Trước khi tìm hiểu bài này, dịch thuật Lightway khuyến khích bạn nên đọc bài Cách đọc và phân tích một đề thi viết tiếng Anh trước để có thể hiểu được đề bài thi viết trước khi bắt tay vào làm.
Tìm ý tưởng
Một bài luận 250 từ, viết trong 40 phút, bạn không thể quá ôm đồm được. Một vài sinh viên mắc lỗi cố gắng trình bày những ý tưởng quá sâu sắc đến nỗi họ thậm chí còn không đủ thời gian chỉ để viết phần mở bài. Mặt khác, nếu bạn không có những ý tưởng đặc biệt nào hết thì sẽ chỉ lặp đi lặp lại một vài thứ theo những cách khác nhau. Đó không phải là cách hay để ăn điểm. Tả thử xem ví dụ dưới đây:
The Internet has provided great benefits to modern society because is has helped everyone in their work. It makes everything easier. It has helped all sectors of society. Without the Internet, everything is much more difficult and takes a long time. But since we have the Internet every kind of work is much easier to do. Therefore the Internet has provided great benefits to everyone.
Đoạn văn ngắn phía trên gần như không có một ý tưởng hay thông tin nào cả. Chỉ là lặp lại một ý theo những cách khác nhau. Nếu ai đó sử dụng tiếng Anh kiểu này thì người đọc sẽ không biết họ đang muốn nói cái gì, và sẽ chỉ chấm điểm văn phạm và lỗi dùng từ mà thôi.
Nhìn chung thì bạn cần phải có một câu phát biểu căn bản (tức là câu đó sẽ trả lời cho câu hỏi to what extent bằng cách nói rằng a great deal, a little, partly) kèm theo ba điểm hoặc ba ví dụ củng cố cho luận điểm của bạn.
Có một con số kiểu mẫu (tức là số chuẩn, còn bạn vẫn có thể làm nhiều hơn hoặc ít hơn), đó là bài luận có 5 đoạn (paragpragh) là đủ rồi, với độ dài vừa phải cho mỗi đoạn.
Paragraph 1 – Mở bài
2 – Luận điểm 1
3 – Luận điểm 2
4 – Luận điểm 3
5 – Kết bài
Cách dễ nhất để tìm và tổ chức ý tưởng đó là bạn phải động não.
Động não thế nào?
Để tổ chức các ý tưởng của bạn cho một chủ đề nào đó thì trước tiên bạn phải viết hết chúng ra giấy. Bạn phải liệt kê tất cả những ý nghĩ nào nảy ra trong đầu liên quan đến đề bài, chưa cần sắp xếp vội.
Giờ ta thử xem ví dụ dưới đây, đề bài cho là:
The Internet has revolutionised the modern world, but is has also created new problems and inequalities. Do you agree?
Bạn cần tìm ý tưởng cho cả hai phần của câu hỏi – the revolutionising effect of the Internet và its problems. Chúng ta có thể nảy ra những ý tưởng như sau.

Tìm thêm ý tưởng
Nếu bạn bí ý tưởng ngay ở bước khái quát đầu tiên, thì có một kỹ thuật khác giúp bạn dễ tư duy hơn, đó là nghĩ tới những ví dụ cụ thể, những trường hợp cụ thể trong cuộc sống, sau đó bạn hãy thử tìm cách phân loại những trường hợp đó, tức là khái quát chúng thành một ý tưởng trừu tưởng. Nghe có vẻ hơi khó hiểu, ta hãy lấy một ví dụ. Thử tưởng tượng bạn gặp một đề bài thế này: The importance of animals to people is not always recognised. We should pay more attention to how we look after and protect animals. Trước tiên bạn sẽ nghĩ xem động vật thì quan trọng thế nào với con người. Hãy bắt đầu bằng cách nghĩ tới những con vật cụ thể, bất kỳ con gì: cow, cat, lion, mosquito, sheep, dog, kangaroo, butterfly v.v.
Bây giờ bạn hãy tổ chức chúng thành một cấp phân loại cao hơn, như:
DOMESTIC ANIMALS: cow, dog, cat, sheep.
