Vua Henry VIII của nước Anh, người thành lập Anh giáo

Vua Henry VIII của nước Anh Trung Cổ có vai trò quan trọng với lịch sử của đất nước này, và là một trong những vị vua nổi tiếng cũng như tai tiếng nhất. Ông lập gia đình tới 6 lần, là nhân vật chủ chốt trong thời kỳ Cải Cách ở Anh với kết…

vua henry viii của nước anh
Kim Lưu
885 views

Vua Henry VIII là ai?

Henry Tudor là vua của Anh trong thời gian từ 1509 đến khi qua đời năm 1547. Là con của vua Henry VII và Elizabeth York, Henry lên ngôi vua sau khi cha qua đời. Ông cưới tới sáu bà vợ, chặt đầu 2 trong số đó. Ông cũng là người khai mào phong trào Cải Cách ở anh. Đứa con trai duy nhất của ông, Edward VI, nối nghiệp sau khi ông qua đời.

Tuổi thơ của vua Henry VIII

Henry Tudor sinh ngày 28/06/1491 tại lâu đài Greenwich, một cung điện hoàng gia, nằm tại Greenwich, London. Ông là một trong sáu người con của vua cha, trong số đó bốn người còn sống gồm Arthur, Margaret, và Mary. Tuổi trẻ, và cai trị vương triều mới thành hình chưa bao lâu, ông là vị vua thứ hai dòng Tudor, Henry VIII có ngoại hình hấp dẫn và đam mê nghệ thuật, âm nhạc, và văn hóa. Ông học cao hiểu rộng, thỉnh giáo toàn những bậc danh gia đương thời. Ông yêu âm nhạc, và bản thân cũng sáng tác rất tốt.

Mê trò đấu thương và những bộ môn nguy hiểm, ông tổ chức vô số các giải đấu và bữa tiệc. Tiên vương vốn muốn truyền ngôi lại cho Arthur, và Henry sẽ trở thành chức sắc trong giáo hội – một vai trò thích hợp với vị trí con kế như ông. Nhưng định mệnh an bài, Henry đã thuận lợi thâu tóm đất nước sau khi tiên vương chấm dứt Cuộc Chiến Hoa Hồng.

Đăng quang

Người kế vị lẽ ra là Arthur, anh trai của Henry. Nhưng năm 1502, Arthur cưới Catherine xứ Aragon, con gái của vua Tây Ban Nha là Ferdinand II với hoàng hậu của ông là bà Isabella I xứ Castile. Sau bốn tháng hôn nhân ngắn ngủi, Arthur chết ở tuổi 15. Và đứa em Henry, 10 tuổi, trở thành người kế vị tiếp theo.

Khi vua cha băng hà năm 1509, Henry VIII lên ngôi, khi đó cậu 17 tuổi. Henry tính tình hòa nhà, nhưng triều thần luôn phải phục tùng mọi ý muốn của cậu. Hai ngày sau khi đăng quang, nhà vua bắt giam hai vị đại thần của tiên vương và hành quyết họ một cách chóng vánh. Khi bắt đầu triều đại cai trị cậu hỏi ý kiến các cố vấn về mọi vấn đề, nhưng càng về sau nhà vua càng trở nên độc đoán.

Chân dung toàn thân của vua Henry VIII khi còn trẻ, do Hans Holbein the Younger, họa sĩ hoàng gia vẽ

Phong trào Cải Cách tại Anh

Từ năm 1514 đến 1529, vua Henry VIII phải dựa vào Thomas Wolsey, một vị hồng y giáo chủ của Cơ Đốc giáo, chỉ dẫn cho những chính sách nội trị và ngoại giao. Wolsey trở thành người dưới một người mà trên vạn người, nhưng khi ông từ chối cắt dây hôn phối cho nhà vua và Catherine, vị hồng y này ngay lập tức bị thất sủng.

Sau 16 năm nắm giữ quyền lực, Wolsey bị bắt và buộc tội phản quốc. Ông chết trong ngục. Cách đối xử của Henry đối với Wolsey là dấu hiệu mạnh mẽ báo cho giáo hoàng biết rằng nhà vua đã không còn tôn trọng những mong muốn của giới giáo sĩ nữa, và sẽ nắm toàn bộ quyền hành trên mọi lĩnh vực đời sống và tinh thần trên đất nước của mình.

