Thuật giả kim là một ngành nghiên cứu rất thịnh hành trong thời trung cổ, người ta cố gắng sáng chế ra những công thức hóa học để biến một kim loại này thành một kim loại khác, thường là từ loại tầm thường thành quý kim, như sắt thành vàng, đồng thành bạc. Không ai thành công, và khi giả kim thuật lụi tàn thì nó trở thành một bộ môn thần bí trong óc tưởng tưởng của con người. Mời bạn tìm hiểu về lịch sử thuật giả kim qua bài viết tổng hợp của nhóm dịch thuật Lightway.
Khi các nền văn hóa ở Alexandria và La Mã suy sụp thì tại vùng Tiểu Á, trên lãnh thổ Iran và Syrie ngày nay đã xuất hiện một số trung tâm khoa học dưới sự bảo trợ của nhà cầm quyền giàu có. Một trong những trung tâm này là Viện Hàn lâm khoa học được thành lập tại thành phố Gundeshapur (Nam Ba Tư). Viện Hàn lâm khoa học này nổi tiếng với trường phái y học của nó và đã có nhiều liên hệ với các trung tâm khoa học khác, đặc biệt với Constantinople là nơi có một thư viện lớn vào Thế kỷ VI tại nhà thờ Sophia.
Viện Hàn lâm Gundeshapur
Viện Hàn lâm Gundeshapur hoạt động cho đến khi người Ả Rập chiếm đóng thành phố (năm 639). Trong thời phồn vinh, nó đã thu hút được nhiều nhà Bác học từ Alexandria, La Mã và các nơi khác chạy trốn sự truy nã của Giáo hội Công giáo, nhiều nhà hóa học thuộc đa thần giáo cũng chạy từ Constantinople đến.
Ngoài Gundeshapur, tại các nước Cận Đông, còn có một trung tâm khoa học khác nữa, trong đó triết học Hy Lạp cổ giữ vai trò thống trị, nhưng tồn tại không được lâu. Tại các trung tâm khoa học này vào những Thế kỷ IV – VII, người ta đã dịch tác phẩm của các tác giả Hy Lap và La tinh ra tiếng Ba Tư và tiếng Syrie. Người ta cũng dịch một số luận văn hóa học của các nhà Bác học Alexandria về “nghệ thuật bí mật”.
Đến Thế kỷ VII, sự phát triển hóa học và khoa học nói chung chuyển sang một giai đoạn mới liên quan với hoạt động của người Ả Rập và sau đó là của các dân tộc bị người Ả Rập chinh phục.
Sự xuất hiện của Hồi giáo và trung tâm Baghdad
Dân tộc Ả Rập là một dân tộc du mục bán khai đã từ lâu sinh sống ở bán đảo Ả Rập. Khi chưa thống nhất lại được dưới một tôn giáo chung là Đạo Hồi thì họ thường chia rẽ và đánh lẫn nhau. Đến đầu Thế kỷ VII một nhà buôn ở Mecka là Muhammad tự xưng là sứ giả của thánh Allah và tuyên truyền Đạo Hồi. Lúc đầu, ông bị người Ả Rập đuổi đến Medina (năm 622 năm gốc của lịch Hổi giáo), nhưng tại đày Môhamet lôi kéo được một số người và tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại Mecka. Đến năm 630 thi phền lớn người Ả Râp thừa nhận Đạo Hồi.
Sau khi Muhammad chết (năm 632), những người thân cận của ông ta trở thành các vị khalip (phó tiên tri – thủ lĩnh Hồi giáo) và thúc đẩy người Ả Rập gây chiến tranh chinh phục các nước chung quanh. Trong vòng vài chục năm, họ đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm Syrie, Ba Tư, Palestine, Mesopotamie, Tiểu Á và Trung Á, Ai Cập, Bắc Phi, Tây Ban Nha, Sicile. Khoảng năm 640, ngườỉ Ả Rập chiếm Ai Cập và Thủ đô Alexandria.
Lúc đầu, người Ả Rập chỉ chú ý chiếm đoạt vàng bạc, châu báu và các tù binh (để làm nô lệ) chưa chú ý đến khoa học, văn học, nghệ thuật. Họ tuân theo lời giáo huấn: “Nếu khoa học dạy điều gì đã được biết trong Kinh Koran thì đố lã thừa, còn nếu khoa học dạy điều gì khác Kinh Koran thi đó là điếu vô thần và tội lỗi”. Tuy nhiên, sau này các vị khalip trong cuộc sống xa hoa của mình, bắt đáu mới các nhà Chiêm tinh, toán học, thuật giả kim ngoại quốc về tô điểm cho cuộc sống ở cung đinh.