WILD ANIMALS: lion kangaroo
INSECTS: mosquito, butterfly
Tiếp tục, hãy phân loại domestic animals
ANIMALS WHOSE PRODUCTS WE USE: cow, sheep
PETS: dog, cat
Trong mục insects (côn trùng) chúng ta phân ra thành những loài có hại (mosquistoes) và những loài có ích (butterflies).
Xong rồi hãy quay trở lại yêu cầu của đề bài, The importance of animals to people. Bây giờ chúng ta đã có một vài ý như sau:
1/ some animals are important to us directly because we use their products (e.g cows, sheep, goats etc.)
2/ some animals give us pleasure as pets (dogs, cats, birds etc.)
3/ some animals help us indirectly, e.g by pollinating plants (butterflies, bees etc.)
4/ some animals are just interesting and attract tourist (lions, kangaroo etc.)
Và nếu sau khi đã động não và phân loại xong rồi, bạn bất chợt nghĩ tới horse (ngựa) thì có thể dễ dàng thêm vào một mục là animals that work for us (rồi lại thêm một vài con khác như bufflows, donkeys, camels etc.). Bài luận của bạn sẽ viết về từng loại động vật, chứ không nên viết về từng con vật cụ thể. Đó chính là cách giúp chúng ta tư duy, đi từ những cái cụ thể rồi khái quát chúng thành những ý tưởng.
Sử dụng các ví dụ minh họa
Trong tất cả mọi bài luận bạn phải có ví dụ minh họa để củng cố cho luận điểm của mình. Đôi khi gặp một chủ đề hoàn toàn trừu tượng thì những ví dụ minh họa lại càng quan trọng hơn để làm rõ quan điểm của bạn. Các đề bài thi IELTS thường cũng nêu rõ rằng you should use your own ideas, knowledge and experience to support your arguments with examples and relevant evidence.
Ta hãy xem đề bài sau:
Young people are said to have lost many of the traditional values of the older generation. This does not matter, because the old values have no relevance in the modern world. We need to develop a whole new set of values. Do you support this statement?
Nhiều sinh viên sẽ gặp một sai lầm là chỉ viết những phát biểu chung chung về một chủ đề như thế này. Rất khó để làm như thế vì bạn sẽ cần phải dùng thứ ngôn ngữ rất triết lý và trừu tượng thì mới nó tỏ được. Cách tốt hơn là hãy đưa ra những ví dụ cụ thể về các giá trị và sử dụng hai đến ba ví dụ để minh họa và củng cố cho quan điểm của bạn.
Trường hợp “what if not” là gì
Có thể bạn sẽ phải đối mặt với chủ đề mà bạn biết rất ít hoặc không biết tí gì cả, và rất khó để tìm được ví dụ cụ thể cho nó. Tuy nhiên, nhớ rằng người ra đề luôn chọn những chủ đề đang gây tranh cãi và có nhiều bối cảnh xã hội cho những câu hỏi ấy. Ví dụ, hãy thử tưởng tượng bạn gặp câu hỏi là whether you think the government should fund more research into the causes of cancer (bạn nghĩ chính quyền có nên tài trợ nhiều hơn cho những nghiên cứu về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư không?) Tất cả những gì bạn biết đó là ung thư là căn bệnh nguy hiểm chết người. Làm sao có đủ ý để viết 250 từ bây giờ?
Vậy thì bước đầu tiên là hãy nghĩ xem tại sao người ta lại ra câu hỏi này. Câu hỏi có hai phần: a/ the problem of cancer và b/ the question of funding for research – who should do it? Về ý đầu tiên, tức là bệnh ung thư, bạn chẳng có gì để nói về nó nếu bạn không có kiến thức về căn bệnh này.
Nhưng vế thứ hai thì sẽ dễ dàng hơn với bạn. Dù bạn không biết gì về nghiên cứu bệnh ung thư thì bạn vẫn có thể nghĩ về tình huống what if not (nếu không thì sao). Tức là ta sẽ diễn giải câu hỏi thành Nếu chính quyền không tài trợ thì sao? Ai sẽ tài trợ? Việc tài trợ cho nghiên cứu y khoa là nhiệm vụ của chính quyền hay của các công ty tư nhân? Nếu các công ty tư nhân tài trợ thì sao, ai sẽ trả tiền và tại sao phải trả?
