Kiến Thức

Khái quát văn học Mỹ

Văn học Mỹ phát triển song song với lịch sử kiến quốc của đất nước vĩ đại lập ra bởi người di cư này. Văn học Mỹ có vai trò nổi bật trên thế giới, với nhiều tác giả nổi tiếng như Ernest Hemingway, Mark Twain

văn học mỹ
Lịch sử Mỹ
3,000 views

Dẫn nhập về văn học Mỹ

Văn học Mỹ: văn xuôi, hư cấu và bất hư cấu của các nước thuộc địa Mỹ và chính nước Mỹ, được viết bằng tiếng Anh trong thời gian từ năm 1600 đến nay. Nền văn học này phản ánh nhu cầu hiểu và định nghĩa chính bản thân mình của người Mỹ. Ngay từ đầu nước Mỹ đã là độc nhất về tính đa dạng sắc tộc; theo thời gian dân mỹ đến từ mọi nơi trên thế giới. Tuy tiếng Anh nhanh chóng trở thành ngôn ngữ của nước Mỹ, các thứ tiếng địa phương ngay từ đầu cũng góp phần làm phong phú nền văn học quốc gia này. Ngày nay văn xuôi Mỹ chứa đựng nhiều truyền thống và giọng văn khác nhau nhưng có cùng một bối cảnh chung: một đất nước được biết đến với tên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. văn học bản địa Mỹ, chủ yếu là truyền miệng vào thời gian định cư của các di dân, đứng riêng thành một truyền thống độc lập vững mạnh và đa dạng.

Trong 200 năm đầu tiên văn xuôi Mỹ phản ánh sự định cư và phát triển của di dân đến Mỹ, trải rộng trên lãnh vực văn chương lịch sử, tôn giáo, truyện phiêu lưu và thám hiểm. Tiểu sử cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là trong các nghiên cứu của người Mỹ về các anh hùng địa phương. Truyện hư cấu chỉ xuất hiện sau khi các nước thuộc địa Mỹ giành được độc lập, khi mà đòi hỏi bức thiết phải có một nền văn học đậm bản sắc Mỹ đã mang lại những cuốn tiểu thuyết dựa trên các sự kiện xảy ra trong quá khứ Mỹ. Với trào lưu văn xuôi mỹ vào khoảng giữ những năm 1800, quốc gia non trẻ đã tìm thấy tiếng nói của riêng mình. Từ đó các tác phẩm hư cầu chiếm thế chủ đạo tại Mỹ. Vào thế kỷ 20, văn học Mỹ có được vị trí của mình trên trường quốc tế và bắt đầu lan tỏa ảnh hưởng trên các nền văn học khác. Đối với kịch và thơ ca Mỹ, xem cuốn văn học Mỹ: Kịch và văn chương Mỹ: thơ ca.

Mời các bạn cùng nhóm dịch thuật Lightway tìm hiểu một chút về nền văn học Mỹ của đất nước giàu có nhất thế giới này nhé

Thời kỳ đầu: từ năm 1500 đến 1600

Khi các nhà thám hiểm châu Âu lần đầu tiên nhìn thấy Bắc Mỹ, văn hóa bản địa nơi đây vốn đã phong phú, đã có văn chương, truyền thuyết, truyện dân gian và các hình thức khác của văn học cũng được bảo tồn qua hình thực truyền miệng và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các lễ hội và những cuộc tụ họp trong cộng đồng, cũng như giữa các nhóm gia đình và các nhóm người thân thích với nhau. Đa phần nền văn học này đã biến bất cùng với sự sụp đổ của các nền văn hóa người Mỹ bản xứ từ khi dân da trắng bắt đầu định cư trên lục địa này. Trong số các bộ truyện phong phú nhất của dân Mỹ bản xứ còn sót lại có các truyền thuyết về tạo dựng, các trình thuật về sự bắt nguồn của vũ trụ và thế giới cùng với nguồn gốc của loài người. Trong các nền văn hóa dân Mỹ bản xứ, những truyền thuyết này phục vụ cho những mục đích tương tự với các truyền thuyết trong nền văn hóa của dân Do Thái và đạo Thiên Chúa được chép trong sách Sáng Thế. Truyền thuyết tạo dựng trong các nền văn hóa của dân Mỹ bản xứ đồng quan điểm với các trình thuật trong sách Sáng Thế liên quan đến mối quan hệ giữa giống loài thiêng liêng là con người và thế giới động thực vật; lý do đằng sau những mối quan hệ này; và trường ca về vũ trụ  trước khi loài người xuất hiện.

