James Monroe là tổng thống thứ năm của Mỹ, và là vị tổng thổng cuối cùng thuộc thế hệ những “khai quốc công thần”. Hai nhiệm kỳ của ông đã thiết lập những nền tảng quan trọng cho nền pháp lý và củng cố sức mạnh cho chính quyền liên bang. Đặc biệt, những quyết định chiến lược của ông về vấn đề Mỹ La Tinh đã tạo tiền đề cho Mỹ bành trướng thế lực sau này.
James Monroe dễ dàng đắc cử năm 1816. Tính ông dễ gần, thoải mái, và rất nổi tiếng với cử tri. Ngoài ra, nhiều người xem ông là sự kết nối cuối cùng với thế hệ đã khai sinh đất nước.
Monroe đã chiến đấu dưới trướng tướng George Washington trong suốt cuộc Cách Mạng chống lại sự cai trị của Anh.
Ông cũng là một nhà ngoại giao trong nhiệm kỳ tổng thống Thomas Jefferson, giúp vị tổng thống này hoàn tất Thương vụ Louisiana.
Monroe còn giữ chức thư ký chính phủ trong nội các của tổng thống James Madison, và trong suốt cuộc chiến tranh 1812 với Anh ông là cố vấn quân sự.
Cảm tình của cử tri đã đưa Monroe lên chức tổng thống.
Thời kỳ cảm hứng (Era of good feeling)
Khi Monroe trở thành tổng thống, nước Mỹ vừa tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lại nước Anh năm 1812. Kinh tế Mỹ phục hồi tốt, ít nhất là thời gian đầu. Và chính quyền gần như đoàn kết dưới một đảng duy nhất.
Nhưng Monroe gặp ngay một rắc rối: ông và vợ ông, bà Elizabeth, không thể vào ở ngay dinh tổng thống. Quân Anh đã thiêu rụi nơi ấy trong cuộc tấn công Washington D.C. Người ta đang phải cấp tốc xây lại.
Vậy nên Monroe quyết định sẽ đi đi về về trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ.
Ông đi lên phía bắc về New England, thăm một số chiến trường quan trọng của cuộc Cách Mạng và cuộc chiến 1982. Mọi nơi ông tới người Mỹ đều nồng nhiệt chào đón. Ông thậm chí còn mặc đồ theo lối thực dân xưa. Một trong những nickname của Monroe là “người đội mũ bồi cuối cùng”.
Saud đó tổng thống James Monroe đi về phía tây, đến những vùng đất mà người di dân da trắng đang định cư ngày càng đông. Họ có thể di chuyển về phía tây, vì lính Mỹ đã đánh bại một đồng minh quan trọng của các bộ tộc da đỏ bản địa.
Chiến thắng của chính quyền Mỹ lại là tai họa cho những người bản địa ấy. Nhiều bộ tộc phải di cư về miền viễn tây. Một số mất đi ngôn ngữ và bản sắc của mình khi những người da trắng chiếm quyền kiểm soát đất đai của họ.
Tuy nhiên, đối với Monroe thì chuyến viếng thăm miền tây lại là dấu hiệu tích cực cho sự mở rộng lãnh thổ của đất nước.
Khi trở về Washington, Monroe gặp gỡ nhiều người Mỹ. Ông tìm hiểu địa lý của đất nước. Và ông cũng chứng minh rằng tất cả mọi miền của nước Mỹ nên được hợp nhất bởi lòng yêu nước và một chính quyền liên bang mạnh mẽ.
Một tờ báo gọi nhiệm kỳ tổng thống của Monroe là khởi đầu “Thời đại cảm hứng” (Era of Good Feelings).
Bốn năm sau, Monroe chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai, thậm chí còn dễ dàng hơn nhiệm kỳ đầu.
Thỏa ước Missouri
Nhưng tổng thống James Monroe cũng gặp nhiều khủng hoảng trong nhiệm kỳ của mình.
Một trong những cuộc khủng hoảng đầu tiên là sự suy thoái kinh tế trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng thứ hai là vấn đề nô lệ. Đất nước đã bắt đầu chia rẽ vì vấn đề này, kể từ khi lập quốc. Cuối năm 1819, mười một bang, tất cả đều ở miền nam, cho phép chế độ nô lệ. Mười một bang khác, tất cả đều ở miền bắc, không chấp nhận.
Vấn đề lập tức xuất hiện: các bang mới thành lập ở phía tây ngả theo phe nào?
Monroe đối mặt với vấn đề này khi những người định cư yêu cầu sự phê chuẩn của Quốc hội cho phép Lãnh thổ Missouri trở thành một bang. Nhiều nô lệ đang sống ở đó. Và những người da trắng còn mong sẽ có nhiều hơn.
Nhưng một thành viên của Quốc hội đến từ một bang miền Bắc đề xuất rằng Missouri chỉ được lập bang nếu họ bãi bỏ chế độ nô lệ. Đề xuất này kích động một cuộc tranh cãi kéo dài hơn một năm.