Thomas Wolsey, hồng y giáo chủ của giáo hội Anh quốc và quan cận thần của vua Henry trước khi ông lập Anh giáo

Năm 1534, vua Henry VIII tự phong mình là giáo chủ của Giáo hội Anh quốc. Sau khi tuyên bố quyền cai trị tối cao ấy, giáo hội Ki-tô giáo chia rẽ, một bên vẫn trung thành với giáo hoàng tại Rome, còn một bên đi theo nhà vua thành lập Anh giáo, tôn giáo riêng của nước Anh. Henry thiết lập nhiều đạo luật vạch ra mối quan hệ giữa nhà vua và giáo hoàng, và cấu trúc của Anh giáo: Đạo luật Kháng cáo, Đạo luật Thừa kế, và Đạo luật Quyền Tối thượng, tuyên bố rằng nhà vua là “Thủ lĩnh Tối cao duy nhất của Anh giáo trên Trái Đất này.”

Những cải cách mang tầm vĩ mô này đi dần xuống tới từng chi tiết cử hành thờ phượng. Vua Henry lệnh cho giới giáo sĩ phải rao giảng chống lại sự thờ bài tranh ảnh, thánh tích, phép lạ, và hành hương, đồng thời loại bỏ tất cả đèn nến khỏi những cơ sở và nghi thức thờ phượng. Năm 1545, sách bổn giáo lý, gọi là King’s Primer, bỏ luôn cả các thánh.

Hoàn toàn tách ra khỏi giáo hoàng, Anh giáo nằm trọn vẹn trong sự cai trị của vua Anh chứ không phải thành Rome. Từ 1536 đến 1537, một cuộc nổi dậy lớn với tên gọi Pilgrimage of Grace (Đoàn hành hương hồng ân) xảy ra, hơn 30,000 người chống lại các thay đổi của nhà vua. Đó là đe dọa lớn duy nhất đối với quyền lực vương triều Henry. Lãnh tụ quân nổi dậy, Robert Aske, và 200 người khác bị hành quyết. Khi giám mục thành rochester là John Fisher và nguyên tể tướng Thomas More từ chối tuyên thệ với nhà vua, họ bị chặt đầu tại Tower Hill.

Giáo hoàng Julius II, người cương quyết từ chối cho vua Henry ly dị người vợ đầu.
Giáo hoàng Julius II, người cương quyết từ chối cho vua Henry ly dị người vợ đầu. Ta biết rằng giáo lý Công giáo quy định luật một vợ một chồng, và bất khả ly dị. Và cần lưu ý rằng vào thời trung cổ quyền lực chính trị của Giáo hoàng bao trùm toàn bộ châu Âu. Sự khước từ của giáo hoàng Julius II đã khiến Henry tách Anh ra khỏi giáo hội châu Âu, lập thành Anh giáo

Những bà vợ của Henry VIII

 Vua Henry VIII có tổng cộng 6 bà vợ gồm Catherine xứ Aragon, Anne Boleyn, Jane Seymour, Anne xứ Cleves, Catherine Howard, và Catherine Parr.

Catherine xứ Aragon

Năm 17 tuổi, Henry cưới Catherine xứ Aragon của Tây Ban Nha, và hai người được trao vương miện tại tu viện Westminster. Tiên vương của Henry muốn củng cố liên minh với Tây Ban Nha nên đã buộc con phải cưới Catherine, người lúc đó là góa phụ của Arthur, anh trai Henry. Hai gia đình yêu cầu Giáo hoàng Julius II cắt dây hôn phối cho Arthur và Catherine. Giáo hoàng chuẩn phê, nhưng cuộc hôn nhân chính thức của Henry và Catherine bị trì hoãn cho đến khi vua Henry VII mất năm 1509.

Tuy Catherine đã sinh đứa con gái đầu lòng cho Henry là nàng Mary, nhưng Henry muốn có con trai nối dõi, nên ông nạp thêm hai người thiếp. Lối sống đó là không thể chấp nhận đương thời, nhưng dù thế thì năm 1533 ông vẫn ly dị, lần thứ nhất.