Hay nếu không có ai trả tiền thì sao, nghiên cứu có thực hiện được không. Nói cách khác, nếu chính quyền tài trợ cho nghiên cứu này thì lấy tiền ở đâu? (Các bạn đừng mặc định rằng tiền của nhà nước là vô tận, nhiều sinh viên hãy nghĩ vậy trong các bài viết của mình.) Nếu chính quyền không tài trợ thì có thể dùng tiền đó cho các công việc y tế khác hữu ích hơn không, chẳng hạn như đào tạo y tế để ngăn ngừa những bệnh hiểm nghèo.
Vân vân và mây mây những cách lập luận khác nhau để bạn xử lý một đề bài về chủ đề mà bạn không rành. Mấu chốt của câu hỏi trên không phải về bệnh ung thư, mà là về tiền, ngân sách: nhà nước hay tư nhaên phải chi tiêu cho y tế, hay các ưu tiên về y tế trong trường hợp ngân sách giới hạn.
Và một lần nữa, hãy động não trước khi làm bài, và viết ra mọi ý tưởng liên quan tới câu hỏi.
Nhìn từ phía bên kia
Nhớ rằng nếu bạn đang trình bày một luận điểm thì không nhất thiết chỉ nói về phía bạn ủng hộ. Nhưng nếu muốn thuyết phục người đọc thì bạn cần cân bằng, phải nhìn vấn đề từ phía đối lập nữa. Và khi làm vậy bạn sẽ có thêm ý tưởng để viết.
Chẳng hạn ta có một đề bài như sau:
In every city the car is king of the road. Cars cause death and injury and air pollution and they make life dangerous for others. It is time to reduce the number of cars in our cities and to encourage other means of transport.
Trong đề bài trên có tới bốn luận điểm ủng hộ cho phát biểu của họ. Bạn có thể bổ sung thêm một vài luận điểm khác để nói về những bất cập mà xe hơi gây ra, như tắc nghẽn giao thông, phá hủy cảnh quan môi trường, nguy hiểm cho trẻ em. Nhưng bạn đừng dừng lại ở đó, nhưng hãy khảo sát những luận điểm đối lập. Bạn có thể dẫn ra những ý như giới hạn tốc độ lưu thông để đảm bảo an toàn, rằng động cơ xe hơi đang ngày càng cải tiến để ít ô nhiễm hơn, rằng người ta đang nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sạch trong tương lai, và rằng vỉa hè đi bộ và đường cho xe đạp đã được nhiều quốc gia áp dụng để đảm bảo an toàn.
Lựa chọn ý tưởng
Dù bạn viết thể loại văn gì thì vẫn có những quy tắc chung mà bạn phải nắm rõ. Bạn phải biết rằng hầu như trong mọi trường hợp bạn sẽ phải giải quyết câu hỏi vấn đề và giải pháp, và trên hết bạn phải đánh giá các ý tưởng và giải pháp mà bạn đang bàn, bạn phải lựa chọn những ý tưởng liên quan, khái quát hóa chính xác, và phân loại một cách hợp lý cho chủ đề mà bạn đang viết.
Rèn luyện kỹ năng viết các loại văn khác nhau với series bài viết của Lightway
Giải pháp cho những vấn đề
Trong Sổ tay IELTS nói rằng, người ta đánh giá thí sinh dựa trên khả năng trình bày giải pháp cho một vấn đề. Và trên thực tế, mỗi đề thi viết đều trình bày một vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn một đề bài như sau:
Most cities suffer from traffic congestion. What do you think should be done about it?
Đây là dạng câu hỏi trực tiếp yêu cầu bạn phải đưa ra giải pháp. Bạn phải bắt đầu động não (xem phần trên). Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp thì người ta sẽ đưa sẵn cho bạn một vài giải pháp, và yêu cầu bạn đánh giá chúng.