Đến năm 750, chính quyền chuyển sang tay các vị Khalip thuộc triều đại Apbatxit đật Thủ đô ở Baghdad. Tại đây, khoa học và nghề thủ công của người Ả Rập phát triển rực rỡ. Baghdad trở thành một trung tâm khoa học và văn hóa lớn của Thế giới lúc đó, người ta say mê nghiên cứu tác phẩm của Aristotle, Euclid, Galien, Ptolemy… và các nhà Bác học Ả Rập đã đạt đươc nhiều thành tựu rực rỡ trong những lĩnh vực khác nhau (toán học, thiên văn. .). Nền văn hóa Ả Rập đạt tới mức phồn vinh rực rỡ nhất vào các Thế kỳ VIII. IX với sự xuất hiện nhiều trung tâm khoa học lớn giống như Baghdad.
Đẩu tiên người Ả Rập hoc kiến thức hóa học từ nhừng bản viết tay của Syrie, Ba Tư, Ấn Độ và một phần những bản dịch của các tác giả Hy Lạp và Alexandria. Đến các Thê’ kỷ VIII – IX, người Ả Rập tiếp xúc với các tác phẩm gốc băng tiếng Hy Lap, chũ yếu là của các tác giả ở Viên Hàn lâm khoa học Alexandria, họ dịch các tác phẩm này ra tiếng Ả Rập. Đến đấu Thế kỷ IX thì xuất hiện các tác phẩm hóa học của các nhà Bác học Ả Rập.
Nhờ lãnh thổ rộng lớn và sự đồng nhất về tôn giáo và ngôn ngữ mà các kiến thức khoa học được truyền bá rộng rãi khắp đế quốc Ả Rập. Mối liên hệ giữa Baghdad và Byzantine cũng được phát triển.
Khalid ibn Yazid và sự ra đời của thuật giả kim
Tại nước Tây Ban Nha và Sicile bị người Ả Rập chiếm đóng cũng xuất hiện nhiều trung tâm khoa học và văn hóa, bắt đầu từ các Thế kỷ X, XI thu hút không những người Ả Rập mà cà người Châu Âu đến học tập. Tại đó, lần đẩu tiên có một số tác phẩm thuật giả kim Ả Rập được dịch ra tiếng La tinh. Ở Tây Ban Nha lúc đó có trung tâm khoa học Coócđov nổi tiếng nhất, tại đây có trường cao đẳng với các môn Triết học, Toán học, Thiên văn, Chiêm tinh, Y học, thuật giả kim …
Người Ả Rập đã thêm vào từ. “Khymeia” tiếp đầu ngữ của tiếng Ả Rập “al” thành alkhymeia” để chỉ môn thuật giả kim, và dưới từ ngữ ‘ alkhymeia” (thuật giả kim) người ta hiểu đó là các kiến thức hóa học đã tích lũy được bởi người Ả Rập và thời trước đó. Tên gọi “atkhymeia” tồn tại cho đến Thế kỷ XVIII. Từ Thế kỷ XIII “alkhymeia” được hiểu là nghệ thuật biến đổi các kim loại thành vàng nhờ hòn đá Triết học.
Lúc nền khoa học Ả Rập phát triển rực rỡ cũng là lúc xuất hiện nhiều nhà Bác học Ả Rập nổi tiếng, trong đó có nhiểu thầy thuốc và nhà thuật giả kim xuất sắc.
Nhà thuật giả kim Ả Rập đầu tiên là Khalid ibn Yazid, một vị Hoàng thân của vương triều Umayyad (661 – 750). Theo lệnh của ông, lần đầu tiên người ta đã tiến hành dịch các tác phẩm thuật giả kim từ tiếng Hy Lạp và La tinh ra tiếng Ả Rập.
Nhà giả kim Jabir ibn Hayyan và lý thuyết về kim loại
Nhà già kim thuật Ả Rập nổi tiếng nhất là Jabir ibn Hayyan (tên Latinh gọi là Geber) sinh vào khoảng năm 721 ở Ba Tư, chết năm 815. Các tác phẩm chính của ông nói về y học, toán và thuật giả kim. Cuốn sách “70 chương” được coi là của Jabir là một loại bách khoa toàn thư về thần học, chính trị, khoa học tự nhiên. Các chương 61 – 70 có viết một số kiến thức vế kim toại và khoáng vật.
