English Study

Kịch Vua Lear của Shakespear – Bản dịch tiếng Việt

3,795 views
kịch vua lear bản dịch tiếng Việt

Bi kịch năm hồi

Thế Lữ dịch

✥Mua trọn bộ bản dịch 5 hồi vở kịch này: 150.000
✥Mua combo bản dịch 9 bộ kịch nổi tiếng nhất của Shakespeare: 300.000đ (Hamlet, Romeo & Juliet, Macbeth, King Lear, Antony and Cleopatra, Julius Ceasar, Giấc Mộng Đêm Hè, Đêm Thứ Mười Hai, và Người Lái Buôn Thành Venice)
☎Call/zalo: 0968017897

Đọc toàn văn kịch Othello bản tiếng Anh

Giới thiệu vở kịch vua Lear của Shakespeare

Câu chuyện Vua Lear dược truyền tụng từ lâu ở Anh, đã được nhiều người viết lại và đã từng được biểu diễn trên sân khấu. Nhưng Shakespeare đã dùng câu chuyện về con bắt hiếu với cha mẹ biến thành một vở kịch có ỷ nghĩa lớn, vượt xa ý nghĩa luân lý tầm thường của những bản cũ, dạt một giá trị triết lý và xã hội sâu sắc.

Vở kịch không chỉ miêu tả một câu chuyện gia đình mà vẽ nên cả một xã hội hét sức lộn xộn, như lời Gloucester nói ở hồi đầu: “Ân ái phai nồng, bằng hữu tuyệt giao, anh em chia rẽ. Thành thị thì phản bạn, nông thôn thì khích bác, cung đình thì bội nghịch, giữa cha con thì tan nát cương thường”. Trong vở kịch, ta thấy biết bao chuyện rắc rối, lộn xộn, ngược với luân thường đạo lý: vua Lear từ bỏ con gái yêu Corđêha, hai con gái lớn thì đuổi bố đi sau khi đã dược chia đất đai. Edmơn thì lập mưu gạt anh ra rồi phản lại cha… Mọi quan hệ tự nhiên giữa con người bị vi phạm. Xã hội bị cắt nhỏ thành từng mảnh vụn, mỗi thành viên chỉ lo cho quyền lợi của mình, chống lại tất cả những người khác. Nhưng, dần dần, chúng ta thấy các nhân vật trong vở hình thành hai khối đối lập. Một bên là những kẻ ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, dó là hai con gái lớn của vua Lear: Regan và Goneril, đó là Edmund, Cornwall, Ổxoan… một bên là những người sống có đạo đức, tôn trọng sự thật, danh dự, lẽ công bằng, đó là công chúa CorđèLear, Kent, Edga, người hề điên. Xung đột giữa hai loại người dó, vị kỷ và vị tha, khiến vở kịch có một giá trị đạo đức lớn. Loại vị kỷ đặt lợi ích cá nhân lên trên tất cả, bất chấp mọi đạo lý, cho nên họ câu kết với nhau cũng chẳng được lâu dài và khi quyền lợi mâu thuẫn thì họ lại giết lẫn nhau: Goneril cùng với Edmund, mưu giết chồng rồi lại bỏ thuốc dộc cho em gái. Thói vị kỷ đưa họ đến chỗ hoàn toàn xấu xa. Họ tiêu biểu cho tư tưởng của xã hội tư hữu chỉ biết có dồng tiền. Còn loại vị tha thì lại tôn trọng dạo lý, không khi nào xa rời đạo lý, dù làm thế họ phải chịu nhiều tai họa. Họ không vụ lợi, săn sàng tận tụy hy sinh vì người khác. Họ tiêu biểu cho những lý tưởng đạo đức của nhân dân.

Trong xung đột giữa hai loại người đó thì vua Lear chiếm một vị trí đặc biệt, ơ đầu vở, ta thấy đó là một ông vua độc đoán… Là một người có rất nhiều đức tính và lại có quyền thế vô hạn, lúc nào củng được chung quanh ca ngợi, phục tùng, kính trọng; vua Lear kiêu ngạo, đánh giá mình quá cao. Õng tưởng phẩm chất của mình xứng đáng được hưởng sự trọng vọng ấy, chứ không phải do địa vị, quyền thế. Ong đem chia đất cho các con, từ bỏ ngai vàng để chứng minh cho mọi người và nhất là cho bản thân thấy rằng dù không ở trên ngai vàng, ông vẫn có uy tín, vẫn được mọi người kính trọng, phục tùng như thế. Hành động dại dột đó có nguyền nhân lôgic nằm trong lòng kiêu ngạo quá trớn. Nhưng đến khi ông không còn quyền thế, của cải trong tay nữa, thì các con quay lại khinh rẻ ông và quần thần cũng không coi ông ra gì. Vua Lear tức giận vĩ mình vẫn là con người ngày trước mà sao lại bị đối xử cách khác. Dần dần, Lear mới hiểu rằng người ta chỉ sợ khi ông làm vua thôi chứ khi ông là dân thường thì chẳng ai sợ cả… Quá trĩnh từ lúc còn mang những ảo tưởng về giá trị và vị trí của mình trong xã hội đến chỗ thấy được rõ những quan hệ thực tế tồn tại trong xã hội là một quá trình đau khổ, dằn vặt vì những ảo tưởng đó ăn quá sâu. Trước hết, Lear hiểu mình không phải con người gì đặc biệt mà củng chỉ như mọi người khác. Mà ở xã hội đó con người không có quyền thế, của cải, địa vị thì chỉ là một “con vật hai chân trần truồng và thảm hại” mà thôi.

Qua thử thách, vua Lear trở thành một người khác hẳn. ơ đầu vở, chúng ta ghét ông vua độc đoán ấy thì giờ chúng ta thông cảm và thương hại, quay niềm căm giận sang cả cái xã hội bất công, vô nhân đạo, cái xã hội để quyền thế, giàu sang lọt vào tay một số người khiến họ ngông nghênh, tự đặt mình lên trên người khác.

Con đường đi tới chân lý của vua Lear đầy đau khổ. Và trong tất cả các nhân vật bi kịch của Shakespeare: Ồtenlô, Hamlet… vua Lear là người chịu số phận bi đát nhất. Song song với bi kịch của vua Lear, còn diễn ra bi kịch của một người cha khác là Gloucester. Nghe lời xiểm nịnh của con ngoại tình, Gloxtơ đuổi con chính thức đi, nhưng rồi lại bị chính đứa con ngoại tình đó phản bội và bị con Cornwall móc mắt. Đoạn hai người gặp nhau, vua Lear và Gloucester, trên đồng hoang, giữa đêm dông tố ở Hồi 111, là một đoạn bi đát trong vở kịch. Vua Lear đến lúc mất trí mới hiểu được mọi sự, còn Gloucester mù mắt mới nhìn thấy sự thật. Thiên nhiên xung quanh củng như phụ họa theo mà hành hạ hai người.

Ngồi trên ngai vàng, vua tưởng minh vĩ đại, nhưng đến lúc bị hắt hủi, bị đuổi ra chốn đồng hoang, vua mới trở thành vĩ đại thực sự, vi mới vượt lên trên cả nỗi đau khổ bản thân mà thông cảm nỗi đau khổ rộng lớn của muôn vàn người bị áp bức bất công trên đời này. Đến giờ, vua Lear mới ân hận trước đây đã không chú ý tới họ trong phạm vi vương quốc mình trị vì. “Ôi! Những kể áo manh, ở đây hay ở đâu nữa, đang trải qua cơn ráo riết của gió mưa hung tàn này, đầu đội mái trời, dạ không gào đói, thân mang tơi tả cho tứ cửa rét lùa, làm sao mà các người chống nổi phũ phàng này của bao mùa cay độc? Trước kia ta it khi đề tâm đến sự tình này”. (Hồi III, Cảnh 4).

Bên cạnh những kể ích kỷ, tàn nhẫn và những nạn nhân của chúng, trong vở kịch nổi bật lên một hình tượng nhân vật vừa tươi sáng, trong trắng vừa anh hùng. Đó là công chúa Cordelia. Ở đầu vở, ta thấy công chúa là một người con gái thẫng thắn trung thực, có tấm lòng cao thượng, không chịu nói sai lòng mình bao giờ, dù phải chịu tai họa. Nhưng đến cuối vở, khi công chúa trở về cứu cha, ta lại thây nàng thành một nữ tướng dũng cảm, chiến đấu lập lại sự cồng bàng và nhân đạo trên đời. Cordelia là một trong những nhân vật phụ nữ thành công nhất của Shakespeare. Nàng có tất cả mọi đức tính quý báu: vừa xinh đẹp, dịu hiền, vừa cương nghị dũng cảm. Nàng mang những lý tưởng nhân đạo của tác giả. Cordelia là nạn nhân đầu tiên của sự độc đoán, chuyên quyền và tiêu biểu cho sự chịu khổ vỉ chân lý. Giữa lúc vua Lear đã mất hết lòng tin vào cuộc sống, nhìn thấy trên đời toàn là bất công, thì nàng đã tới và cứu được tâm trạng đó của cha. Chúng ta còn nhớ khi vua Lear được y sĩ của công chúa cứu chữa, tỉnh lại, nhìn thấy con gái mà mình đã đuổi di một cách tàn tệ ngày trước, Lear không ngờ được con tha thứ, và không ngờ giữa cái thế giới đầy xấu xa và đau khổ này lại có một con người trong trắng, nhân từ và tươi sáng như vậy.

Nhưng Shakespeare không để cho Cordelia thắng như trong câu chuyện truyền tụng ngày trước, mà lại để nàng thất bại. Khi hai cha con bị bát làm tù binh, nàng dũng cảm nói với cha: “Không phải ta mới là những kẻ đầu tiên làm điều hay mà mang họa lớn. Hỡi nhà vua tội nghiệp, chỉ vỉ thương cho cha mà con sa nước mắt. Riêng mình con thỉ con khinh thường số hệ ca cầu.” (Hồi V, Cảnh 3).