Có nhiều cách để xem xét các giải pháp khả dĩ cho một vấn đề. Trong mọi trường hợp bạn luôn cần phải có sự đánh giá (evaluation). Tức là, bạn phải đánh giá mức độ hiệu quả của mỗi giải pháp. Trong phần tiếp theo (tổ chức ý tưởng) chúng ta sẽ bàn tới những cách thức sắp xếp ý tưởng liên quan tới giải pháp, nhưng trước tiên ta hãy nói về khía cạnh quan trọng nhất trong bài viết của bạn:
Sự đánh giá
Dù đề bài là gì, yêu cầu giải quyết vấn đề hay xem xét tác động hoặc hậu quả, bảo vệ một quan điểm, so sánh đối chứng các ý tưởng, thì bạn luôn luôn phải có sự đánh giá.
Mọi bài luận đều liên quan tới việc đánh giá như ý tưởng. Đơn giản tức là bạn phải cho người ta biết ý tưởng hay quan điểm này tốt hay xấu, cái nào tốt hơn cái nào.
Trong một số trường hợp câu hỏi sẽ liên quan tới việc định nghĩa sự đánh giá là gì. Hay nói cách khác, những từ khóa của câu hỏi sẽ liên quan tới một sự đánh giá nào đó. Ví dụ, ta xem đề bài sau:
Modern technology has increasede our material wealth but has decreased our personal happiness. To what extent do you agree?
Để giải quyết đề trên thì bạn ít nhất cần phải gián tiếp định nghĩa happiness với bạn nghĩa là gì.
Các thí sinh thường mắc sai lầm là nói quá (overstating). Sự đánh giá cần phải có tính thực tế và hợp lý, đừng nói lố, đừng quá lý tưởng, hay dựa trên những sự khái quát quá rộng.
Khi lựa chọn ý tưởng bạn phải đảm bảo những gì bạn nói liên quan và ở mức độ khái quát phù hợp. Trước khi chọn những luận điểm thích hợp và liên quan nhất thì chúng ta cần phải sắp xếp các ý tưởng cho gọn gàng.
Học tiếng Anh với Dịch thuật Lightway:
Câu hỏi gián tiếp trong tiếng Anh là gì?
Mô tả một ngày của bạn bằng tiếng Anh
Cách dùng would trong đàm thoại tiếng Anh
Bố trí các ý tưởng
Sau khi đã động não và tìm ra một đống các ý tưởng rồi, thì bạn phải sắp xếp chúng cho hợp lý và gọn gàng. Bạn cần phân nhóm chúng để đưa vào những paragraph phù hợp. Nói chung là, có nhiều cách để phân loại, nhưng thường chỉ có một cách là hợp lý hơn cả. Chúng ta hãy nhìn vào những ví dụ đã nói tới bên trên và tìm một cách thức đơn giản. Dưới đây là một ví dụ về cách sắp xếp ý tưởng. Đây là chỉ dẫn tham khảo cho bạn, không phải mẫu để bạn copy nhé.
Bên trên ta có đề bài là:
The Internet has revolutionised the modern world, but is has also created new problems and inequalities. Do you agree?
Sau khi động não, rất có thể bạn sẽ nặn ra được những ideas sau:

Phân loại chúng thế nào đây. Những ý tưởng này có thể phân thành hai loại, tiêu cực và tích cực.

Tuy nhiên cách phân loại như vậy chưa đủ để giải quyết đề bài. Chúng ta tiếp tục chia chúng thành ba dạng: business activities, educational/research activities, communication.

Khi bạn đã phân loại tới mức này rồi thì giờ viết rất dễ, bài viết của bạn cũng sẽ mạch lạc, có hệ thống. Bạn không nhất thiết phải nhét hết mọi ý tưởng vào trong bài, quan trọng là cấu trúc paragraph rõ ràng, và tùy từng đoạn mà bạn có thể quyết định nên viết chi tiết tới mức nào.
Các cách phân loại
Như đã nói ở trên, vì đề bài yêu cầu chúng ta phải trình bày quan điểm, nên bạn phải đánh giá một thứ gì đó. Vậy thì bạn sẽ luôn thấy cần phải làm việc với sự phân loại, cái gì tích cực và cái gì tiêu cực, cái gì xấu cái gì tốt.
Một cách khác để giải quyết những đề bài như vậy là đó là sử dụng biện pháp so sánh. Bạn sẽ so sánh những điểm tích cực với những điểm tiêu cực.