Jabir là một người theo thuyết Aristotle, tuy nhiên không thỏa mãn với thuyết Aristotle. Trong số các chất gặp trong thiên nhiên, ông đặc biệt chú ý đến 7 kim loại: vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, chì và thủy tinh (ông đặt thủy tinh thay cho thủy ngân), ông cũng chú ý nhiều đến các khoáng vật. Để đặc trưng cho tính chất của các chất, đặc biệt là các tính nóng chảy, chịu rèn, vẻ sáng của kim loại, Jabir thấy rằng tính chất 4 nguyên tố của Aristotle (nóng, lạnh, khô, ẩm) là chưa đủ.
Jabir cũng nêu lên các quan niệm mà các nhà triết học cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Alexandria đã nói đến, tức là coi thủy ngân và lưu huỳnh là các nguyên tố tạo nên kim loại. Lưu huỳnh được coi là nguyên lý của tính chảy được, còn thủy ngân là nguyên lý của tính kim loại. Jabir cho thủy ngân là “linh hồn” của kim loại, hơi khi ngưng tụ trong đất cho lưu huỳnh, còn hơi ẩm ngưng tụ lại thành thủy ngân. Sau đó lưu huỳnh và thủy ngân kết hợp theo các tỷ lệ khác nhau sẽ cho 7 kim loại. Vàng là kim loại hoàn thiện nhất, trong đó lưu huỳnh và thủy ngàn kết hợp theo tỷ lệ tốt nhất.
Quá trình tạo thành vàng và kim loại ở dưới đất xảy ra từ từ và chậm chạp, nhưng nếu ta thêm một chất “thuốc” nào đó vào hỗn hợp lưu huỳnh và thủy ngân thì quá trình sẽ xảy ra nhanh hơn (khoảng 40 giờ) và nếu lại thêm “thuốc vạn năng” (“Elixir”) thì chỉ khoảng một giờ là vàng đã được hình thành. Nếu ta thêm thuốc vạn năng đó vào các kim loại không quý theo tỷ lệ 1:100 hay 1:1000 thì nó sẽ làm thay đổi tỷ lệ lưu huỳnh và thủy ngân trong các kim loại này và biến chúng thành vàng và bạc. Dễ biến đổi nhất là chì. Các thứ “thuốc” này phải có khả năng cho màu các kim loại, hoặc biến đổi màu của các kim loại. Có khả năng biến đổi kim loại mạnh nhất là bốn chất: lưu huỳnh, Asen, thủy ngân và Nasatưa mà quan trọng nhất là thủy ngân-căn bản của mọi chất.
Trong tác phẩm của mình, Jabir đã nhắc đến nhiều chất, đặc biệt là Ammonium chloride (NH4CI), “Borắc” (Kiềm), Cupric chloride, phèn, Arsenic trisulfide (AS2S3), “Alcohol” hay Antimony trisulfide (56283), antimon kim loại. Jabir cũng nhắc đến các phép biến đổi hóa học như điều chế và tinh chế kim loại, điều chế và thăng hoa dầu thực vật, kết tinh, thăng hoa…
Cùng chuyên mục:
Luật Hồng Đức xử tội giết người như thế nào?
Thuyết hiện sinh, chủ nghĩa phi lý và thuyết hư vô
Hình học hữu hạn là gì, và ảnh hướng của nó
Nhà giả kim Muhammad ibn Zakariya al-Razi và lý thuyết nguyên tử
Một nhà thuật giả kim Ả Rập khác có tên tuổi là Muhammad ibn Zakariya al-Razi có tên La tinh là Razes (865 – 925). Ông đã viết nhiều tác phẩm về y học và thuật giả kim. Trong số những tác phẩm kim thuật của ông, nổi tiếng nhất là 2 cuốn sách về những bí mật và sách về bí mật của những bí mật.
al-Razi coi cơ sở của mọi vật thể là 5 nguyên lý vĩnh viễn sau đây: sáng tạo, linh hồn, vật chất, thời gian và không gian. Theo ý kiến ông thì mọi vật thể đều cấu tạo từ các nguyên tố (nguyên tử) không bị phân chia và khoảng không gian trống rỗng giữa chúng. Tính chất của các chất cấu tạo từ 4 nguyên tố của Aristotle được xác định bởi kích thước các nguyên tử hợp thành và không gian giữa các nguyên tử. Độ lớn của khoảng không gian giữa các nguyên tử của 4 nguyên tố xác định chuyển động tự nhiên của chúng. Chẳng hạn nước và đất chuyển động hướng xuống dưới, trong khi lửa và không khí chuyển động hướng lên trên.