Mặt trời lặn trên núi McKinley và dải Denali tại Alaska, Bắc Mỹ

Rất lâu trước khi những di dân đến đất Mỹ, các nhà thám hiểm đã báo cáo về những chuyến hành trình của mình tới lục địa này. Trong những năm 1600 văn chương Mỹ phát triển từ các truyện phiêu lưu thám hiểm đến các truyện lịch sự về việc định cư nơi đây- cá lịch sử tự nhiên về đất đai và lịch sử xã hội về con người. Các tác phẩm tôn giáo trình bày giá trị và tín ngưỡng của các nước thuộc địa Mỹ.

Sông Mantanuska và dãy núi Chucagh tại Bắc Mỹ

Có thể bạn quan tâm

    Các truyện phiêu lưu khám phá

    Các tác phẩm văn chương sớm nhất nói về đất Mỹ chứa đựng những ấn tượng về nơi đây được ghi lại bởi các nhà thám hiểm châu Âu sau khi họ trở về nhà, nhà thám hiểm người Ý Amerigo Vespucci cung cấp những trình thuật sớm nhất của châu Âu nói về châu Mỹ viết trong các bức thư và bản đồ từ trong một cuộc thám hiểm và năm 1499 và 1500; Những trình thuật này đã xuất hiện trong bản in năm 1505. Năm 1507 nhà địa lý người Đức và cũng là chuyên gia vẽ bản đồ Martin Waldsseemuller xuất bản cuốn Cosmographic Introduction (giới thiệu địa lý toàn cầu), một bộ sưu tập các tài liệu bao gồm thư từ được viết bởi thủy thủ người Ý gốc Tây Ban Nha Christopher Columbus gửi cho nhà bảo trợ của mình, vua Ferdinand và hoàng hậu Tây Ban Nha Isabella. Các bản thảo đó được lưu truyền giữa các nhà thám hiểm và các quan chức cao cấp là những người đã ra quyết định cấp ngân sách cho nhiều chuyến thám hiểm hơn.

    Các tác phẩm đầu tiên nói về châu Mỹ xuất bản tại Anh cuộc ghi lại các chuyến khám phá và tha thiết xin thêm kinh phí cho các chuyến đi mới. Trước năm 1600 Ngài Walter Raleigh, Richard Hakluyt, Thomas Harriot và John White đã xuất bản những trình thuật thám hiếm. Tuy các câu chuyện của Raleigh chủ yếu nói về vùng đất ngày nay gọi là Venezuela, ông đã trở thành nhân vật chủ chốt trong lịch sử Anh tại Bắc Mỹ khi ông thiết lập thuộc địa đầu tiên của anh tại nơi nơi này, thuộc địa Roanoke, vào năm 2585 dưới sự bảo trợ của nữ hoàng Elizabeth đệ nhất, trên một hòn đảo ngoài khơi một nơi giờ đây gọi là Bắc Carolina.

    Thời kỳ sơ khai văn học Mỹ có rất nhiều tác phẩm về phiêu lưu khám phá

    Để hỗ trợ cho Raleigh, Thomas Harriot viết cuốn bản tường trình thực tế và tóm lược và vùng đất mới Virginia (1588), để thúc đẩy những viện trợ dài hạn của nữ hoàng cho thuộc địa Roanoke, nơi những di dân đầu tiên đã thất bại trong việc định cư. Tác phẩm của Harriot bao gồm những trình thuật về dân số bản địa cũng như những quan sát về đời sống động thực vật quanh vùng thuộc địa. Richard Haluyt chưa bao giờ đến Mỹ, nhưng tác phẩm của ông rất đắc lực trong việc thúc đẩy nữ hoàng đầu tư thêm tiền bạc cho các chuyến đi khám phá. Ông sưu tầm các cuốn nhật kí, các bức thư, các cuốn nhật kí hàng hải, hay các báo cáo thương mại chủ yếu đến từ các đồng hương người Anh của ông và từ những chuyến đi của người Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha, Pháp. Haluyt đã xuất bản những bài viết này trong cuốn Muôn màu những chuyến khám phá đất Mỹ (1582) và cuốn những Chuyến đi, hành trình, du ngoạn và khám phá đất Mỹ.  Trong những ghi chép này, Hakluyt đã tạo ra những tuyên bố lớn cho đế quốc anh và lần đầu tiên khẳng định đất Mỹ là của riêng nước Anh.