Và nàng vẫn giữ được tâm trạng thăng bằng, còn hỏi đùa cha: “Liệu ta có gặp được hai chị của con không?”. Nhưng nàng cũng chưa biết được hết sự biến chuyển đã diễn ra trong lòng cha. Vua Lear giờ đây đã hiểu: hạnh phúc chân chính không phải là được ở trên mọi người, mà chính là ở tấm lòng thanh thản, gần gũi với mọi người khác. Vua sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ miễn là có Cordelia ở gần. Nhưng “cái ác” vẫn còn hoành hành và Cordelia đã bị chết. Nỗi đau khổ mất ngai vàng, mất quyền thế, mất của cải không thấm gì với nỗi mất mát cuối cùng này: mất Cordelia. Vua Lear lại bị mất trí và lần mất trí này không cách gì cứu nổi nữa. Vua Lear đã chêt. Thế là kết thúc một cuộc đời đau khổ. Kết thúc của vở bi kịch rất nhiều máu. Bao nhiêu người chết. Cả những kể tần ác, ích kỷ cũng chết, cả những nạn nhân vô tội của chúng cũng chết. Nhưng cái chết của hàng ngàn những Goneril và Regan sánh sao được với một cái chết của Cordelia. Vở kịch kết thúc và như đặt một câu hỏi: Ỷ nghĩa cuộc đời ở đâu nếu như kẻ ác, người thiện đều chết cả? Nhưng Shakespeare không muốn dóng màn ngay nếu như chưa hé cho chúng ta dược chút tia sáng hy vọng nào: “Gánh nặng của thời buổi thê thảm này, chúng ta phải cam chịu lẩy. Ta chỉ nói những diều thâm tâm ta cảm thấy, chứ không nói những diều lý ưng phải nói ra. Người già cả nhất là người chịu đau thương nhất. Bọn trẻ chúng ta, dù sống bao nhiêu cũng khó lòng từng trải dược bằng”. (Hồi V, Cảnh 3).

Vở kịch không phải dể an ủi chúng ta mà là dể gợi chúng ta suy nghĩ, kêu gọi chúng ta dứng dậy dấu tranh cho một thế giới công bằng và trong sạch. Shakespeare dã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật và bắt chúng ta cũng phải nhìn th&ng vào sự thật dó.

Trong vở kịch, còn có một nhân vật dáng chú ý nữa là người hề điên. Tất cả những nhân vật khác, khi lèn khi xuống, luôn bị những khát vọng lôi cuốn, những đau khổ dằn vặt, riêng hề diên vẫn bình tĩnh sáng suốt, luôn miệng cười. Trong các vở khác, Shakespeare hay dùng nhân vật hề, vừa làm nhiệm vụ diều hòa không khí căng thẳng trong vở, vừa khắc họa sâu những tâm trạng. Nhưng ở vở này, người hề diên tham gia nhiều hơn vào hành dộng kịch và dóng vai trò gần như là người binh luận các sự việc. Không phải binh luận một cách trữ tinh hay ca ngợi như của một số dàn hợp xướng những vở bi kịch cổ đại, mà là binh luận một cách trêu cợt, chế giễu cay đắng và hết sức thông minh. Có thể nói, người hề điển ở đây chính là bản thăn tác giả, chính Shakespeare.

Ngày xưa, các triều dinh châu Ầu, thường sử dụng người hề dược quyền nói thẳng vào mặt vua chúa, ơ vở kịch này, những lời nói, câu dùa, bài hát của người hề dóng vai trò quan trọng, giúp vua Lear chóng nhận thức dược sự thật.

Người hề thường là người rất vô tư, sáng suốt, không bị một quyền lợi gi lôi kéo. Ớ đây, người hề tượng trưng cho ý thức của nhân dân, người dân binh thường, trực tiếp sản xuẩt, dã tích lũy bao nhiêu kinh nghiệm hàng muôn dời. Đối với họ, chân lý rất dơn giản, phải rõ ràng, lành mạnh. Thí dụ, người dân thường hiểu rất rõ rằng người ta sợ và phục tùng vua Lear vl vua có quyền. Nhưng vua Lear thi lại không hiểu dược điều dó ngay. Rồi, trong lúc xã hội đảo diên, người hề diên, một mặt vạch trần những xấu xa bất công của xã hội thời đó, một mặt vẫn tin tưởng ở tương lai:

“Ai sống kia rồi sẽ thấy hiển nhiên

Cái thời thiên hạ không quen đi bằng đầu”. (Hồi III,?.)

Người hề ở đây là thuộc loại dân thường, không có của cải, quyền thế gỉ, chỉ cổ một khối óc mà thôi. Và, như đã nói ở trên, vai trò anh ta khác các nhân vật khác, chủ yếu làm nhiệm vụ bình luận, cho nên không có số phận trong vở kịch.

Gần cuối vở, người hầu điên tự nhiên biến mất, chúng ta cũng không băn khoăn xem anh ta đi đâu, số phận về sau thế nào.

Với chủ nghĩa phê phán nghiêm khắc, với nghệ thuật hiện thực sắc sảo, với một tư tưởng nhân đạo rộng lớn, Vua Lear xứng đáng cùng với Hamlet được coi là hai vở kịch xuất sác và tiêu biểu nhất của thièn tài Shakespeare.

NGUYỄN NAM

Nhân vật kịch Vua Lear

LEAR – Vua nước Anh

VUA NƯỚC PHÁP

CÔNG TƯỚC BURGUNDY

CÔNG TƯỚC CORNWALL

CÔNG TƯỚC ALBANY

BÁ TƯỚC KENT

BÁ TƯỚC GLOUCESTER

EDGAR – Con trai Gloucester

EDMUND – Con ngoại tình của Gloucester

CURAN – Một triều thần

ÔNG GIÀ

BÁC Sĩ

ĐIÊN

OSWALD – Quản gia của Goneril

GONERIL, REGAN, CORDELIA – Những con gái vua Lear

MỘT SĨ QUAN

MỘT NGƯỜI THEO HẦU CORDELIA

MỘT LÍNH TRUYỀN LỆNH

MỘT ĐẦY TỚ CORNWALL

MỘT ĐOÀN TRÁNG SĨ TÙY TÙNG NHÀ VUA

SĨ QUAN, SỨ GIẢ; LÍNH VÀ LÍNH HẦU

HỒI MỘT

CẢNH I

Một lễ đường trong cung điện vua Lear

Bá tước Kent, bá tước Gloucester vàc Edmund ra

KENT – Tôi cứ tưởng lòng hoàng thượng ngả về phía công tước Albany nhiều hơn là về phía Cornwall kia đấy.

GLOUCESTER – Thì từ trước bọn mình ai mà không nghĩ thế. Đến nay, qua việc phân chia đất nước này thực khó lòng mà thấy được đâu là bên khinh bên trọng. Các phần đều nhau khéo quá, dù cân nhắc kỹ càng đến mấy cũng không thể lựa được phần nào phần hơn.

KENT (trỏ Edmund) – Chàng trai này phải chăng là quý công tử, thưa ngài?

GLOUCESTER – Tôi chịu công dưỡng dục nên hắn đó, thưa ngài; nhận hắn là con, tôi ngượng mặt cũng đã khá nhiều, nhưng mãi rồi cũng dạn.

KENT – Tôi thực chưa hiểu.

GLOUCESTER – Mẹ đẻ ra hắn lại rất hiểu tôi, thưa ngài, thành thử cả dạ đa mang, giường cưới chưa có chồng mà trong nôi con đã có. Thực tội lỗi, phải không ngài?

KENT – Tôi không có lòng nào mong tội kia đừng mắc, vì kết quả mới tươi tốt làm sao!

GLOUCESTER – Tôi còn một trai chính thức, trên cháu đây chừng đâu một tuổi, nhưng tôi coi cũng chẳng quý hơn nào. Thằng ranh ma này tuy chưa gọi đã vội ra, nhưng mẹ nó lại đáo để là đẹp! Tôi mới dụng công gây dựng nó và đành thừa nhận đứa con ngoại tình này. Edmund, con biết vị quý nhân này là ai không?

EDMUND – Thưa không ạ!

GLOUCESTER – Đức ông Kent đó, nhớ từ nay phải tôn kính Người là bậc quý hữu của ta, nghe!

EDMUND – Cháu xin sẵn sàng được hầu hạ đức ông.

KENT – Ta rất muốn được quý mến và hiểu biết cậu thêm nữa.

EDMUND – Cháu xin ăn ở xứng đáng với tấm lòng đức ông hạ cố.

GLOUCESTER – Hắn xa quê hương đã chín năm nay. Rồi đây hắn còn đi nữa. Hoàng thượng ra kìa.

Kèn báo hiệu – Vua Lear, Cornwall, Albany

Goneril, Regan, Cordelia và tả hữu cận thần ra

LEAR – Gloucester, khanh đi thù tiếp Pháp vương và công tước Burgundy cho ta.

GLOUCESTER – Phụng mạng.

Gloucester và Edmund ra

LEAR – Bây giờ ta muốn nói ra những điều bấy nay ta giữ kín. Truyền lấy bản đồ! Đây, ta đã chia đất nước làm ba phần. Ta quyết định cất khỏi tuổi già này bao nỗi lo toan cùng công việc nước, đem gánh nặng đặt lên sức vóc trẻ trung hơn, để cho ta được thênh thang bước vào cõi thọ. Hiền tế của ta, Cornwall, và con ta nữa, hỡi Albany mà lòng ta thương chẳng kém, giờ đây ta tuyên bố rõ ràng về từng phần đất đai chia cho mỗi nàng công chúa của ta để tránh về sau mọi điều xích mích. Hai vương công nước Pháp và xứ Burgundy, hai vị giai tế cao sang cùng rắp ranh công chúa út của ta, hai người qua chơi đây ướm hỏi cũng đã khá lâu, ta nên trả lời dứt khoát. Vậy, ta hỏi các con gái của ta, ngày nay ta đã từ thoái mọi phần: quyền lợi, đất đai, cũng như quan tâm việc nước; vậy thì trong các con, kẻ yêu ta nhất là ai, để cho ân trạch của ta biết mưa đổ xuống tấm lòng nào là nơi xứng đáng nhất. Goneril, công chúa đầu lòng của ta, cho con nói trước.

GONERIL – Thưa phụ vương, lòng con yêu phụ vương thực không lời nào tả xiết, con yêu phụ vương thiết tha hơn cả yêu ánh sáng, yêu vũ trụ, yêu tự do, yêu trên hết mọi vật quý giá nhất đời; yêu như yêu sự sống đầy duyên, đầy sức, đầy nhan sắc, đầy vinh quang; yêu như chưa có con yêu cha nào bằng, yêu như chưa có cha nào được con yêu đến thế; yêu tới mức không còn hơi sức nữa và yêu tới độ lời lẽ hóa nghèo nàn; con yêu cha thực vượt xa mọi bờ bến.

CORDELIA (nói riềng) – Cordelia thì sao đây? Yêu mà im tiếng!

LEAR – Cả cõi đất này, từ đây đến đấy, với bao nhiêu rừng cây bóng cả và đồng ruộng phì nhiêu, với bao nhiêu sông cá đầy nguồn cùng bãi bờ bát ngát, ta cho con làm nữ chủ. Đó là sở hữu của con và Albany, truyền cho con cháu đời đời. Nào, đến thứ nữ của ta thì nói sao? Regan, con rất yêu quý của ta, vợ của Cornwall, con nói đi.

REGAN – Con với chị con đều đúc nên cùng một chất và so với chị, con biết mình con nào có kém chị? Nghe trong trái tim chân thật của con, con thấy lời chị con vừa thốt ra chính là tiếng của lòng con yêu kính đó; có điều lời ấy còn xa mới đạt tới độ nồng nàn. Con nói thực, con thù ghét mọi sinh thú ở đời, duy nhất chỉ thấy được hạnh phúc trong tấm tình con yêu đấng phụ vương rất tôn kính.