al-Razi cũng hoàn toàn tin rằng, có thể biến đổi các kim loại ra nhau và đó là mục đích của thuật giả kim. Ngoài ra thuật giả kim còn nghiên cứu cách điêu chế đá quý từ các loại đá thường (như thạch anh và thủy tinh), ông coi các nguyên tố hợp thành kim loại là thủy ngân, lưu huỳnh và một thành phần thứ ba có bản chất muối. Quan niệm này về sau được phổ biến rộng rãi trong các tài liệu thuật giả kim Tây Âu.
Trong các tác phẩm, al-Razi đã nhắc đến nhiều chất hóa học khác nhau, mô tả những dụng cụ (như binh cổ cong, bình kết tinh, lò nung), và nhiều phép biến đổi hóa học (như quá trình nóng chảy, kết tinh, gạn, lọc, chưng cất,.. .). ông chia các chất ra làm 3 loại lớn:
- Các chất đất (khoáng vật).
2. Các chất thực vật.
3. Các chất động vật.
Mỗi loại gồm nhiều nhóm. Ví dụ các chất động vật gồm: tóc, xương, gan, não, mật … Ngoài các nhóm chính còn có các dẫn xuất.
Tác phẩm của al-Razi được truyền sang nước Tây Ban Nha thuộc Ả Rập rồi sau này được dịch ra tiếng La tinh và được nhiểu nhà thuật giả kim Tây Àu rất tôn trọng.
Hoạt động của các nhà thuật giả kim vào những thế hệ sau ít có gì mới mẻ so với những điều đã nói trong các tác phẩm của Jabir và al-Razi.
Do sự phức tạp về mật chủng tộc và do trình độ phát triển kinh tế ở các vùng không đều nhau, đế quốc Ả Ràp rộng lớn dấn dần bị rạn nứt và đến Thế kỷ XI nó bắt đầu bi suy sụp, một số vương quốc Hồi giáo tự tách riêng ra. Đế quổc Ả Rập bị suy yếu không thể chống đỡ nổi những cuôc xâm lấn của người Turkey có trình độ văn minh thấp hơn.
Thuật giả kim suy tàn theo đế quốc Hồi giáo
Đến năm 1258, người Turkey chiếm được Baghdad, Thủ đô của vương quốc Ả Rập mạnh nhất.
Nền khoa học kém sút đi, các nhà thuật giả kim Ả Rập trở thành những người tìm kiếm “thuốc vạn năng” để chế vàng một cách mù quáng, họ không còn viết được tác phẩm nào có giá trị mà chỉ làm công việc sao chép lại và bình luận các tài liệu cũ. thuật giả kim lâm vào tinh trạng bế tắc và bị thần bí hóa giống như thời kỳ suy đồi của Viện Hàn lâm Alexandria.
Tuy vậy, vào khoảng Thế kỷ XI – XII ở các lãnh thổ cũ của đế quốc Ả Rập (như Ba Tư, Trung Á, Tây Ban Nha …) cũng còn xuất hiện một số nhà bác học xuất sắc trong đó có Abu – All – an- Huxây – Ipn – Xin (980 – 1037).
Các tác phẩm Quy tắc của khoa y học và Sách thuốc trị bệnh có tính chất là những tập Bách khoa toàn thư trong đó có nhắc đến nhiều chất vô cơ và hữu cơ, có trinh bày cơ sở của học thuyết Aristotle về nguồn gốc kim loại và khoáng vật. Ông tán thành quan điểm của Jabir coi thủy ngân và lưu huỳnh là các nguyên tố hợp thành kim loại, nhưng khác với Jabir, ông phủ nhận khả năng biến đổi ra nhau của các kim loại và lên án hoạt động của các nhà thuật giả kim tìim cách chế vàng, ông viết: “Các nhà thuật giả kim định rằng họ đã thực hiện được những biến đổi thực sự các chất, nhưng thực ra họ chỉ có thể sản xuất ra những đồ giả mà thôi, bằng cách nhuộm kim loại thành màu trắng cho giống như bạc, hoặc thành màu vàng cho giống như vàng …” và “Tôi cho rằng không thể có phương pháp nào biến đổi được kim loại này thành kim loại khác”.
