Thiên Văn Học

Nhà thiên văn Al-Batani và thiên văn học Ả Rập sơ khai

Sau khi nền văn minh Hy Lạp suy thoái, khoa học nói chung và thiên văn học khựng lại trong một khoảng thời gian dài. Chỉ đến khi Ả rập nổi lên mới bước tiếp

nha-thien-van-al-battani
201 views

Câu chuyện về thiên văn với người Rome chỉ có thế. Nhưng một nơi khác trên thế giới đã đánh thức khoa học thiên văn khỏi giấc ngủ vùi đằng đẵng sau cái chết của Ptolemy năm 180. Đó là thế giới Ả Rập.

Một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Ptolemy là Almagest, cuốn sách may mắn sống sót khi thư viện Alexanderia nơi bảo tồn hầu hết nền học thuật cổ đại bị thiêu rụi. Trong cuốn Almagest Ptolemy tổng hợp hầu như toàn bộ những thành tựu nghiên cứu có trước ông, vậy nên cuốn sách này chính là khe cửa để chvúng ta nhìn vào quá khứ, nhờ nó mà người ta biết con người cổ đại đã từng làm được những gì.

Thiên văn học hồi sinh

Bằng cách nào đó cuốn Almagest, cùng với nhiều tập sách khác, lưu lạc tới thành Badgdad, kinh thành của các khalip, quân chủ đế chế hồi giáo. Nó được dịch ra tiếng Ả Rập, và một lần nữa thiên văn học nghiêm túc lại trỗi dậy.

Người Ả Rập không hề thua kém Ai Cập hay Hy Lạp về tài năng. Họ dựng nên các trung tâm nghiên cứu thiên văn tại Damascus và thành Baghdad. Họ chết tạo các công cụ khoa học để đo đạc vị trí các vì sao. Vua Al Mamon – con trai Harun al-Rashid, rất nổi tiếng trong Nghìn Lẻ Một Đêm – còn cho xây một đài quan sát tối tân trong kinh thành. Đài thiên văn này tuy không có trang bị kính viễn vọng như của chúng ta, tất nhiên rồi, nhưng lại có một thư viện đồ sộ. Khi Al Mamon qua đời năm 833 thì Baghdad đã trở thành trung tâm thiên văn học của cả châu Âu.

Một trong những nhà thiên văn nổi tiếng nhất của thành Baghdad là Al-Battani, sinh vào khoảng giữa thế kỷ thứ chín. Ông đặc biệt giỏi toán. Al-Battani, người có những quan sát thiên văn xuất sắc, viết một cuốn sách tên là Chuyển động của các vì sao.

Một tài năng khác của thế giới Ả Rập là Al-Sufi (903-986). Ông này cũng viết một cuốn sách tên là Uranographia mô tả độ sáng biểu kiến của các vì sao. Đây là một vấn đề quan trọng xứng đáng điểm qua một chút.

Nhà thiên văn Al-Batani với thước trắc tinh

Phát minh độ sáng biểu kiến

Các vì sao được phân loại theo độ sáng của chúng, tiếng Anh kêu là magnitude, tiếng Việt kêu là Độ sáng biểu kiến (dsbk). Độ sáng biểu kiến tính từ dưới tính lên, tức là ngôi sao có dsbk 1 sẽ sáng hơn dsbk 2. Cứ thế, số càng to thì sao càng mờ. Mắt người trong điều kiện môi trường tốt nhất có thể nhìn thấy ngôi sao có độ sáng biểu kiến 6.

Ngày nay với những công cụ và công nghệ hiện đại chúng ta có thể đo độ sáng biểu kiến một cách chính xác, và có thể ghi nhận được những ngôi sao có độ sáng tới 20. Còn Al-sufi chỉ dùng mắt thường mà thôi, nhưng những kết quả của ông gần như chính xác với chúng ta ngày nay.

Người Ả Rập không chỉ đo đạc vị trí và độ sáng các vì sao. Họ còn có nhiều quan sát khác thú vị về các hiện tượng thiên thực. Họ còn nghiên cứu chuyển động của Mặt Trăng và các hành tinh. Nổi bật có ông vua Alphonso X thành castile. Ông ta triệu tập các nhà thiên văn Do Thái và Ả Rập tới Toleda để biên soạn một tác phẩm nổi tiếng đặt theo tên ông ta là Alphosine Tables, ghi chép thông tin về vị trí các hành tinh, dự đoán thiên thực. Cuốn sách này lưu hành khắp châu Âu trong 300 năm sau đó.

Hành tinh  65 Cybele và hai ngôi sao được gắn nhãn cấp sao biểu kiến

Hoàng tử Mông Cổ là Ulugh Beigh, cháu nội Thiếp Mộc Nhi, cũng có một suất trong bảng phong thần cho các nhà thiên văn Ả Rập. Ulugh Beigh xây một cái đài thiên văn hoành tráng tại thủ đô Samarkand, trang bị những công cụ tối tân nhất. Rủi thay ông lại rất tin vào chiêm tinh, và ông chết vì nó. Câu chuyện là ông vua này gieo một lá bài horoscrope. Lá bài dự đoán trưởng nam của ông là Addallatif có mệnh sát phụ. Lo sợ điều ấy ông trục xuất đứa con ra biên thuỳ. Nhưng Abdallatif không muốn bị lưu đày nên đã tạo phản và cuối cùng giết Ulugh Beigh rồi lên làm vua.

Ulugh Beigh chết đặt dấu chấm hết cho nền thiên văn Ả Rập. Nhưng đến lúc này thì tình yêu tri thức muôn thuở đã kịp trỗi dậy trên khắp châu Âu. Các đài thiên văn đã mọc lên ở khắp nơi.

Leonardo da Vinci

Một nhân vật tài ba cần được nhắc tới là Leonardo da Vinci (1452-1519). Ngoài là một trong những danh hoạ vĩ đại nhất lịch sử loài người thì ông còn là một nhà khoa học tài năng, và là một nhà thiên văn thứ thiết. Ông có một phát kiến quan trọng về mặt trăng.

Leonardo tìm ra được lý do tạo ra các chu kỳ tròn-khuyết của mặt trăng, phá tan những huyền thoại bao quanh hiện tượng này. Vào những đêm trăng khuyết ta vẫn có thể thấy được phần tối của nó toả sáng lờ mờ. Đó là vì nó phản chiếu ánh sáng của Trái Đất.

Leonardo Davinci, tranh tự họa

Với tất cả những phát kiến trên thiên văn học đã trỗi dậy tại châu Âu và đi tiếp con đường khám phá không gian thẳm sâu bí ẩn. Nhưng một chướng ngại khổng lồ khiến cho thiên văn học cứ mãi lẩn quẩn đó là thuyết địa tâm, coi trái đất là trung tâm của vũ trụ và cả bầu trời phải xoay quanh nó.

Một số nhà khoa học cũng đã bắt đầu hoài nghi lý thuyết này. Như Nikolaus Krebs, một hồng y của Công giáo La Mã. Ông cho rằng ‘rốt cuộc thì có khi Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ.”

Nhưng ý kiến của ông không ai thèm ngó tới. Và hơn nửa thế kỷ sau khi ông mất không có ai nghĩ tới điều ấy nữa. Nhưng rồi thì giới thiên văn cũng phải nhận ra, và đau đớn chấp nhận rằng, trái đất không phải là một thiên thể quá quan trọng.

Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.

4.8/5 - (5 votes)

BÀI LIÊN QUAN