CORDELIA (nói riêng) – Hẩm hiu thay cho Cordelia này! Không! Đâu đến nỗi vậy? Tình ta dào dạt còn phong phú hơn lời lẽ ta nhiều.

LEAR – Thuộc về con và dòng dõi của con hưởng thụ đời đời là cả một phần ba phong tục đất nước đẹp tươi này, cũng rộng lớn, cííng hữu tình chẳng kém chi phần dành cho Goneril. Còn bây giờ, nào hòn ngọc báu rất nâng niu tuy út ít của ta, trang thục nữ thanh tân mà cả vườn nho nước Pháp và cả đồng cỏ sữa Bơcgơđin đang cùng ganh nhau để chiếm được trái tim: con nói sao đây để đáng được hưởng phần ba đất nước còn trù phú hơn cả phần của hai chị con? Con nói đi.

CORDELIA – Thưa phụ vương, con chẳng có gì đáng nói.

LEAR – Chẳng có gì?

CORDELIA – Con chẳng có gì.

LEAR – Chẳng có gì thì chẳng được gì hết. Nói đi nào!

CORDELIA – Tội thay cho con! Trái tim con, con không sao nâng nó lên đầu lưỡi được. Con yêu cha đúng theo đạo nghĩa kẻ làm con. Vậy đó thôi, không hơn không kém.

LEAR – Thế nào, thế nào? Cordelia? Con nên lựa lại lời mà nói, kẻo nữa con sẽ phải thiệt thòi nhiều!

CORDELIA – Thưa phụ vương của con, phụ vương đã sinh ra con, nuôi nấng con, thương yêu con; nghĩa nặng đó con xin đền đáp lại sao cho phải đạo; con vâng lời cha, yêu quý cha và hơn nữa, làm rỡ ràng công đức phụ vương. Hai chị con nói là yêu cha đến trọn hết cả tấm tình yêu; nếu thực thế thì sao hai chị lại lấy chồng? Một ngày kia mà con lấy chồng thì vị phu tướng nào đưa tay ra đón lấy tâm nguyên của con cũng sẽ đón theo về phân nửa tấm tình con, phần nửa công phụng dưỡng với phần nửa bổn phận của con. Chắc chắn là con phải đừng lấy chồng như hai chị con mới có thể toàn tâm toàn ý dâng trọn tình con cho cha con được.

LEAR – Cô nói đúng theo lòng cô đấy chứ?

CORDELIA – Thưa phụ vương, vâng.

LEAR – ít tuổi thế mà đã vô tình đến thế sao?

CORDELIA – Thưa phụ vương, ít tuổi thế nhưng mà chân thực.

LEAR – Được lắm. Đem cái chân thực ấy đi mà làm của hồi môn. Vì rằng, thề với ánh sáng thần thiêng mặt trời, thề với bầu bí mật của Hêcat và của trời đêm, thề với các tinh cầu có quyền năng cho ta được sống hay phải chết; tại đây, ta gạt bỏ hẳn mọi ân tình phụ tử, mọi quan hệ huyết mạch tông môn và từ đây ta coi mi vĩnh viễn là người dưng: đối với ta không vương, không bận. Đối với cái giống man rợ phải ăn thịt con mới đủ thỏa cơn thèm lòng ta gớm ghét như thế nào thì đối với mi, lòng ta cũng thế, hỡi kẻ trước đây đã từng là con gái của ta.

KENT – Kính tâu chúa thượng.

LEAR – Thôi, im đi, Kent! Chớ có đứng cản trước mặt rồng thiêng đang cơn thịnh nộ. Thực uổng công ta yêu quý nó nhất từ bấy đến nay, những tưởng trao trót tuổi già vào tay nó ân cần phụng dưỡng! Bước khỏi đây ngay cho khuất mắt ta! Nhắm mắt dưđi mồ dứt khoát là được yên thân, thì tại đây, lấy lại tấm lòng cha, ta cũng dứt khoát tuyệt tình thương nó! Cho triệu người Pháp vào đây! Đứng phỗng ra thế à? Triệu cả người Burgundy vào! Cornwall và Albany, kèm thêm phần ba kia vào phần của hai công chúa. Còn như nó, thì mang cái tính kiêu hãnh mà nó gọi mỹ miều là chân thực đó đi mà lấy chồng! Ta ban cho hai khanh mọi quyền binh của ta, uy vũ của ta cùng với mọi đặc quyền của một vị quân thượng. Còn phần ta, với một trăm viên tùy tướng ta dành riêng và do các con đài thọ, ta sẽ đến ở với mỗi con một tháng, tuần tự luân phiên. Ta chỉ giữ cho ta cái danh hiệu nhà vua thôi; ngoài ra, kiểm soát thu nhập và quản trị quốc gia là ở trong tay các con hết. Và để xác nhận lời ta nói, thì đây, vương miện của ta, ta trao cho hai con chia đôi.

Trao vương miện

KENT – Hỡi Lear chí tôn, hỡi người mà tôi hằng thờ phụng với đạo quân thần, kính yêu với tình cha con, tuân theo với nghĩa sư đệ, tôi khấn vái như thánh bản mệnh trong lúc nguyện cầu…

LEAR – Coi chừng! Cung đã giương, dây đã kéo, tránh khỏi mũi tên bay!

KENT – Cho têrí cứ phóng ra, dù mũi thép có phạm tới cõi tim này. Kent tôi thô bạo cũng cam, bởi vua Lear đã thành mất trí. Người tính giở chuyện gì đây hỡi con người tuổi tác? Dễ thường Người tưởng đạo làm tôi sợ không dám nói khi uy quyền chúa thượng đến cúi mình trước giọng lưỡi nịnh thần? Bảo vệ tiết- tháo thì lời chính trực phải giữ tới cùng khi đấng quân vương sa vào vòng mê muội. Xin hãy thủ tiêu lời phán quyết của Người đi! Hãy nghe theo lương tri minh mẫn nhất của Người! Dẹp cơn nóng vội kinh người kia xuống! Lời tôi nói ở đây có cả đời sống tôi bảo lãnh: công chúa nhỏ tuổi nhất của Người không phải là kính yêu Người ít nhất đâu. Phàm tấm lòng không trống rỗng thì khi cất tiếng lên thường nhỏ nhẹ, chứ không kêu ầm vang.

LEAR – Kent, liệu đời nhà ngươi! Chớ thêm lời nào nữa!

KENT – Đời của kẻ này, trước sau chỉ để đem ra mà sinh tử với kẻ thù nhà vua; tôi có sợ thiệt đời đâu, cô’t sao cứu sống được chúa thượng.

LEAR – Ta không muôn nhìn mặt ngươi nữa!

KENT – Nhà vua nên tỉnh mắt! Hãy cứ để hạ thần làm điểm hồng tâm trung thực cho Người.

LEAR – Thề có Apollo!

KENT – Có Apollo! Quỷ thần nào nhà vua cầu cũng vô ích.

LEAR – Đồ nghịch thần, gia tặc! (Tay nắm gươm)

ALBANY và CORNWALL – Thôi, xin chúa thượng.

KENT – Vâng, xin cứ giết lương y của nhà vua đi rồi đem lương bổng của hắn ta mà đắp vào cơn ác bệnh. Nhà vua mà không đủ tiêu phán quyết của Người thì chừng nào còn hơi sức là tôi còn kêu vua Lear làm quấy!

LEAR – Nghe đây quân phản bội! Nhớ phận ngươi là phận bầy tôi, hãy nghe đây! Bởi ngươi đã rắp tâm đòi ta triệt phá điều ta đã quyết nguyền – sự đó, ta đây chưa bao giờ dám làm – ngươi lại quá đỗi kiêu căng, sấn vào quyền phép của ta mà cản ngân vương mệnh – tội đó, bản tính của ta cũng như cương vị của ta không thể dung thứ được, thì ngươi hay biết phép ta đây, mà cúi đầu nhận phạt. Ta chỉ hạn cho ngươi trong năm ngày lo liệu xong hành trang tư lý, ngày thứ sáu thì thân hình ô uế của ngươi phải bước ra khỏi giang sơn của ta; nếu ngày thứ mười mà cái thể xác bỏ đi của ngươi còn thấy lảng vảng ở cõi đất này thì ngươi phải chết. Bước! Mệnh lệnh này, Chúa thiên đình cũng không đổi lại được.

KENT – Kính biệt người, quân thượng. Người đã khiến sự sinh ra thế, thì tự do bỏ đi nơi khác; còn đây là cõi lưu vong. (Với CORDELIA) – Xin thần minh rủ thương đùm bọc lấy nàng, hỡi người con gái tâm tình rất thẳng ngay, lời nói vô cùng chính trực. (Với Regan và Goneril) – Mong rằng những giọng mỹ miều sẽ được việc làm của các ngươi chứng thực, và những câu tình nghĩa nở được ra kết quả tốt tươi. Vậy là, thưa các vương công, Kent này xin kính biệt tất cả các ngài, Kent đi tiếp tục cái thân thế già cỗi của mình ở phương trời mới.

Vào

Gloucester cùng với vua Pháp và công tước Burgundy và bọn tùy tùng của họ ra

GLOUCESTER – Tâu, có Pháp vương và Burgundy công tước vào chầu chúa thượng.

LEAR – Ngài công tước Burgundy, trước hết ta hãy xin hỏi ngài là người cùng vương công đây cầu hôn con gái ta: Ngài nhắm món của hồi môn ít nhất phải tới chừng nào mới không bỏ cuộc?

BURGUNDY – Kính tâu hoàng thượng, tôi chẳng mong gì cao quá cái độ ngài đã hứa ban cho. Mà thấp hơn, thì hẳn lòng ngài không định thế.

LEAR – Ngài Burgundy rất tôn quý. Khi mà con gái ta đối với ta còn rất là châu báu, thì đúng là ta sẽ giữ như lời ta đã hứa cho. Nhưng bây giờ giá cô nàng đã xuống. Đó, con người trước mặt ngài đứng đó. Trong cái bóng dáng hình nhân kia, nay chỉ tay không mang độc trọi có lòng ta ghét bỏ; nếu còn được phần nào hoặc được cả mười phần vẫn khiến ngài ưng ý, thì đấy, nó đã thuộc về ngài.

BURGUNDY – Tôi thực không biết trả lời ra sao nữa.

LEAR – Con người vốn dĩ tật nguyền kia, mất hết lòng ta thương, đèo thêm lòng ta hờn giận, lấy lời ta nguyền rủa làm của hồi môn, bị gạt khỏi gia đình với lời ta thề độc, – con người ấy hiện nay ngài còn theo đuổi nữa hay thôi?

BURGUNDY – Kính xin hoàng thượng thứ cho, với điều kiện như kia, thì còn chi mà phải kén chọn?