    ThomasHarriot.jpg
    Thomas Harriot, trong lịch sử văn học Mỹ ông là người viết cuốn tường trình về Virginia năm 1588

    Một tài liệu sau này của Haluyt bao gồm cuốn Hành Trình Thứ Năm của M.John White đến Miền Tây xứ Ấn và một phần đất Mỹ gọi là Virginia, trong năm 1950 (1953), cuốn sách được viết bởi John White. Tác phầm của White tập trung vào những bí ẩn lớn. Ông đã dẫn một nhóm những di dân thành lập thuộc địa thứ hai trên đảo Roanoke Island, và sau sự ra đời của đứa con đầu tiên của nước anh trên đất Mỹ, cô cháu gái Virginia Dare, Whire quay về Anh xin viện trợ. Trên chuyến trở về Roanoke, mọi dấu hiệu của thuộc địa đó đã biến mất. Số mệnh của thuộc địa này đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

    Các tác phẩm Lịch sử

    Những ghi chép của thuyền trường John Smith, một nhà thám hiếm có những chuyến đi qua lại vùng bờ biển phía tây đất Mỹ, đã trình bày một sự thay đổi từ thể loại truyện khám phá sang thể loại lịch sử. Các câu chuyện khám phá về cơ bản ghi lại những hiểm nguy và sự li kỳ trong các cuộc chạm trạn vô danh, còn lịch sử sơ khai về đất Mỹ về mặt tiểu thuyết cũng chứa đựng những ý nghĩa này. Tuy nhiên thể loại lịch sử được viết chủ yếu bới các di dân chứ không phải bởi các nhà thám hiểm. Nhìn chung họ tìm kiếm những lời giải thích mang tính tôn giáo-quy kết mọi sự là do ý muốn của chúa-cho những hiểm nguy và thử thách trong cuộc sống nơi thuộc địa. Tuy Smith vẫn tiếp tục viết để xin thêm ngân sách cho các chuyến đi sau này, nhưng ông cũng bắt đầu ghi lại các quan sát của mình với tư cách một nhà sử học trong cuốn Sơ Lược về Nước Anh Mới (1616)

    Houghton STC 22790 - Generall Historie of Virginia, New England, and the Summer Isles, John Smith.jpg
    Tranh chân dung thuyền trưởng John Smith, một nhà khám phá trong lịch sử văn học Mỹ. Tranh vẽ trong cuốn General Historie of Virginia, New England. Bên dưới là tên của các nhà thám hiểm, nhà thực vật học, và các quan chức

    William BradFord, thị trưởng đầu tiên của thuộc địa Plymouth, viết trong cuốn Lịch Sử cuộc di dân sang Plymouth từ năm 1630 đến 1647, nhưng mãi đến năm 1856 nó mới được xuất bản. Các trình thuật sớm hơn được xuất bản tại Anh bao gồm Tin Mừng Cho Nước Anh Mới (1624) của Edward Winslow và Thân thích của Mourt (1622) của một tác giả vô danh cung cấp một nguồn tài liệu dồi dào cho Bradford khi ông thuật lại những năm đầu tiên của thuộc địa này. John Winthrop, người đã phục vụ trong tư cách thụ trường của thuộc Massachusett Bay từ 1630 đến 1649, gìn những tạp chí mở rộng mà gần 200 năm sau mới được xuất  bản với tên Lịch Sử Nước Anh Mới từ 1630 đến 1649 (1825-1826). Một nhà sử học quan trọng khác của đất Mỹ sơ khai đó là Thomas Morton, tác phẩm Đất Hứa cho nước Anh Mới (1634-1634) sử dụng lối văn trào phúng để phác họa những gì ông xem là sự hống hách và kiêu căng của những người theo Thanh Giáo.

    Tìm hiểu thêm về nước Mỹ:
    Tổng thống Abraham Lincoln và nước Mỹ chia rẽ
    Pháo đài Sumter và nguy cơ Nội chiến Hoa Kỳ
    Chính sách đối ngoại của Mỹ thế kỷ 19

    Các tác phẩm tôn giáo

    Lịch sử sơ khai Mỹ, nhất là tại nước Anh mới, đầy rẫy những những điều liên hệ với thánh kinh và với ý Chúa. Hầu như tất cả mọi sự kiện đều có thể được giải thích từ quan điểm tôn giáo: Bão và bệnh tật được cho là sự giận dữ của chúa; một vụ mùa bội thu ấy là được Chúa chúc lành. Dựa vào giáo lý của Thanh Giáo về một một quan hệ trực tiếp với chúa trời, không lạ gì khi các bài giảng thuyết và các tác phẩm tôn giáo khác chiếm thể chủ đạo trong văn chương Mỹ những năm 1600. John Catton, Thomas Hooker, Roger William, và John Windrop là một số nhà thần học nổi bật trong thế hệ định cư đầu tiên. Theo sau họ là nhà Mather-Richard Mather, con trai của ông Increase Mather, và con trai của Increase Cotton Mather-tại thuộc địa Massachuset Bat. Các tác phẩm tôn giáo ghi lại những cuộc tranh luận sôi nổi về giáo lý của giáo hội, chẳng hạn như vai trò của ý chí tự do và sống công chính trong sự cứu rỗi cá nhân, tuy nhiên cũng có một số vấn đề được các nhà thần học tranh luận vượt khỏi lãnh  vực tôn giáo. Cuốn Chìa khóa bước vào ngôn ngữ đất Mỹ của William (1643), ta hãy lấy làm ví dụ, nổi bật với những nỗ lực của nó nhằm thấu hiểu những phẩm chất của người Indian bản xứ.