Phần lớn thời gian ấy cuộc tranh cãi không dựa trên những vấn đề đạo đức giữa người với người, nhưng chỉ liên quan tới những khía cạnh kinh tế và chính trị.
Những người miền Bắc cho rằng những bang sở hữu nô lệ sẽ có lợi thế bất công về kinh tế. Ngoài ra, nếu Missouri gia nhập Liên Bang như một bang chấp nhận nô lệ thì những nhà lập pháp của bang ấy sẽ làm mất đi thế quân bình với miền Nam.
Cuộc tranh cãi tiếp tục kéo dài đến nỗi một vùng khác yêu cầu được gia nhập khối Liên Bang. Những người ở Massachusetts muốn thành lập một bang độc lập gọi là Maine.
Sau ít lâu, các nhà lập pháp đưa ra một biện pháp dung hòa. Họ nói rằng Maine có thể lập bang và là một bang chấp nhận nô lệ. Nhưng họ cũng lập một đường kẻ cắt ngang bản đồ đất nước, và nói rằng Quốc hội không cho phép lập thêm bất kỳ bang nào ở miền bắc nằm trên đường kẻ này.
James Monroe ký thành luật một văn kiện mà về sau được gọi là Thỏa ước Missouri. Thỏa ước đã xác định vấn đề nô lệ, ít nhất là về mặt chính thức, tại Mỹ trong vòng 20 năm sắp tới. Nhưng mọi người biết rằng hòa bình giữa những bang ủng hộ và chống chế độ nô lệ chỉ là nhất thời.
Triết lý của tổng thống Monroe
Năm 1823, Monroe thực hiện một trong những chính sách ngoại giao quan trọng trong lịch sử nước Mỹ. Chính sách ấy được gọi là Triết lý Monroe. Nó liên quan tới các thuộc địa của Tây Ban Nha tại châu Mỹ La Tinh.
Monroe đã thỏa thuận với Tây Ban Nha trước đó. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông và thư ký chính phủ, John Quincy Adams, đã thương thảo thành công với Tây Ban Nha để mua lại vùng đất Florida cho Mỹ.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của Monroe, Tây Ban Nha cũng để mất quyền kiểm soát một số thuộc địa cũ tại châu Mỹ La Tinh. Tổng thống Mỹ rất quan tâm liệu các đồng minh châu Âu của Tây Ban Nha có giúp nước này khôi phục quyền lực hay không. Ông không muốn các thế lực tại châu Âu can thiệp vào những vùng đất nằm quá gần nước Mỹ, và quan trọng đối với nền thương mại của Mỹ.
Vậy nên Monroe thực hiện một bài diễn văn trước Quốc hội. Ông nói rằng Mỹ sẽ đứng ngoài các vấn đề của châu Âu. Nhưng ông nói châu Âu cũng phải tránh xa các vấn đề ở châu Mỹ La Tinh.
Và, Monroe tuyên bố rằng các thế lực tại châu Âu không được phép thuộc địa hóa bất kỳ khu vực nào ở Bán Cầu Tây.
Hay nói cách khác, Monroe tuyên bố rằng nước Mỹ nắm toàn bộ Bán Cầu Tây trong vòng kiểm soát.
Các sử gia cho biết tuy Monroe không nghĩ tới việc tuyên bố của mình là cái gì đó lớn lao, nhưng những gì ông nói đã trở thành nền tảng chính sách ngoại giao của Mỹ và nhờ đó mà Mỹ mới bành trướng trong thế kỷ 19.
Đọc thêm về các tổng thống Mỹ:
Tổng thống George Washington, một người vĩ đại
Tổng thống John Adam, vị tổng thống bất đắc dĩ
Tổng thống Thomas Jefferson, một người nhiều cống hiến
Những năm cuối đời
James Monroe là tổng thống thứ tư và cuối cùng của “triều đại Virginia”. Trừ John Adams, bốn trong năm vị tổng thống đầu tiên đều đến từ vùng đất này.
Monroe và vợ trở về nhà sau khi ông hết nhiệm kỳ. Họ sống gắn bó với nhau, cũng như với hai đứa con của họ, cả hai đều là gái.
Không như nhiều chính khách khác, Monroe mang theo gia đình trong những chuyến đi của mình. Ông cũng rất quan tâm tới việc giáo dục con gái. Khi Monroe sống ở Pháp, cô Eliza Monroe được vào học trường nữ sinh Paris.
Gia đình đầm ấm ấy luôn cố gắng dành thời gian cho nhau khi có thể. Vậy nên khi bà Elizabeth Monroe mất, James Monroe thương tâm quá độ, sức khỏe ông sa sút.
Ông dời đến ở với con gái tại New York, cô Maria, và qua đời một năm sau đó, thọ 73 tuổi.
Cũng như hai tổng thống trước, Monroe chết ngày 4 tháng 7 – ngày khai sinh nước Mỹ.