LEAR – Vậy, ngài thôi nó là phải; vì nhân danh thứ quyền phép đã dựng nên ta, ta đã nói rõ cả với ngài về tài sản của nó rồi đấy! (Với vua nước Pháp) – Còn đối với vị anh quân đây, thì nếu ta lại đem gả cho Ngài kẻ mà ta gớm ghét, tức là làm tổn hại lớn cho tình hữu hảo của chúng ta; lòng ta sao nỡ? Vậy ta mong ngài chuyển hướng cầu duyên về một nơi xứng đáng hơn, chớ như kẻ khốn nạn kia thì tạo vật thiên nhiên cũng phải hổ ngươi vì có nó.

VUA PHÁP – Thực là chuyện kỳ dị! Có lẽ nào mà một người mà chỉ mới vừa đây thôi vẫn còn là châu báu nhất, nhà vua mở miệng là ban khen, coi là hương hoa tuổi thọ của Người, không ai tốt nết hơn, không ai đáng quý hơn, – vậy mà chỉ trong thoáng chốc lại phạm những tội gớm ghê, đến mất sạch sành sanh bao nhiêu từng ân huệ. Đến nỗi này thì: hoặc là tội lỗi nàng phải hết sức dị thường, bạo thiên nghịch địa; hoặc là lòng yêu thương của nhà vua nay đã hóa ra lẫn cẫn mất rồi! Nhưng muốn tin được là nàng có tội, họa chăng phải có một thứ tín điều mà nếu không có phép quỷ thần thì lý trí tôi không đời nào chịu chấp nhận.

CORDELIA – Tuy rằng lỗi của con là không biết khôn ngoan ngọt ngào đầu lưỡi, chỉ muôn làm hay hơn là nói giỏi, con cũng xin phụ vương truyền phán cho thiên hạ hay rằng, con mất ân sủng của phụ vương không phải vì bất cứ một hành vi nhơ nhuốc nào hoặc một bước lầm đường vô hạnh nào, mà chỉ vì con không có được ánh mắt tha thiết khẩn cầu, không có được thứ miệng đong đưa mà con vui lòng chịu thiếu, mặc dầu sự thiếu thốn đó đã khiến con mất luôn cả lòng từ ái của phụ vương.

LEAR – Thà mày đừng sinh ra đời còn hơn là sinh ra lại làm thất ý ta như thế.

VUA PHÁP – Chỉ là thế thôi sao? Chỉ là chuyện một bản tính chậm lời, khéo làm mà vụng nói? Burgundy tướng công, ngài trả lời cho nàng sao đây? Tình mà còn suy tính vấn vương thì còn tình đâu nữa? Ngài có yêu thương nàng? Bản thân nàng là một kho châu ngọc đó.

BURGUNDY – Muôn tâu hoàng thượng, người cứ chỉ ban cho nguyên cái phần người đã hứa là tôi xin bái lĩnh Cordelia về làm nữ công tước Burgundy.

LEAR – Ta không cho chi hết, ta đã thề là ta nhất quyết.

BURGUNDY – Tôi đành lấy làm tiếc vậy thôi: vì nàng làm mất lòng cha, nên phải thiệt mất người chồng.

CORDELIA – Xin ngài Burgundy yên tâm. Ngài tính lấy tài sản tôi làm đối tượng tình yêu, thì tôi không thể nào làm vợ ngài được.

VUA PHÁP – Nàng Cordelia kiều diễm! Nàng giàu có biết bao khi chỉ có đôi bàn tay trắng, nàng càng thêm quý giá vì bị bỏ rơi, càng thêm đáng yêu bởi bị người khinh miệt. Nàng, cùng với đức hạnh của nàng, ta xin chiếm lĩnh. Ta đoạt cho ta được lắm chứ, cái phần mà thiên hạ rẫy ruồng gạt đi. Hỡi thiên địa thần minh! Lạ lùng thay, đối trước những lòng rẻ rúng giá băng kia, tình của ta trên muôn kính ngàn yêu thêm bừng cháy. Nàng công chúa không của hồi môn này, thưa hoàng thượng, tay không về với kẻ gặp phước may này, sẽ là hoàng hậu của tôi, của thần dân tôi, của cả nước Pháp thân yêu và tươi đẹp. Không một vị công tước nào của xứ Burgundy ẩm ướt chuộc lại được nơi tôi người con gái bị hạ giá mà quý giá vô ngần này! Tạm biệt họ hàng đi, em Cordelia! Mặc dầu người ta không tình không nghĩa. Thôi đành nơi này em mất hết nhưng chôn khác em lại được nhiều.

LEAR – Thì đấy, nhà vua nước Pháp cứ việc đem nó về! Ngữ này, ta không còn chấp nhận là con gái của ta, cũng chẳng còn bao giờ ta thèm nhìn mặt nữa. Thôi đi đi! Đừng hòng ta thương, ta ân xá, hay ta ban một chút ơn lành! Nào mời, ngài công tước xứ Burgundy.

Lear, Burgundy, Cornwall, Albany, Gloucester và bọn tùy tùng vào

VUA PHÁP – Nàng từ biệt hai chị đi.

CORDELIA – Thưa hai chị, ngọc báu của cha, Cordelia không khỏi rơi châu khi từ biệt hai chị. Em biết lòng hai chị lắm, và nết của hai chị; vì tình ruột thịt, em không tiện gọi thẳng tên nó ra. Xin hai chị cư xử tốt với cha. Em phó thác cha cho những tấm lòng kia đã thốt nên lời tâm nguyện. Thương thay! Giá em vẫn được lòng thương của Người, thì em ưng thấy Người trong tay phụng dưỡng khác tốt hơn. Thôi, vĩnh biệt hai chị.

REGAN – Cô không phải dạy chúng tôi cách ăn ở.

GONERIL – Cô cứ gắng mà chiều đức phu quân của cô cho khéo, người ta đã cứu vớt cô khỏi chỗ khốn cùng. Cô chi li cả với điều vâng thuận ý cha; cho cô đáng đời, cô muốn tay trắng thì được tay trắng rồi đó.

CORDELIA – Thời gian rồi sẽ phơi bày ra những nhân tâm lẩn núp sau khôn khéo. Ai che giấu lỗi, thế nào cũng phải hối về sau. Mong cho các chị mọi điều thịnh vượng.

VUA PHÁP – Ta ra thôi, nàng Cordelia mỹ lệ.

Vua Pháp và Cordelia vào

GONERIL – Em này, chị có nhiều điều rất cần bàn với em, quan hệ đến cả hai chị em ta! Chị chắc tối nay cha chúng ta lên đường.

REGAN – Đúng rồi, cha đi vói chị đấy. Tháng sau thì đễh lượt cha sang em.

GONERIL – Em xem, tuổi già tính nết cha đổi thay như thế đấy. Những điều trông thấy vừa đây không phải là chuyện nhỏ. Ông cụ vẫn yêu con Cordelia hơn cả, vậy mà, đùng một cái, ruồng bỏ nó, đủ biết ông cụ thiếu suy nghĩ biết chừng nào?

REGAN – Bệnh não tuổi già! Với lại thực ra ông cụ cũng chẳng bao giờ biết giữ mình một tý gọi là có.

GONERIL – Thời ông cụ tỉnh táo phương cương nhất, cũng đã thường sinh ra cơn trận đùng đùng. Bây giờ, già rồi, bọn mình coi chừng không những rồi phải chịu đựng cái cố tật đã kinh niên mà còn phải tính đến cả những lúc dở chứng thất thường của cái tuổi khật khừ đâm cắm cảu.

REGAN – Thế nào rồi chúng mình chẳng bị ông cụ thình lình giáng cho những vố đáo để, như việc phóng trục lão Kent vừa rồi?

GONERIL – Lúc này ông cụ đang dở cuộc tiễn biệt nhà vua Pháp. Chị em ta hội ý với nhau ngay đi. Nếu cứ với tình trạng thế kia mà ông cụ vẫn nắm vững uy quyền thì chuyện tự ý thoái vị mới đây đối với chúng ta có thể trở thành một mối hậu họa.

REGAN – Chúng ta sẽ nghĩ kỹ vấn đề này.

GONERIL – Phải tính cách nào, càng sớm càng tốt.

Cả đôi vào

HỒI II

Một sảnh đường trong lâu đài bá tước Gloucester, Edmund ra, tay cầm một bức thư

EDMUND – Hỡi bản tính tự nhiên, nữ chúa của ta, ta vì bà mà cúc cung tận tụy. Ta việc quái gì phải tuân theo thói đời hủ bại để cho cái thiên hạ bo bo luân thường đạo lý tước đoạt quyền lợi của ta, chỉ bởi lẽ ta ra đời muộn hơn một thằng anh độ mươi mười hai tháng.

Sao lại là con hoang? Sao lại ti tiện? Khi mà chân tay ta cũng đầy đặn, tâm trí ta cũng khôn ngoan, dáng bộ ta cũng rất là hẳn hoi như được bất cứ một hiền đức phu nhân nào sinh hạ? Sao lại gieo cho bọn ta tiếng xấu xa, ô nhục, là giống hoang thai? Xấu? Xấu cái gì nào? Từ một cuộc nồng say ân ái của bản nhiên tính người, mà thừa hưởng được sức cường tráng của ta, ta lại chả hơn hàng sâu hàng sốc bọn người vớ vẩn ngây thơ, tạo nên trên những cỗ giường rầu rĩ, chán chường, sau những cuộc giao hòa lim dim ngái ngủ, hay sao? Bởi vậy, cho nên, Edgar, ông con chính thức ơi, tài sản của ông phải về tay tôi mới được: tấm lòng của bố sẻ cho con hoang Edmund cũng phải dồi dào như con chính thức Edgar. “Con chính thức”! Rõ khéo vẽ trò! Nhưng ông con chính thức ơi, cái thư này mà đạt được, cơ mưư ta mà thành, thì đứa con hoang Edmund này sẽ cưỡi lên mình ông con chính thức. Ta tha hồ mà oai phong, mà phú quý! Lạy quỷ thần thiên địa, xin phù hộ độ trì cho giống con hoang.

Gloucester ra

GLOUCESTER – Kent bị phóng trục như thế đó! Vua nước Pháp thì giận dữ ra về. Tối nay hoàng thượng đã lên đường. Quyền bính vua nhường hết rồi, chính vua thành kẻ ăn hưu bổng, bao nhiêu đó chỉ trong một thoáng bất thần… Kìa, Edmund! Tin gì vậy?

EDMUND – Dạ, xin tướng công thứ cho, không có gì đâu.

Làm vẻ giấu giếm bức thư

GLOUCESTER – Việc gì mà phải luống cuống cất giấu bức thư kia như thế?

EDMUND – Dạ, không có gì hết, thưa tướng công.

GLOUCESTER – Vậy giấy tờ gì anh đang đọc thế?

EDMUND – Dạ không có gì.

GLOUCESTER – Không có gì? Thế vừa giúi vội cái gì vào túi? Không có gì thì chẳng cần gì phải giấu như vậy. Đưa xem. Nếu không có gì thì ta cũng sẽ chẳng cần gì đeo kính.