    Tín ngưỡng đóng vai trò nổi bật trong tâm hồn của văn học Mỹ thời kỳ sơ khai. Cơ Đốc giáo là tôn giáo chính của người Mỹ di cư mà họ mang theo từ cố quốc Anh

    Sư liên hệ khác giữa những người bản xứ và các di dân đó là khá lạnh nhạt. Increase Mather viết một cuốn lịch sử viết về cuộc xung đột kéo dài giữa người Mỹ bản xứ và những di dân thuộc địa, được biết đến với cái tên cuộc chiến của vua Philip. Trong cuốn Lược sử cuộc chiến với người Indian tại nước Anh mới (1676), Mather thúc giục cộng đồng của ông ta cải thiện để đức Chúa không nhắm vào họ mà ra thêm án phạt như thế nữa.

    Marther cũng đóng vai trò lớn trong việc xuất bản cuốn Vương Quyền và Sự Nhân Lành của Chúa… Câu chuyện về sự giam cầm và hoán cải của Mary Rowlanson (1682). Tác phẩm này là tác phẩm đầu tay của một di dân bị người Indian bắt giữ trong suốt cuộc chiến của vua Philip. Nó trình bày một câu chuyện hư cấu về sự gian khổ và nỗ lực của Rowlanson để mang đến ý nghĩa cho sự gian khổ đó. Câu chuyên của cô trở thành mẫu mực  cho một dòng mới trong nền văn chương sơ khai Mỹ: thể loại Giam Cầm. Những tác phẩm như thế trở thành chủ đạo của văn xuôi Mỹ và thậm chí còn là chất liệu cho thể loại hư cấu Mỹ. Trong khi vẫn giữ giọng văn và mục đích tôn giáo, các câu chuyện thuộc thể loại giam cầm nhấn mạnh đến những kinh nghiệm cá nhận hơn là những biến chuyển của những đất nước. Chúng cũng kết hợp nhiều yếu tố hư cấu, tạo ra một lối sử dụng những nhân vật giàu tính cảm, lối hành động gay cấn và theo khuân mẫu, những nguồn tội lỗi được miêu tả sinh động trong những cách thể hiện rập khuân sự độc ác của dân bản xứ.

    Thời Tiền Độc Lập: 1700s

    Trong suốt những năm 1700, văn xuôi Mỹ trải qua những thay đổi mãnh liệt về hình thức, đề tài, và mục đích khi mà những thuộc địa tiến tới việc tuyên bố sự độc lập của bản thân đối với Nước Anh Vĩ Đại. Vào lúc bắt đầu thể kỉ này, văn xuôi vẫn duy trì tính tôn giáo trong chiều hướng của mình để tạo ra ý nghĩa cho điều được xem như là một thế giới mới đã định. Theo dòng thế kỷ, những tư tưởng chính trị-nhất là có liên quan đến mối quan hệ giữa thuộc địa và mẫu quốc-ngày càng xâm lấn các nhà văn Mỹ.

    Nước Mỹ ban đầu được lập nên bởi những đoàn người di cư từ Anh Quốc để trốn tránh nạn bắt đạo

    Các tác phẩm tôn giáo

    Thể loại văn tôn giáo vào những năm 1700 đã đạt được kết cấu ở mức độ cao trong cuốn “những tội nhân trong bàn tay Đức Chúa nóng tính” (1741), một bài thuyết giảng nổi tiếng bậc nhất của tu sỹ Jonathan Edward. Sức mạnh của tác phẩm này làm dấy lên một nỗi sợ hãi mang tính tôn giáo đè nặng trên cộng đoàn của ông trong nước mắt. Là một nhà hùng biện mạnh mẽ, Edward mở ra một phong trào phục hưng được biết đến với cái tên Sự Thức Tỉnh Vĩ Đại để chấn hưng lại việc cử hành tôn giáo tại thuộc địa. Ý tưởng của Edward là một sự pha trộn phức tạp, được hình thành không chỉ từ học thức và tình yêu của ông đối với Thanh Giáo và còn bởi làn sóng triết học châu Âu và thế kỷ 17 và 18. Một số tác phẩm nổi bật nhất của Edward cũng là những bản nghiên cứu triết học. Trong cuốn Khảo luận tỉ mỉ và chặt chẽ về… Khái niệm… Tự do ý chí… (1754), Edward tranh luận rằng hành vi của con người đã được Đức Chúa định đoạt từ trước, vì thế ông phủ nhận khái niệm tự do ý chí.