Ví dụ ta có một đề bài:
Money cannot buy happiness – it is often claimed. But with money you can buy most of the things that are necessary for happiness: good food, accommodation etc. No wonder most people want to make as much as money as possible. Do you agree or disagree?
Đôi lúc người ta có thể yêu cầu bạn xem xét (speculate) hoặc đề xuất phương án thay thế (suggest alternatives) cho một tình huống đang diễn ra trên thực tế. Trong trường hợp đó thì bạn sẽ phải so sánh tình huống ấy với những gì mà người ta nghĩ là hợp lý.
Ví dụ ta có đề bài sau:
We are surrounded by advertising. Some people think that this is good because it give us a choice as consumers, but others argue that it makes people selfish and greedy for more and more goods. Do you think there should be less advertising?
Một số đề bài sẽ yêu cầu bạn xem xét hậu quả (consequences) của một thứ gì đó, tức là mối quan hệ nhân-quả (cause-effect relationship), cũng như đưa ra đánh giá đối với những hậu quả ấy. Trong từng trường hợp bạn cần phải phân loại ý tưởng của mình tùy theo đặc điểm liên quan, như chúng ta đã làm ở trên.
Lựa chọn những ý tưởng liên quan
Sau khi động não, đã tìm ra được ý tưởng, và đã phân loại chúng rồi, thì điều tiếp theo bạn cần nghĩ tới đó là tìm ra những điểm không liên quan. Chúng ta hãy cùng xem lại câu hỏi trên, và hãy đảm bảo rằng những ý tưởng bạn chọn không chỉ về chủ đề, mà còn phải liên quan tới câu hỏi.
Mức độ khái quát
Một cơ sở để bạn lựa chọn ý tưởng liên quan đó là chúng phải đảm bảo có mức độ khái quát (level of generalisation) thích đáng. Hay nói cách khác, bạn phải loại bỏ những chi tiết vụn vặt, những ví dụ nhỏ nhặt, đồng thời cũng đừng đưa ra những khái niệm quá rộng trong một bài luận ngắn thế này.
Ví dụ, ta có đề bài sau:
The environment is one of the most important issues in the world today, but government are not doing enough about it. To what estent do you think that individuals can help to protect the environment?
Giả sử bạn động não ra được những ý tưởng sau:

Nhìn lại câu hỏi bạn sẽ thấy rằng, ý tưởng educational campaigns for the public (các chiến dịch giáo dục cộng đồng) là một ý tưởng quá rộng – nó không phải là thứ mà một cá nhân thường làm. Mặt khác, keeping the yard of your house clean lại quá nhỏ nhặt. Tức là, nhìn chung quét dọn sân xướng không liên quan lắm tới bảo vệ môi trường, nó chỉ là công việc dọn dẹp nhà cửa thường ngày mà thôi. Những ý tưởng khác có mức độ khái quát hợp lý, và bạn nên tiếp tục với chúng, phân loại chúng ở bước tiếp theo.
Nói quá và nói lố
Nói quá là không cần thiết. Chúng ta không thể đưa ra bất kỳ kết luận nào về bất kỳ điều gì nếu không khái quát chúng từ những trường hợp cụ thể. Nhất là trong đoạn mở bài, những câu topic sentences, và đoạn kết bài, nhưng chỗ đó bạn cần phải khái quát. Tuy nhiên, khái quát một cách thái quá (over-generalisation) thì không tốt. Over generalisations không giúp gì cho luận điểm của bạn, vì chúng khiến người có cảm giác là bạn suy nghĩ không chu đáo. Hãy xem những ví dụ sau:
i/ Everybody uses the Internet nowadays.
ii/ No-one can run a business without information technology.
iii/ Any business can be successful if it uses modern information technology.
Tất cả đều là những lối nói quá và nói lố, và không giúp gì cho luận điểm của bạn. Bài essay không phải là bài diễn thuyết chính trị hay một bài quảng cáo. Bạn đừng nói lố.
Đọc bài tiếp theo: Cách sắp xếp ý tưởng khi viết luận tiếng Anh
[mc4wp_form id=”3345″]