Catherine xứ Aragon, vợ đầu của Henry VIII. Bà vốn là góa phục của anh trai nhà vua.
Catherine xứ Aragon, vợ đầu của Henry VIII. Bà vốn là góa phục của anh trai nhà vua. Cuộc hôn nhân này vì mục đích chính trị, vì Catherine là nữ hoàng Tây Ban Nha. Tranh vẽ năm 1525 khi bà 40 tuổi

Anne Bolyen

Một trong những người thiếp của Henry trong khi Catherine xứ Aragon vẫn là chính thất là nàng Mary Bolyen. Nàng ta giới thiệu với vua thêm cô em gái của mình là Anne, và Anne cùng với Henry bí mật đi lại với nhau. Vì Catherine đã 42 tuổi, lại không thể mang thai được nữa, trong khi Henry muốn có con trai nối dõi, nên ông mưu tính từ bỏ cuộc hôn nhân chính thức với Catherine. 

Sách Đệ Nhị Luật dạy rằng kẻ nào lấy vợ của anh trai mình thì sẽ vô sinh. Tuy Catherine đã sinh một đứa con, nhưng lại là gái, và theo Henry sinh gái thì không tính là có con. Ông khẩn cầu giáo hoàng cắt dây hôn phối, nhưng bị từ chối, một phần do áp lực từ Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần Thánh, cháu của Catherine. Cuộc tranh cãi giữa đôi bên kéo dài tới 6 năm, trong khi đó thì Catherine vẫn ra sức bảo vệ ngôi vị của mình và của con gái.

Năm 1533, Anne Boleyn, lúc này vẫn đang là thiếp, có thai. Henry định tâm không cần phê chuẩn của giáo hoàng về các vấn đề của giáo hội tại Anh. Thomas Cranmer, tân giáo mục Canterbury, chủ trì một phiên tòa hình thức và tuyên bố rằng dây hôn phối của nhà vua vô hiệu. Henry VIII và Anne bí mật cưới nhau tháng Một, 1533.

Anney Boleyn, vợ thứ hai của Henry VIII, tranh vẽ năm 1534

Tuy nhiên khi đã thành hoàng hậu thì Anne lại không sinh được con trai. Sau hai lần bà sẩy thai thì Henry bắt đầu tỏ ra hứng thú với một hầu gái của Anna, Jane Seymour. Để một lần nữa giũ bỏ cuộc hôn nhân không ‘đơn hoa kết trái’, Henry VIII dựng chuyện vu cho vợ tội ngoại tình và mưu sát chồng.

Henry buộc tội ba người đàn ông đã thông dâm với vợ ông. Kết quả là ngày 15/05/1536 ông lôi vợ ra xét xử. Anne, bình tĩnh và kiêu hãnh, phủ nhận mọi cáo buộc đối với bà. Bốn ngày sau, hôn nhân giữa Henry và Anne bị tuyên bố vô hiệu. Anne bị giải đến Tower Green, ở đó bà bị chém đầu ngày 19/05/1536.

Jane Seymour

Trong vòng 11 ngày sau khi hành quyết Anna Boleyn, ngày 30/05/1536 Jane Seymour và Henry VIII chính thức thành hôn. Nhưng Jane chưa bao giờ được trao vương miện hoàng hậu một cách chính thức. Tháng Mười 1537, sau nhiều khó khăn, cuối cùng thì Jane Seymour cũng sinh được một đứa con trai hằng mong đợi cho nhà vua, đặt tên là Edward.

Nhưng chỉ chín ngày sau khi sinh nở, Jane chết vì nhiễm trùng khi sinh. Vì Jane là người phối ngẫu duy nhất sinh con trai cho vua Henry, nên ông coi bà là người vợ ‘đích thực’ duy nhất. Ông và triều thần để tang bà một thời gian dài sau khi bà mất.

Jane Seymour , người vợ thứ ba, và là người duy nhất sinh con trai cho vua Henry VIII. Bà mất sớm, và được nhà vua coi là người vợ đích thực

Anne xứ Cleves

Ba năm sau cái chết của Jane Seymour, Henry lại tục huyền, chủ yếu là để đảm bảo sự bền vững cho vương quyền. Ông hỏi khắp các triều đình nước ngoài xem còn người phụ nữ nào có thể cưới không. Anne, chị của Công tước xứ Cleves, được giới thiệu cho nhà vua. Họa sĩ Đức Hans Holbein nhỏ, họa sĩ hoàng gia của nhà vua, được sai đến để vẽ chân dung cho bà. Nhưng sau khi hai người thành đôi thành lứa thì tháng Một 1540, Henry chê bai Anne và ly dị bà. Cuộc hôn nhân chỉ vỏn vẹn 6 tháng. Bà được nhận tước hiệu “Vương tỉ” và được ban cho Điện Hever làm nơi ở.