EDMUND – Con van tướng công tha tội cho con. Đây là bức thư của anh con thôi, con chưa đọc hết, nhưng chỉ mấy đoạn mới lướt qua con cũng thấy nó không nên để đức ông đọc.

GLOUCESTER – Anh đưa bức thư cho ta.

EDMUND – Đôi đường con đều có tội: giữ nó lại, cũng như đưa trình đức ông. Vì nội dung bức thư, theo ý con hiểu ra, thực rất là đáng trách.

GLOUCESTER – Đưa, đưa đây.

EDMUND – Xin cho con nói trước hộ anh con: con hy vọng rằng anh con viết thư này chẳng qua để ướm thử lòng con thôi.

GLOUCESTER (đọc) – “Sự tôn kính buộc ta phải khuất phục tuổi già, khiến cho cay đắng cả trần gian, mất hết của ta một quãng tuổi đời tươi đẹp nhất. Các cụ giữ riết lấy tài sản của ta, cho mãi đến cái ngày mà chúng ta luống tuổi mất rồi, có muốn phỉ chí tang bồng củng không còn sức nữa. Anh bắt dầu nhận thấy rằng: cái thế áp bức già cả kia chỉ là một nếp bạo ngược chí ngu và vô ích: nó trấn áp được ta không phải vì nó mạnh, mà tại người ta cứ nhẫn nại cúi đầu. Mời em sang bèn anh, anh sẽ nói rõ hơn. Nếu cha chúng mình ngủ một giấc dài, anh có đánh thức mới dậy, thì em sẽ được hưởng một nửa tài sản của ông già và sẽ mãi mãi là em thân ái của anh. Edgar’. – Chà! Mưu mô phản nghịch! “Ngủ một giấc dài, anh có đánh thức mới dậy… em sẽ được hưởng một nửa gia tài của ông già”. Thằng Edgar con trai lão! Tay nó nỡ viết những lời này sao? Con tim khối óc nó nỡ ấp ủ những điều như thế sao? – Anh nhận được thư này bao giờ? Ai đưa tới?

EDMUND – Thưa đức ông, chẳng ai đưa tới, mà đó mới là chỗ tinh vi. Con thấy nó ở cửa sổ phòng con.

GLOUCESTER – Anh nhận ra là nét chữ của Edgar chứ?

EDMUND – Nếu trong thư chỉ nói điều lành thì con dám đoan quyết đúng là nét chữ của anh con; nhưng đây lại khác, thì con không muốn tin là thế một chút nào.

GLOUCESTER – Đúng chữ của nó đây mà.

EDMUND – Vâng, thưa đức ông, quả là tay anh ấy viết thực; nhưng con thiết tha mong rằng bụng dạ anh không giống lời thư.

GLOUCESTER – Nó đã dò hỏi ý anh về chuyện này bao giờ chưa?

EDMUND – Dạ, thưa chưa bao giờ. Nhưng còn thường thấy anh nói ra miệng rằng một khi con cái đã đến tuổi khôn lớn mà cha mẹ ngày ngày suy yếu, thì cha mẹ nên nương dựa vào con, mà để việc quản lý gia tài cho con cái, như thế mới phải.

GLOUCESTER – Chà! Quân đốn mạt! Rõ ràng giọng lưỡi nó viết trong thư. Quân khốn kiếp! Giống vô loài, nòi nghiệt súc! Nghiệt súc cũng không độc dữ bằng! Đi gọi nó đến cho ta! Ta sẽ tống nó -vào nhà lao! Hừ giống lăng loàn khốn kiếp! Nó đâu?

EDMUND – Dạ! Con cũng không biết nữa. Nhưng dám xin đức ông đừng giận anh con vội, hãy để xem xét cho minh bạch thêm về bụng dạ anh con đã, khi ấy có tiến hành thì mới thực vững chân. Trái lại, đức ông mà mạnh tay quá với anh, lỡ hiểu lầm ý anh con chăng, như thế e rằng sẽ làm phương hại lớn đến danh dự đức ông mà làm nát tan một tấm lòng hiếu thuận. Con xin đem sinh mệnh ra đoan quyết: anh con viết thư đó để thử thách tình gắn bó của con đối với đức ông thôi, chứ không có ý gian ngoan nào khác.

GLOUCESTER – Anh tin chắc thế sao?

EDMUND – Nếu đức ông ưng thuận, con xin thu xếp để đức ông nghe được câu chuyện anh em con nói với nhau về việc này. Đức ông sẽ có được chứng cớ phân minh nghe rành rọt ngay tại trận. Mà chỉ nội tối nay thôi.

GLOUCESTER – Không lẽ nó lại quái quỷ đến như thế…

EDMUND – Vâng, không lẽ nào!

GLOUCESTER – … Đối với người cha yêu nó, quý nó hết sức hết lòng! Trời đất ơi! Trời đất ơi! Edmund, đi tìm nó ngay đi! Sao cho ta thấu tỏ được tâm địa nó, tùy ý anh thu xếp, muốn làm cách nào thì làm. Ta không muốn kể gì đến cương vị kẻ làm cha lúc này, miễn sao biết được mọi điều minh bạch.

EDMUND – Con xin đi tìm anh ấy tức khắc, con cố lo liệu cho thuận tiện và xin báo ngay với đức ông.

GLOUCESTER – Những kỳ nhật thực, nguyệt thực gần đây báo triệu thực không có gì là tốt! Lý trí con người có thể giải thích nó ra thế này thế nọ, nhưng con người vẫn không tránh thoát những quả báo theo sau: ân ái phai nồng, bằng hữu tuyệt giao, anh em chia rẽ. Thành thị thì phản loạn, nông thôn thì khích bác, cung đình thì bội nghịch: giữa cha con thì tan nát mối cương thường. Hòn máu nghiệt súc của ta thực đáp ứng đúng điềm trời: đó là con chống lại bố. Nhà vua u mê, tính tình điên loạn: đó là bố hại con. Tháng năm tươi tốt của thời ta đã qua rồi! Nay thì quỷ trá, phản bội, lăng loàn, toàn những tai ách nhiễu nhương theo sát bước kinh hoàng của ta tiến về cõi chết. – Edmund! Tìm cho ra quân khốn nạn kia, nghe! Anh sẽ chẳng uổng công đâu, mà phải tính làm cho hết sức thận trọng. – Kent, con người hiền lương trung nghĩa, thế là bị phóng trục rồi! Ngài phạm tội gì? Tội chính trực! Quả thực là dị kỳ!

Gloucester vào

EDMUND – Thiên hạ rõ đến là nực cười! Hễ cứ gặp phận hẩm hiu – có khi do dại dột của chính mình – là y như người ta đổ rìệt cho mặt trời, mặt trăng với các ngôi sao gây nên tai họa! Làm như mình khôn nạn là vì số mệnh; ngu ngô’c là tại thiên cơ; lường đảo, trộm cắp, gian phi là do quyền năng tự các áng thiên cầu; rượu chè, dối trá, đĩ bợm là bất đắc dĩ phải vâng theo sức chuyển vận của tinh tú! Làm như bao nhiêu cái ta làm bậy cũng chỉ là do sự dun dủi của lòng trời! Thực là tiện lợi biết bao! Một tay dâm đãng vào cỡ thánh sư cứ việc đổ hết thói tật của mình cho một ngôi sao, thế là yên chuyện. Bố tôi ngủ vói mẹ tôi nhằm cung sao Long vĩ chiếu, và mẹ tôi đẻ tôi dưới cung sao Thần nông; thành thử tôi cứ phải là thô bạo và dâm đãng. Mẹ kiếp! Tôi vẫn cứ là tôi như thường, dù cho ngôi sao trinh bạch nhất của vòm trời có chiếu xuống cái bản mệnh con hoang của tôi.

Edgar ra

Kìa Edgar… hắn đến vừa may, đúng như đoạn kết thần tình của một tấn tuồng cổ. Vai trò của ta là cái vai âu sầu gian xảo, pha vào đó những tiếng thở dài não nuột trò hề. Ôi! Mấy kỳ nhật thực nguyệt thực kia, hẳn là điềm đôi bên xung khắc! Fa, sol, la, mì…!

Y ranh mãnh hát mấy tiếng sau cùng rồi làm mặt trầm ngâm suy nghĩ

EDGAR – Edmund, em! Suy nghĩ gì mà trầm ngâm quá thế?

EDMUND – Anh! Em đang nghĩ đến những lời báo triệu em được đọc bữa nọ về hậu quả gấu ăn trăng.

EDGAR – Em quan tâm đến thứ chuyện này lắm sao?

EDMUND – Em xin đoan quyết với anh rằng những điều dự báo kia, tai hại thay, nhất định sẽ xảy ra liên tiếp. Nào là trong đạo cha con thì bất từ, bất hiếu; nào chết chóc, đói kém; nào bạn bầu tan tác; nào đất nước phân chia; nào vua bị hiếp đáp, bị rủa nguyền cùng với hàng quyền quý; nào những chuyện nghi ngờ vô có, chuyện đồng liêu bị truất, chuyện tan bày sẻ đội; chuyện bội nghĩa phụ tình, ôi, không biết bao nhiêu mà kể.

EDGAR – Em học làm nhà chiêm tinh từ bao giờ thế?

EDMUND – Thôi! Thôi! À lần anh gặp cha gần đây nhất là từ bao giờ nhỉ?

EDGAR – Mới đêm hôm qua.

EDMUND – Anh có nói chuyện với cha không?

EDGAR – Có. Hai tiếng đồng hồ liền.

EDMUND – Lúc chia tay có vui vẻ không? Anh không thấy có vẻ gì là cha phật ý để lộ ra trong lời nói hay trên sắc mặt của người ư?

EDGAR – Tịnh không.

EDMUND – Anh hãy nghĩ kỹ lại xem anh đã làm thất ý cha trong việc gì, và, bây giờ thì em van anh, anh hãy tránh mặt cha đi ít lâu, để cơn giận của cha qua đi đã. Lúc này, cha đang giận anh dữ lắm, giận đến nỗi giá thân anh có bị chết nữa cha cũng chưa nguôi đâu.

EDGAR – Lại một thằng khốn nào dèm pha hẳn thôi.

EDMUND – Em cũng lo như thế. Anh nhé, xin anh chịu khó lánh đi đã, chờ đến chừng cơn nóng giận của cha nguôi bớt hẵng hay. Anh nghe em, anh sang ngay bên nhà em mà ở, em sẽ thu xếp khéo cho anh nghe được tiếng của đức ông. Đi ngay đi, em lạy anh, chìa khóa phòng em đây. Mà, anh có cần đi đâu khỏi nhà là phải mang theo khí giới đấy.

EDGAR – Mang theo khí giới?