    Cotton Mather vẫn là một nhà văn quan trọng của thế kỷ 18. Cuốn Magnalia Christi America của ông (Sự quan phòng của đức chúa Kitô trên đất Mỹ,1702) là một cuốn sử thi về nước Anh Mới ca ngợi sự khai sinh ra thế hệ những người Thanh Giáo. Như tác phẩm trước của ông, nó chủ yếu mang tính tôn giáo, tuy nhiên, xét về mặt kích cỡ, chiều sâu, và mối quan tâm đến con người của những nhà sáng lập Thanh Giáo thì nó đã đánh dấu một thành công mới trong văn chương lịch sử Mỹ. Sự nghiệp sáng tác của Mather còn bao gồm các tác phẩm khoa học và y học cũng như thần học và lịch sử. Cuốn Quan điểm về tiêm chủng đậu mùa (1721) là tác phẩm giới thiệu vắc-xin kháng bệnh đậu mùa cho nước Anh Mới.

    Cotton Mather.jpg
    Chân dung Cotton Mather, một nhà văn quan trọng của Mỹ thế kỷ 18

    Như đã thấy trong sự nghiệp của Mather, phạm vi trong văn xuôi Mỹ đã được mở rộng từ sau năm 1700. Với Người da đen cải đạo (1706), Mather cũng trở thành một trong những người Mỹ đầu tiên đề cập đến vấn đề đầy tranh cãi đó là người da đen có nên được phép học giáo lý ki tô giáo và  gia nhập giáo hội. Chế độ nô lệ đã du nhập vào các thuộc địa Mỹ vào đầu thế kỉ 17. Cho đến đầu thế kỷ mười tám, các quan điểm phản nô lệ mới trỗi dậy. Trong năm 1700 nước Anh Mới đã trừng phạt Samuel Sewall vì một cuốn tiểu luận chống chế độ nô lệ, “Cuộc Buôn Bán Joseph”, tác phẩm dẫn ra cả những tài liệu kinh thánh lẫn luật pháp.

    Các truyện phiêu lưu

    Một dòng văn mới trong văn chương Mỹ, truyện phiêu lưu, vào những năm 1700 sau này nó có sức ảnh hưởng đặc biệt mạnh. Một trong các tác phẩm đầu tiên là của một giáo viên, Sarah Kemble Knight. Cuốn Chuyến đi của vị nữ hiệp sĩ, viết vào năm 1704 nhưng đến năm 1835 mới được xuất bản, là một trình thuật sống động về chuyến đi đầy ngặt nghèo của bà qua những vùng lãnh thổ của người Indian bản xứ. So với Rowlandson hai mươi năm trước đó thì vị hiệp sĩ này ít quan tâm tới việc đưa ra những lý giải tôn giáo cho chuyến đi của mình, nhưng chú trọng hơn tới việc thuật lại những hiểm nghèo bà gặp phải ngày này qua ngày khác. Chuyến đi của bà một điển hình trong một chuỗi dài các tác phẩm phiêu lưu bao gồm các cuốn Du hành qua các vùng Bắc Mỹ (1778) của Jonathan Carver và Du hành qua bắc và nam Carolina… (1791) của William Bartram.

    Một cuốn sách với nội dung kể về những kinh nghiệm tại vùng đất mới cũng tương tự dạng truyện phiêu lưu đó là Những bức thư từ một nông dân Mỹ (1782) của nhà văn Pháp Michel Guillaume Jean de Crevecouer. Tác phẩm này cũng thuộc thể loại hư cấu trong văn chương Mỹ, nhất là trong cách tạo ra nhân vật dẫn truyện ở ngôi thứ nhất, bác nông dân James. Với lối viết hướng tới cái kết của cuộc Cách Mạng Mỹ, Những bức thư từ người nông dân Mỹ là một nỗ lực đáng khen nhằm diễn tả và định nghĩa một người Mỹ nghĩa là như thế nào.

    5/5 - (4 votes)

    BÀI LIÊN QUAN