Anne xứ Cleves, tranh của Hans Holbein the Younger, vẽ năm 1539

Catherine Howard

Vài tuần sau khi li dị Anne xứ Cleves, Henry cưới Catherine Howard, một thiếu nữ còn rất trẻ, em họ của Anne Boleyn, ngày 28/07/1540. Henry lúc này đã 49, còn Catherine chỉ mới 19, hai người có vẻ hạnh phúc. Nhưng lúc này Henry mắc bệnh béo phì và đau chân. Và cô dâu mới mang lại niềm vui cuộc sống cho ông. Đổi lại, ông hết mực cưng chiều vợ.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Catherine bắt đầu để ý đến những người đàn ông khác – một hành động cực kỳ nguy hiểm đối với hoàng hậu Anh. Sau một cuộc điều tra, bà bị kết tội ngoại tình. Ngày 13/02/1542, Henry xử tử Catherine, vẫn tại Tower Green.

Catherine Howard

Catherine Parr

Độc lập và có học thức, CAtherine Parr là người vợ thứ sáu và cuối cùng của Henry. Hai người thành hôn năm 1543. Bà là con gái của Maud Green, một hầu gái của Catherine xứ Aragon, người vợ đầu của Henry. Maud đặt tên con theo tên hoàng hậu. Vậy nên người vợ cuối lại trùng tên với người vợ đầu. Parr đã hai đời chồng.

Sự việc được ghi chép rõ ràng nhất về Catherine Parr là việc bà cấm sách, một đạo luật kinh khủng mà bà mượn quyền chồng để thi hành. Hậu quả là bà bị bắt giam. Nhưng Henry chỉ la rầy bà vì đã hành động lỗ mãng, bà phủ phục trước chồng, nói rằng bà làm thế chỉ là để lôi kéo sự chú ý của ông. Henry động lòng và tha cho bà khỏi tội chết.

Catherine Parr

Con cái của vua Henry VIII nước Anh

Mary

Mary Tudor, trưởng nữ do hoàng hậu Catherine hạ sinh 18/02/1516. Sau khi người anh cùng cha khác mẹ là Edward mất năm 1553, Mary trở thành nữ hoàng Anh và trị vị cho tới khi qua đời.

Elizabeth

Ngày 7/9/1533, anne Boleyn sinh cho Henry VIII đứa con gái thứ hai, đặt tên là Elizabeth. Tuy Elizabeth là công chúa, nhưng Henry vẫn tuy bố nàng là con ngoài giá thú. Sau khi Mary Tudor chết, Elizabeth được trao vương miện, lên ngôi nữ hoàng, danh hiệu là Elizabeth I, năm 1558 và tại vị cho tới khi mất năm 1603.

Đọc bài: Nữ hoàng Elizabeth I của nước Anh

Edward

Đứa con trai duy nhất của Henry VIII, Edward, sinh 12/10/1537. Sau khi vua cha mất, Edward kế vị khi mới 10 tuổi, trị vì cho tới khi chết năm 1553.

Henry VIII qua đời

Vua Henry VIII qua đời ngày 28/01/1547, thọ 55 tuổi. Ở tuổi trung niên, Henry bị bệnh tật hành hạ. Tai nạn trong một cuộc đấu thương khiến ông bị thương nặng ở chân mà về sau ông không thể chơi thể thao được nữa. Căn bệnh béo phì thậm chí còn buộc ông phải chống nạng khi di chuyển. Thói ăn thịt mỡ có lẽ là một triệu chứng của căng thẳng. Gần đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ông đã bị bệnh đái tháo đường cấp II.

Henry VIII được an táng tại nhà nguyện St. George nằm ở Điện Windsor, cũng với người vợ thứ ba đã quá cố của ông, Jane Seymour. Đứa con trai duy nhất là Edward kế vị, trở thành vua Edward VI. Các công chúa Elizabeth và Mary nằm trong danh sách kế vị tiếp theo.

Quan tài của vua Henry VIII, nằm giữa, đã bị hư hại, bên phải là của hoàng hậu Jane, vợ thứ ba của vua. tại nhà nguyện St George, lậu đài Windsor
5/5 - (2 votes)

BÀI LIÊN QUAN

Leave a Comment