EDMUND – Anh ạ, em cần báo trước với anh; mang khí giới phòng thân là hơn hết. Nếu thiên hạ thực có ý tốt với anh thì em không phải giống người tử tế nữa. Ây là em chỉ mới nói sơ qua điều em nghe được, thấy được cho anh biết thôi, sự thực còn ghê gớm hơn thế. Anh đi đi, em van anh.

EDGAR – Em có về ngay cho anh biết tin không?

EDMUND – Em xin giúp anh hết lòng trong việc này.

Edgar vào

– Ông bố thì cả tin. Ông anh thì cao thượng, quá xa với điều bậy bạ đến nỗi không ngờ biết tí gì. Tấm lòng ngây dại ấy thực là đắt cho cái mưu của mình. Ta thấy rõ câu chuyện rồi. Gia tài này nếu không có được bằng quyền thì ta cũng chiếm được bằng mưu. Thủ đoạn nào mình cũng dùng, miễn là được việc.

HỒI III

Lâu đài của công tước Albany
Một sảnh đường
Goneril cùng với viên quản gia Oswald

GONERIL – Ông cụ đánh giá người gia tướng của ta về chuyện đã mắng thằng hề của ông cụ, phải không?

OXO AN – Thưa bà, vâng.

GỒNƠRIN – Đến ngày ông cụ làm khổ ta; không lúc nào ông cụ không nổ ra điều này tiếng nọ, làm loạn cả nhà. Ta không thể chịu đựng mãi đâu. Bọn quan hầu của ông cụ thì sinh ngang ngược, còn ông cụ thì hơi một tý lại kêu ca. Lát nữa ông cụ đi săn về, ta không muốn nói năng gì với ông cụ. Bảo là ta khó ở. Các ngươi có sao lãng việc phục dịch, thì càng tốt thôi, tội lỗi đâu ta nhận hết.

Tiếng kèn săn

OSWALD – Thưa bà, cụ đang về, tôi nghe thấy hiệu kèn báo.

GONERIL – Cho các ngươi tha hồi mà tỏ ra đủng đỉnh ngại ngần, ngươi cũng như bầy bạn ngươi. Ta định làm cho ra chuyện: ông ấy tức thì cứ mặc ông ấy sang ở với em gái ta. Ta biết cô ấy cũng chẳng khác gì ta, nhất định không chịu cho ai trùm lợp. Rõ khéo cái ông già hủ bại! Quyền tự mình đã không giữ nữa, lại cứ đòi hống hách, đòi phán với truyền! Thề có quỷ thần, cái ông già lẫn cẫn này đã trở thành con nít mất rồi. Chiều chuộng lắm chỉ đâm hỏng nhiều, phải khe khắt mới được! Nhớ điều ta dặn, nghe!

OSWALD – Thưa bà,vâng.

GONERIL – Đối với bọn tùy tướng, các ngươi càng phải tỏ ra rẻ rúng, lạnh nhạt hơn nữa. Sinh chuyện gì cũng chẳng sao. Bảo cho bọn các ngươi biết trước điều đó. Ta sẽ nhân những dịp xích mích để nói dứt khoát. Bây giờ ta đi viết ngay thư cho em ta, dặn dò cứ theo ta mà cư xử. Đi sửa soạn bữa ăn.

Họ vào

HỒI IV

Vẫn trong lâu đài của Albany: một căn khác Kent cải trang ra

KENT – Ta mà đổi được giọng nới nữa, để tiếng ta nói cũng khác hẳn đi, thì việc náu hình biến dạng của ta có thể hoàn toàn giúp cho mưu tính tốt lành của ta được thành tựu. – Hỡi Kent! Hỡi thân phóng trục, mi mà vẫn còn đắc lực ở chính nơi mi chịu tội lưu vong thì may ra vị chúa công yêu kính của mí có ngày sẽ nhận thấy được là mi hết lòng phụng sự.

Tiếng kèn săn phía ngoài
Lear cùng tướng tá và bọn người hầu ra

LEAR – Chớ để ta phải chờ bữa ăn thêm một phút nào nữa. Ra bảo dọn lên ngay! (Một người hầu vào) Kìa! Ngươi là thế nào?

KENT – Bẩm, là một con người.

LEAR – Nghề nghiệp gì? Hỏi gì ta?

KENT – Nghiệp dĩ tôi là người vẻ sao tâm vậy: trung hậu với ai tin yêu, thương yêu ai là chính trực; giao du cùng ai thông sáng vả lại không nhiều lời; biết nể sợ sự phẩm bình; biết đánh nhau khi không còn có cách nào hơn, và không ưa chay tịnh.

LEAR – Là người thế nào?

KENT – Là một con người có tấm lòng thực tốt và phận nghèo chẳng kém nhà vua!

LEAR – Nếu ở bậc thần dân ngươi cũng nghèo như nhà vua nghèo ở vì vương giả, thì quả thực là ngươi cũng khá nghèo. Ngươi muôn gì?

KENT – Muôn phụng sự.

LEAR – Ngươi muôn phụng sự ai?

KENT – Ngài.

LEAR – Ngươi có biết ta chăng, hỡi người?

KENT – Thưa không. Nhưng có một vẻ gì ở ngài khiến kẻ này muôn kêu ngài làm chủ.

LEAR – Vẻ gì?

KENT – Uy nghi.

LEAR – Ngươi biết làm gì?

KENT – Giữ điều cơ mật thẳng ngay; đi ngựa, chạy chân, kể nhạt một câu chuyện hay, và trao thẳng một lời nhắn gửi dễ dàng; người thường ai làm gì tôi đều làm được cả, nhưng chỗ tôi giỏi nhất là rất cần cù.

LEAR – Ngươi tuổi bao nhiêu?

KENT – Thưa, tôi không còn trẻ lắm đến nỗi mê được một phụ nữ chỉ vì tiếng hát của ai; cũng chưa đến nỗi già để say sưa một thứ tình lẩm cẩm. Kẻ này đã mang bốn mươi tám tuế nguyệt trên vai.

LEAR – Cho theo ta, ngươi sẽ ở hầu ta. Xong bữa ăn rồi, nếu ngươi vẫn đẹp lòng ta, thì ta chưa bỏ ngươi vội. Dọn bữa ăn thôi! Kìa! Dọn bữa! Thằng Ngẩn của ta đâu, thằng Điên đâu? Kẻ kia, gọi Điên cho ta!

Một người hầu vào

Oswald ra

LEAR – Kìa, bảo đây, sà! Con gái ta đâu?

OSWALD (đi qua) – Xin lỗi ngài…

y vào

LEAR – Thằng ấy vừa nói gì? Kéo cổ nó lại cho ta! (Một quan tùy tòng vào). Thằng Điên của ta đâu. Hả! Ớ đâu! Thế gian ngủ cả rồi chắc?… Thế nào? Thằng bần tiện ấy nó đi đâu đấy?

Quan tùy tùng ra

QUAN TÙY TÙNG – Tâu chúa công, y nói là lệnh công chúa đang khó ở.

LEAR – Sao thằng mạt kiếp ấy ta gọi không chịu quay lại?

QUAN TÙY TÙNG – Tâu, y nói gọn một tiếng là y không thích.

LEAR – Không thích?

QUAN TÙY TÙNG – Thưa chúa công, thần không hiểu có chuyện gì: nhưng mà như ý thần xét thì gần đây Bệ hạ không được trọng vọng tôn kính như trước kia: lòng hững hờ lạnh nhạt lộ ra đã quá rõ ràng không những chỉ ở trong đám gia nhân, mà ở cả phía ngài công tước và lệnh công chúa nữa.

LEAR – Hả? Ngươi nói sao?

QUAN TÙY TÙNG – Xin chúa công tha tội nếu thần có nghĩ lầm. Nhưng bổn phận của thần là không được nín thinh khi thấy uy đức quân vương bị thương tổn.

LEAR – Ngươi chẳng qua cũng chỉ nói trúng vào tâm sự của ta thôi. Gần đây ta cũng thấy như phảng phất một vẻ thờ ơ, ta vội cho ngay là tự ta quá chấp nê mà không nghĩ là kẻ kia cố tâm thất kính. Thôi được, để ta xét kỹ sau. Thằng Điên của ta đâu rồi? Hai ngày nay ta không hề thấy mặt nó.

QUAN TÙY TÙNG – Từ ngày công chúa Ba qua bên nước Pháp, thì chú Điên cũng héo hắt đi nhiều.

LEAR – Thôi, đừng nói nữa, ta cũng thấy rồi. Nhà ngươi đi thưa với công chúa, ta có chuyện cần gặp. (Một viên tùy tùng vào) – Nhà ngươi thì đi gọi chú Điên của ta tới ngay. (Một viên khác vào)

Oswald trở lại

LEAR – A! Này, ông kia, tiến lại đây ông! Ta đây là ai, ông nhỉ?

OSWALD – Là cha của nữ chủ nhân chúng tôi.

LEAR – Cha của nữ chủ nhân! Quân hầu hạ cửa quyền bần tiện! Đồ chó má! Giống ăn mày!

OSWALD – Xin lỗi đức ngài, tôi chẳng hề là những hạng đó.

LEAR – À, mày dám trừng mắt lên với ta! Đồ chết toi!

Lear đánh Oswald

OSWALD – Đức ông đánh tôi là không được đâu!

KENT – Quật ngã mày cũng không được nốt phải không, đồ mất dạy.

Ngáng chân làm hắn chúi ngã

LEAR – Tốt! Rất cảm ơn bạn, bạn được việc cho ta rồi đó, ta sẽ quý nhà ngươi.

KENT – Thôi, đứng dậy chứ ngài, rồi cút đi chứ! Tôi sẽ giảng cho ngài biết giữ lễ, nghe không! Cút! Cút ngay! Hay ngài lại muốn cái thân xác của ngài đo đất lần nữa, thì cứ mà lần chần? Thôi! Cút ngay đi! Không hiểu hay sao? (Kent đẩy hắn ra) Thế!

LEAR – Cám ơn! Ta cám ơn hiền khanh. (Đưa cho Kent một túi tiễn) Ta ban khen công lớn của nhà ngươi đó.

Điên ra

ĐIÊN – Ta cũng muốn thưởng công cho kẻ này: đây, cho chiếc mũ.

(Điên đưa mũ cho Kent)

LEAR – Này, thế nào! Thằng ông mãnh! Sao rồi?

ĐIÊN (với Kent) – Này, ngươi ơi, ngươi nên lấy cái mũ điên của ta mà đội đi thôi.

KENT – Sao vậy, hở anh chàng?

ĐIÊN – Còn sao nữa? Bởi là vì ngươi hiến thân phụng sự một người đã hạ bệ mất rồi. Thực vậy đa! Nếu mi không khéo mỉm cười lựa theo chiều gió thì chẳng bao lâu ngươi sẽ mắc phải bần hàn. Đội mũ của ta đi! Đây này, con người kia đã đuổi cổ hai nàng con gái của mình và ban phúc cho nàng thứ ba ngoài ý ông ta muốn. Ngươi muốn theo hầu ông ta thì ngươi mang cái mũ của ta mới phải. Dạ, bây giờ cháu xin thưa với bá. Cháu ước sao có hai cái mũ và con gái, cháu có hai nàng.