Tác phẩm của Ipn – Xin nổi tiếng ở Tây Ban Nha thuộc Ả Rập và đã được dịch ra tiếng La tinh. Tác phẩm này rất được phổ biến ở Tây Âu và trở thành tài liệu hướng dẫn chính của các thầy thuốc cho đến Thế kỷ XVIII.
Trong khoảng các Thế kỷ XI – XIV xuất hiện nhiều tác phẩm thuật giả kim bằng tiếng Ả Rập và được dịch sang tiếng La tinh, nhưng hầu như chúng không có gì mới cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành.
Thành quả hóa học từ thuật giả kim
Như vậy, các nhà già kim thuật Ả Rập đã mang lại gì mới cho kho tàng kiến thức hóa học chung của loài người? Trước hết họ đã góp phần mở rộng phạm vi hiểu biết về các chất, về các dụng cụ thực hành và các phép biến đổi hóa học. Các thầy thuốc Ả Rập đã chú ý đến việc dùng các chất chiết từ thực vật để chế thuốc chữa bệnh như đường mía, ta nanh. Họ cũng điều chế nhiều hợp chất vô cơ như Mercury sulfide (HgS đen), thần sa (HgS), Clorua thủy ngân (HgCl2) để trị bệnh ngoài da, sunphát đồng để chữa đau mắt, xôđa tự nhiên hay natrum, và xôđa lấy từ tro thực vật mà họ gọi là qualje, họ biết cách thu kiềm bằng cách chế hóa nátri cácbonát với vôi, dùng phèn làm chất cầm máu và thuộc da, borắc tự nhiên, Nasatưa (NH4CI), oxyt kẽm và sunfat kẽm (để chữa đau mất) …
Về mặt lý thuyết, người Ả Rập đã nêu ra quan niệm coi kim loại cấu tạo từ lưu huỳnh và thủy ngân, và lần đầu tiên đã tiến hành phân loại các chất.
Bằng cách kết hợp quan sát, thí nghiệm với các nhiệm vụ thực tế các nhà thuật giả kim Ả Rập đã tiến đến gần các thành tựu của “khoa học bí mật” ở Ai Cập thuộc Hy Lạp và xua tan đám sương mù bao phủ các kiến thức hóa học từ thời Viện Hàn lâm khoa học Alexandria.
Đồng thời nền thuật giả kim Ả Rập giữ vai trò mắt xích nối nền khoa học của Thế giới cổ đại với nến thuật giả kim Châu Âu sau này. Chính nhờ các tác phẩm thuật giả kim Ả Rập dịch sang tiếng La tinh và hoạt động của các nhà thuật giả kim Ả Rập ở Tây Ban Nha mà các kiến thức hóa học được truyền bá rộng rãi ở Nam và Tây Nam Châu Âu. Thực tế sự phát triển hóa học và thuật giả kim Châu Âu bắt đầu bằng sự tiếp xúc của người Châu Âu với nền văn hóa Ả Rập.
Cuối cùng, cũng nên nhắc đến quan niệm về nguyên tử của người Ả Rập mà nhờ có nó các dân tộc Tây Âu sau này mới có điều kiện tim hiểu học thuyết nguyên tử của các nhà Bác học Hy Lạp. Người ta cho rằng, người Ả Rập biết được thuyết nguyên tử của Hy Lạp cổ qua người Ai Cập (tại Ai Cập đầu CN có trường phái triết học Apđen).
Thuyết nguyên tử được một số giáo phái Hồi giáo ủng hộ, các giáo phái này giải thích Kinh Koran và tìm cách bảo vê kinh này trước sức tấn công của các “dị giáo”. Học thuyết nguyên tử Ả Rập dựa trên quan niệm cho rằng, mọi vật thể đều cấu tạo từ những nguyên tử – những hạt giống như các điểm nhỏ không có kích thước. Mọi nguyên tử đều giống nhau về kích thước, khối lượng, bề ngoài… Như vậy nguyên tử của người Ả Rập không còn giống như nguyên tử của Democrite, nghĩa là nó không còn là những hạt vật chất cụ thể nữa. Dần dần với sự phổ biến môn thuật giả kim ở Tây Âu, thuyết nguyên tử Ả Rập được giải thích theo một quan điểm siêu hình khó hiểu.
Ts. Đặng Nhất Hanh