng trật tự của các mệnh đề không quan trọng, không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Bạn cũng có thể nói If I spoke Japanese, I would move to Japan.
Đôi lúc, trong đàm thoại, người ta bỏ luôn mệnh đề if trong các câu điều kiện không có thật nếu nghĩa của câu có thể hiểu được. Đưa ra lời khuyên là một tình huống như thế:
How are you getting to Boston?
We’re flying out on Friday.
Nice! I would arrive two hours before departure. The DC airport is usually crowded on Fridays.
The understood meaning is If I were you, I would arrice two hours before departure.
Những câu điều kiện không có thật ở quá khứ thường có would. Nhưng chúng thường phức tạp và cần bạn phải hiểu rõ về thì quá khứ và thì hiện tại. Bạn có thể đọc thêm về những câu điều kiện trong một bài viết khác của Lightway.
Những hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ
Bây giờ chúng ta hãy nói về tình huống đơn giản hơn. Would cũng được dùng trong đàm thoại hàng ngày để nói về những hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ, hay ta gọi là past habitual – thói quen trong quá khứ. Ví dụ như:
When I was little, I would play hopscotch with my friends.
Có hai quy tắc trong cách dùng này. Thứ nhất là bạn phải nêu rõ khái niệm thời gian trong câu – When I was little là một ví dụ. Thứ hai, bạn chỉ dùng would với những động từ chỉ hành động, như play trong câu bên trên. Chúng ta không dùng would với những động từ tình thái (stative verbs) như live, be, know, think, understand, want v.v.
Chẳng hạn như bạn không thể nói When I was little, I would be happy playing hopscotch.
Tổng kết
Và đó là một số cách dùng would trong đàm thoại hàng ngày mà dịch thuật Lighway giới thiệu với các bạn. Dưới đây là bảng tóm tắt để các bạn dễ nắm:
Cách dùng Would | Ví dụ | Cấu trúc |
Thể lịch sự của want | I would like the crab cakes. | Subject + would like + Object |
Đề nghị lịch sự | Would you like some rice or a salad with it? | Would you like + object |
Nhờ ai đó làm gì | Would you please pass the jelly? | Would you + verb + direct object |
Would you please pass me the jelly | Would you + verb + indirect object + direct object | |
Nhờ ai đó làm gì | Would you mind passing the jelly? | Would you mind + gerund + object |
Câu tường thuật | Anita said that she would bring the drinks | Subject + said + (that) + noun clause |
Câu điều kiện không có thật ở hiện tại | I would move to Japan if I spoke Japanese. | Main clause= would + simple verb form If-clause= if + subject + simple past verb |
Thói quen trong quá khứ | When I was little, I would play hopscotch with my friends. | Main clause= would + simple verb form |