LEAR – Sao vậy, con?

ĐIÊN – Vì nếu bao nhiêu của cải cháu đem trút cả vào hai cô nàng, thì cháu cũng còn giữ lại được cho cháu hai cái mũ. Cho bá chiếc mũ của cháu đây, còn chiếc nữa thì ngửa tay mà xin hai con gái của bá!

LEAR – Liệu xác không ăn đòn! Thằng ngợm!

ĐIÊN – Sự thật là con chó giữ nhà thì phải ra nằm cũi, bị đuổi, bị đòn; còn ả chó cô nường, thì cho sưởi ấm trong nhà và tha hồ đánh thối.

LEAR – Đáo để lắm!

ĐIÊN (với Kent) – Ta muốn giảng cho tôn ông một bài dạy khôn. LEAR – Giảng đi.

ĐIÊN – Cẩn thủ hơn phô phang

Biết nhiều hơn nói lắm Mượn nhiều hơn cho mượn Cưỡi ngựa hơn đi chân Chăm nghe hơn vội tin Gom còm mà vớ bẫm Rượu, gái đừng mê đắm Cứ ru rú trong nhà Đôi mươi sẽ hóa ra Nhiều hơn đôi chục chẵn.

LEAR – Chẳng nghĩa lý gì hết, Điên ơi!

ĐIÊN – Thì cũng y như thầy cãi không công ấy mà. Bá có cho tôi tý gì đâu nào? Chẳng có gì thì liệu làm được trò gì, phải không hở bá?

LEAR – Đúng rồi con ạ, chẳng có gì thì còn làm được cái gì?

ĐIÊN (với Kent) – Nhà ngươi làm ơn bảo cho ông ấy biết đi, bao nhiêu hoa lợi đất đai của ông ấy cũng đúng là chẳng còn gì như thế. Thằng Điên có nói thì ông ấy không thèm tin cơ!

LEAR – Thằng Điên chua chát.

ĐIÊN – Thế, chú cu mình có biết, điên chua chát với điên ngọt ngào khác nhau ra sao không?

LEAR – Không. Vậy anh chàng giảng cho ta nghe!

ĐIÊN – Ai xui ai kia bỏ đất
Bảo hắn đến sánh vai tôi
Ngài đứng chỗ hắn thử coi
Khắc thấy điên chua điên ngọt
Điên không chua đây mang lốt

Tự trỏ mình

Điên không ngọt, thì hắn đây này

Trỏ Lear

LEAR – Mi cho ta là thằng điên sao, thằng nhãi?

ĐIÊN – Bao nhiêu danh hiệu khác, đằng ấy đều đã cho đi hết thì danh hiệu này, đằng ấy mang nó từ lúc ra đời rồi cơ!

KENT – Thưa đức ông, điên này không hẳn là điên thực đâu.

ĐIÊN – Của đáng tội, các vị vua chúa ở đời không chịu để kẻ điên này hưởng độc quyền về món đó. Các vị đòi ta phải nhường phần cho. Cả các vị mệnh phụ quý nương cũng rứa. Bá ơi, bá cho ta một quả trứng, rồi ta xin biếu lại bảo cái hai khoanh.

LEAR – Hai khoanh thế nào?

ĐIÊN – Còn thế nào? Hai khoanh quả trứng bổ đôi nhưng miếng ngon đã lẩm. Khi mà lão gia bẻ đôi bảo cái đem chia, thỉ lão gia đã trần lực cõng lừa đi qua bãi lội. Dưới khoanh tóc lơ thơ, sọ hoa cái trọc lốc của ngài còn trí khôn đâu, bởi vì bảo cái của lão gia đã bỏ mất. Tôi nói nhế, đứa nào bảo là tôi điên, thì cứ lôi nó ra mà nện. (Hát)

Hồi này điên dại được mùa
Khôn ngoan thiên hạ hóa rồ tứ tung
Thông minh hết cả chỗ dùng
Coi kìa toàn điệu cuồng ngông nực cười!

LEAR – Mi sinh kể vè từ bao giờ vậy? Thằng ngộ?

ĐIÊN – Dạ thưa với bá, kể từ khi lão gia tôn hai gái lên vị mẫu thân ngài; kể từ khi ngài để cho họ cầm roi, mà lão gia mặc quần hổng đít, thì…

Thì các cô nàng sướng rơn phát khóc
Mà kẻ này thì hát vì đau
Thấy vua chơi với bọn lau nhau
Tìm đến tụi ngẩn ngơ mà đánh bạn

– Cháu xin với bá kiếm cho cháu một ông thầy nói dối để cho cháu học nói điêu.

LEAR – Thằng láo! Mi mà nói dối, mi sẽ được ăn đòn!

ĐIÊN – Bá với hai nàng con gái mà là cha với con thì cũng kỳ quái thực: cháu nói tình thực thì hai nàng đánh chết; còn lão bá lại đánh chết cháu nếu cháu nói điêu! Lại có khi cháu bị nhừ đòn vì cháu ngậm miệng chẳng nói. Thà cháu làm cái gì cũng được, chớ đừng làm Hề Điên! Tuy vậy cháu nhất định chẳng muốn làm lão bá đâu, bá ạ! Có bao nhiêu trí khôn bá cứ để gậm từ hai đầu gậm lại, ở giữa chẳng còn lại tý gì!

Goneril ra

– Kìa, một trong hai sâu gậm đã đến.

LEAR – Thế nào, con gái của ta? Cớ sao dưới ánh minh châu vầng trán kia thiếu sáng? Ta thấy ít lâu nay con như tư lự không vui?

ĐIÊN – Trước kia, chẳng bận tâm vì tư lự của ai, thì sao bá trông ra vẻ thế! Bây giờ thì bá là số không mất rồi! Cháu còn hơn bá cơ! Cháu là hề điên! Bá chẳng là gì ráo! (Với Goneril). Dạ, dạ, phải! Tôi xin ngậm miệng. Tuy nương nương không nói một tiếng, nhưng vẻ mặt nương nương truyền lệnh.

Suỵt! Câm ngay! Câm ngay!

“No, chê cùi, bỏ ruột

Đói, đi mót mảnh rơi!”

Quả đậu này chỉ còn ngoài vỏ đấy thôi! (Trỏ Lear).

GONERIL – Ở đây, không phải chỉ thằng điên kia là buông tuồng, mà nhiều tên láo xược trong số bộ hạ của đức ông cằn nhằn chê trách suốt ngày, gây ra những chuyện làm ồn, vô lễ, không sao kham được nổi. Thưa lại với đức ông, đã tưởng Người ngăn chặn lại. Nhưng cứ xem những điều đức ông làm ra, nói ra vừa đây, chúng tồi e rằng chính đức ông có ý dung túng họ, bênh che họ. Nếu quả thế, điều trái phép nhất định phải uốn nắn, phải sửa trị; phương sửa trị không được buông lơi, nhằm giữ lợi ích chung, và như thế có lẽ ở hoàn cảnh khác sẽ thấy là phũ phàng, nhưng trong tình huống khẩn thiết này, phải coi là chính đáng.

ĐIÊN – Là vì, bá cũng đã rõ:

“Con chim ri nuôi quá lâu con kền kện. Để đến ngày con nó lớn, nó mổ vỡ đầu chim ri”. Thế rồi đèn tắt, ai cũng ở trong đêm tối mò.

LEAR – Bà có phải là con ta không?

GONERIL – Rất mong rằng đức ông cư xử vẫn khôn ngoan như trước kia con kính phục thì hơn; xin dẹp cái tính bẳn gắt kia đi, ít lâu nay nó khiến đức ông khác với bản tính của Người nhiều quá.

ĐIÊN – Đến lừa kia cũng còn biết đến chuyện ngược đời: cỗ xe kéo ngựa! Dô tá dô tà, hỡi người mà tôi yêu.

LEAR – Liệu có kẻ nào ở đây nhận được ra ta không. Đây chẳng phải là Lear đâu; Lear mà đi đứng như thế này sao? Nói nàng vậy sao? Mắt của Lear ở đâu? Đến thế được sao? Có họa là trí của lão đã suy, tinh thần lão đã bại. Lão thức đấy ư? Không phải? Ai bảo cho lão biết lão là ai đi.

ĐIÊN – Cái bóng vua Lear đó.

LEAR – Điều này, ta cần phải biết cho tỏ tường, bởi vì theo nhận thức của trí khôn, của hiểu biết, của lẽ phải, không chừng ta đã tưởng lầm là ta có con gái ở đời!

ĐIÊN – Có đấy, nhưng họ muốn ông phải vâng lời họ.

LEAR – Xin cho biết quý danh của quý bà!

GONERIL – Vẻ mặt ngạc nhiên của ngài thực đúng điệu với những trò ngài vẫn thường giở chứng! Xin ngài hiểu cho đúng ý kiến của tôi đây. Người có tuổi, đáng tôn kính, thì ngài phải biết điều. Ngài lưu lại đây một trăm quan tùy sai và kỵ mã, họ bừa bãi, trác táng, lăng loàn quá lắm, khiến triều đình này nhiễm thói hư hỏng ấy bị coi như một quán trọ ồn ào. Sự phóng túng dâm bôn biến nó thành một quán rượu, một lầu xanh, chứ không còn là nơi cung điện trang nghiêm nữa. Riêng phần liêm sỉ đã đòi phải có một phương cứu vãn tức thời. Điều tôi thỉnh Cầu, ngài chấp nhận cho thì hơn, không thì tôi cứ làm đúng phép: xin ngài rút bớt số người tùy thuộc xuống, số người được còn ở lại hầu hạ ngài, thì phải là phù hợp với tuổi tác ngài, những kẻ hiểu rõ phận mình và hiểu rõ phận ngài.

LEAR – Âm ty, quỷ ngục đây! Bảo thắng ngựa cho ta ngay! Gọi các tùy tùng của ta đến ngay! Quân nghịch nữ vô loài! Ta không thèm phiền bận đến mi nữa đâu; ta còn một đứa con gái nữa.

GONERIL – Ông thì đánh đập người nhà tôi; còn bọn quân hung bạo của ông thì coi những người còn hơn chúng như là tôi tớ.

Albany ra

LEAR – Hối lại muộn rồi! Khốn khổ! {Với Anbaní) – Kìa, ngài! Ngài đã đến? Phải chăng đây là ý muốn của ngài? Ngài nói lên chứ… Sắp ngựa cho ta! Ôi! Vong ân bội nghĩa, con quỷ lòng lim dạ đá! Ớ nơi con cái ta, mi còn gớm hơn loài thủy quái vạn phần!

ALBANY – Xin người hãy bình tĩnh lại.

LEAR (với Goneril) – Con diều hâu kinh tởm, mi dựng đứng chuyện cho người! Tùy tòng của ta toàn kén trong những người lỗi lạc, biết cặn kẽ mọi điều cư xử, nghiêm trang tôn trọng kẻ trượng phu.

Ôi! Cái lỗi cỏn con như kia, cớ sao ở Cordelia ta lại coi là xấu xa nhường ấy? Mi khác nào một món cực hình vào phá phách thân thể ta, vắt kiệt mọi tình thương ở quả tim ta, khiến nó chứa đầy những hờn cùng giận.

Ôi! Lear, Lear, Lear! Cứ đập vỡ cái cửa này ra! (Vỗ mãi lên trán mình) Nó đã để cho cái rồ dại lọt vào và để cho cái khôn ngoan lọt ra mất!… Đi, đi thôi tả hữu của ta!

ALBANY – Thưa đức ông, tôi không hề can dự và cũng không được biết một tý gì về những chuyên đã làm người giận dữ.

LEAR – Có thể thế, thưa ngài… Nghe ta đây, hỡi thiên nhiên nữ chúa! Nghe ta, nghe ta nguyền đây! Xin hãy cho ngừng máy huyền vi, nếu thiên tâm đã tính cho cái loài giống này có cơ sinh nở. Hãy gieo họa lụi tàn vào tử cung của nó, khiến cho bộ phận hoài thai của nó héo hắt, và con người vô phúc của nó chớ hòng có con! Nếu nó đã lỡ hoài dựng mất rồi thì hãy khiến cho con nó nhuyễn nhào trong hờn oán, làm người để thành yêu nghiệt làm tội nó suốt đời! Con nó sẽ làm cho trán nó sớm nhiều nếp răn, cho má nó chóng sói sâu vì nguồn nước mắt. Bao nhiêu công lao cúc dục, con nó sẽ đền đáp lại nó bằng những lời nhạo báng, bằng sự khinh nhờn. Cho nó thấm thìa được rằng sự bội bạc của kẻ làm con cắn rứt nó đau độc còn gấp trăm nghìn răng loài rắn rết. – Thôi đi! Thôi xéo!

Vào

ALBANY – Hỡi thiên địa quỷ thần! Vì đâu mà ra nông nỗi thế?

GONERIL – Tướng công bận tâm nghĩ ngợi mà làm gì? Cứ để mặc, tính khí ông già lẩm cẩm đấy mà.

Lear lại trở ra

LEAR – Thế nào? Năm mươi tùy tướng của ta, mà ngay một trận, trong khoảng mười lăm ngày…?

ALBANY – Việc gì vậy, thưa ngài?

LEAR – Rồi tôi sẽ nói anh nghe. (Với Goneril) – Sống đây và chết đây! Thực là nhục nhã cho tao, chí khí đàn ông mà mi làm đảo điên thế được; những giọt nước mắt nóng bỏng này, tao không nén nổi, để thiên hạ nghĩ được là tao khóc vì mi.

Gió dông cùng chướng khí hãy trút cả lên đầu mi! Lời rủa nguyền của kẻ làm cha đau thương bất trị, hãy đục ruỗng mày qua đủ năm giác quan! Ôi đôi mắt già nua ngờ nghệch của ta! Mi mà còn khóc mãi sự này thì ta moi móc đôi tròng mà quẳng đi cùng với bao dòng nước mi đã phí hoài cho rơi vào bùn đất! Ta còn một gái nữa, người này thì hẳn là hiền thục và sẵn lòng. Nó mà biết chuyện mày khu xử thế này thì nó sẽ cào nát cái mặt mày ra, hỡi con lang cái! Rồi mày coi! Ta sẽ lấy lại nguyên tư thế của ta, chứ mày đừng tưởng là mất hẳn. Báo đời cho mày biết.

Lear cùng toán tùy tùng vào

GONERIL – Chàng đã nghe thấy chưa?

ALBANY – Tôi thấy cũng khó lòng đồng tình với nàng được, dù tôi rất quý trọng nàng…

GONERIL – Khoan đã, chàng! Oswald đâu! Bảo đây! (Với Điển) – Còn ông này, đồ xỏ xiên giả dại! Bước theo với cụ chủ nhà ông.

ĐIÊN – Bá Lear ơi! Bá Lear! Khoan khoan chờ đợi Điên cùng.

Khác chi cầy cáo mắc vòng
Gái này đáng để cho thòng lọng treo
Mũ thằng điên mà trao đổi được
Đổi cột treo kéo xác nó lên
Thế rồi điên tếch đằng điên

Điên vào

GONERIL – Ông già cũng biết khôn đấy chứ! Đòi một trăm tướng sĩ trong tay! Phải, cứ cho giữ cả trăm tướng sĩ đàng hoàng mà xem, rồi thì được lắm cái hay đáo để! Để rồi, chỉ thoáng qua một mộng ảo, một tin vu vơ, một ý thích oái oăm, một chuyện phật lòng, một điều trái ý, thế là lão ương gàn có thể dựa ngay lên lực lượng của bọn họ, và nắm chắc tính mệnh ta trong tay! Oswald đâu! Để ta gọi mãi.

ALBANY – Hình như nàng lo xa quá đấy.

GONERIL – Như thế còn vững tâm hơn là quá vô tư. Chàng cứ để cho tôi đề phòng những tai họa mà tôi e ngại, còn hơn là lo ngại vì những tai họa thình lình. Tôi biết tâm địa ông già lắm. Bao nhiêu điều ông cụ đã nói ra miệng, tôi biên cả lại trong thư gửi cho em gái tôi. Cô ấy thấy rõ tai hại rồi mà vẫn cứ chịu đựng được ông ấy cùng với bọn tướng sĩ kia, thì…

– Thế nào, Oswald? (Với Oswald vừa ra) Ngươi đã viết bức thư ta dặn cho em ta chưa?

OSWALD – Bẩm bà, đã.

GONERIL – Đem theo một số gia nhân, lấy ngựa mà đi, nói. cho em ta biết hết nỗi lo của ta, kèm thêm ý kiến của riêng ngươi, cốt sao cho nó tăng phần nghiêm trọng. Đi ngay đi, mà trở về ngay tức khắc. (Oswald vào) Không, tướng công ạ, cái lối cư xử ngọt ngào, mềm dẻo vốn tính của chàng, tôi không trách gì đâu: nhưng tôi cũng xin nói ngay rằng chàng thực đáng chê về nỗi thiếu tinh khôn hơn và đáng khen về tấm lòng khoan dung nguy hiểm.

ALBANY – Tôi không thể lường xa được tầm mắt của nàng, nhưng thiết tưởng: cố chuốc lấy cái hay đủ điều, đôi khi người ta làm cho cái hay hóa dở.

GONERIL – Ôi, nhưng đấy rồi xem.

ALBANY – Phải, phải, xem rồi sẽ thấy.

Cả hai vào

HỒI V

Sân phía trước lâu đài Albany

Lear, Kent và Điên ra

LEAR – Hãy mang thư này đến Gloucester trước. Con gái ta có hỏi về chuyện viết trong thư, ông hãy nói rõ sự tình. Phải mải miết mà đi, chẳng nữa ta đến trước ông đấy.

KENT – Chưa trao được thư của người, tôi quyết không chịu nghỉ.

Kent vào

ĐIÊN – Giá có người nào bộ óc lại ở gót chân thì liệu óc hắn ta có bị nẻ không nhỉ?

LEAR – BỊ hẳn chứ, chú cu mình!

ĐIÊN – Vậy là may cho lão gia, trí khôn lão sẽ không phải đi dép.

LEAR – Ha, ha, ha!

ĐIÊN – Lão sẽ được thấy nàng con gái kia của lão cũng lại đối xử tốt với lão cho mà coi! Vì rằng ả nọ với nàng này tuy không là một, có khác nhau như táo dại so với táo vườn, nhưng tớ dám nói ra những điều tớ đáng nói.

LEAR – ừ, thì nói làm sao? Hỡi chú cu mình?

ĐIÊN – Nàng này hay ả nọ thì cũng chua như táo dại nọ so với táo dại này thôi! Đố chú mình biết tại sao mũi lại mọc ngay giữa mặt?

LEAR – Chịu!

ĐIÊN – Ấy là vì để cho trên cánh mũi mỗi bên có được một con mắt mà nhìn cho thấy cái gì mình ngửi không ra.

LEAR (đăm đăm) – Ta không phải với nó rồi…!

ĐIÊN – Thế chú mình có biết con hến nó làm vỏ hến thế nào không?

LEAR – Không.

ĐIÊN – Điên cũng chịu nốt. Song điên lại biết vì sao con ốc lại phải có nhà.

LEAR – Vì sao?

ĐIÊN – Ấy là vì để có cái mà che đầu cho ốc, ốc dại gì đem nhà cho con gái để cho sừng ốc phải gội nắng mưa?

LEAR – Ta muốn quên cái bản chất của ta đi… một người cha từ ái như vậy!… Sao? Ngựa yên cương xong rồi chứ!

ĐIÊN – Đã có lừa săn sóc đến rồi. Cái lý tại sao cái cụm thất tinh lại chỉ là số bảy, thực là cái lý rất thần tình.

LEAR – Là vì chỉ có bảy ngôi chứ không có tám.

ĐIÊN – Khá quá! Chú mình xứng đáng là một thằng điên có tài.

LEAR (vẫn đăm đăm) – Dùng vũ lực mà lấy về. Bội bạc đâu mà kinh khủng!

ĐIÊN – Bá này! Bá mà làm thằng điên cho tớ thì tớ phạt roi bá đấy: vì cái tội chưa đến tuổi đã già.

LEAR – Thế là thế nào?

ĐIÊN – Là… bá không được già trước khi khôn.

LEAR – Ôi! Cầu Trời cho ta đừng hóa điên, đừng! Cho ta giữ được thăng bằng! Không! Ta không thể hóa điên.

Một tùy tướng ra

– Thế nào? Tháng ngựa xong chưa?

TƯỚNG TÙY TỪNG – Bẩm xong.

LEAR – Đi thôi.

ĐIÊN – Á nào đang vẫn còn trinh
Ỡm ờ lại giễu cánh mình ra đi
Đến mai trinh chẳng còn chi
Nếu không cắt bớt cái kia đi trong sự đời.

Tất cả vào

✥Mua trọn bộ bản dịch 5 hồi vở kịch này: 150.000
✥Mua combo bản dịch 9 bộ kịch nổi tiếng nhất của Shakespeare: 300.000đ (Hamlet, Romeo & Juliet, Macbeth, King Lear, Antony and Cleopatra, Julius Ceasar, Giấc Mộng Đêm Hè, Đêm Thứ Mười Hai, và Người Lái Buôn Thành Venice)
☎Call/zalo: 0968017897

Đọc thêm về Shakespeare

Hamlet – bản dịch
Macbeth – bản dịch
Romeo và Juliet – bản dịch
Othello – bản dịch
Tìm hiểu về Shakespeare

3.3/5 - (3 votes)

ĐỌC THÊM


BÀI LIÊN QUAN