Đi Đây Đi Đó

Kiến Hòa – Bến Tre, lịch sử và chuyện kể

941 views

Bến Tre là một tỉnh nam bộ nổi tiếng với phong vật và con người, thường được gọi là Xứ Dừa. Nơi đây dừa mọc bạt ngàn, kênh rạch chằng chịt. Một ngày hai con nước lớn nước ròng. Ra vào những làng nhỏ trong rừng dừa phải dựa theo con nước lên xuống.

Con người Bến Tre đôn hậu chất phác, nhất là ở những vùng còn là thôn dã. Một ngày dạo quanh Bến Tre có thể giúp bạn thêm yêu thiên nhiên và con người, thêm mở mang tấm lòng và thấy mình cần thay đổi. Dịch thuật Lightway xin giới thiệu với các bạn một chút thông tin về Kiến Hòa Bến Tre, xưa là tỉnh Kiến Hòa, từ năm 1956 đổi tên thành tỉnh Bến Tre. Như một gợi ý để các bạn tìm đến vùng đất này trong lịch trình du lịch sắp tới.

Bài viết này trích nguyên văn từ sách Kiến Hòa xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh do trang thư viện trực tuyến tve-4u thực hiện đánh máy lại qua dự án 1000 quyển sách Việt 1 thời vang bóng. Có thể tải ebook miễn phí tại đây

Vài thông tin về bộ phận thực hiện số hóa cuốn sách này

Đánh máy : mopie, chip_mars, patimiha, thao nguyen, minhf, ganbunma, Jes_ngohien, Do Hang, DucTienDo, quanhoangtrung, gaho0210

Kiểm tra chính tả : Nguyễn Mai Khanh, Mạc Tú Anh, Trần Lê Nam, Ngô Thị Thu, Hoàng Thị Xoan, Trương Thu Trang, Nguyễn Minh Khôi

Biên tập ebook : Thư Võ | Ngày hoàn thành : 09/06/2018

Kiến Hòa dưới triều đại nhà Nguyễn

Kiến-Hòa ngày nay đã trở thành một tỉnh và lấy chợ Trúc-Giang làm tỉnh lỵ.

Non 300 năm về trước, Kiến-Hòa, là một địa phận quan trọng của tỉnh Định-Tường. Do đó, muốn hiểu sự trưởng thành của tỉnh Kiến-Hòa thân yêu, chúng ta cần truy nguồn gốc, căn cứ theo những sử liệu (chính sử) đáng tin cậy nhứt do Triều đình Huế cho soạn thảo.

Tài liệu căn bản vẫn là bộ Đại Nam Nhứt Thống Chí mà chúng tôi dựa theo.

Trước năm 1679, chẳng riêng gì Kiến-Hòa, mà luôn cả vùng đồng bằng sông Cửu-Long, đều không có dấu vết của chánh quyền, do chúa Nguyễn tổ chức. May thay, lúc nhà Mãn Thanh chiếm gần trọn miền Nam Trung Hoa thì một số binh sĩ nhà Minh không muốn chịu sự khổ cực nơi chính quốc ? Họ di cư qua Việt-Nam, xin dung thân với chúa Nguyễn. – Bấy giờ Hiền Vương ở Huế bèn cho phép họ vào vùng Thủy Chân Lạp mà khai hoang lập ấp. Cánh quân của tướng nhà Minh là Dương-Ngạn-Địch đến vùng sông Tiền-Giang, theo cửa biển mà lần mò vào đất liền và tìm nơi mầu mỡ nhứt. Họ tập trung tại vùng Chợ Cũ Mỹ Tho rồi khai khẩn dần dần qua phía Bến-Tre.

Số binh sĩ này làm ăn siêng năng, mến cảnh mến người. Lại còn thêm một số người từ Quảng-Nam, Bình-Định đi ghe bầu vào Nam.

Hơn 30 năm sau (1712) vua Duệ Tông thấy vùng Mỹ-Tho Bến-Tre trở nên trù phú nên lập thành một đồn đạo (như một quân khu ngày nay) do viên Cai cơ nắm quyền và một thơ ký tiếp sức. Đứng về hành chánh tổng quát, Mỹ tho – Bến tre thuộc về trấn Gia-Định.

Sáu mươi năm sau (1776) vùng Mỹ-Tho Bến-Tre lọt vào tay quân Tây Sơn. Thời kỳ này chỉ kéo dài có 2 năm. Sử chép : vào năm 1778, Bến-Tre – Mỹ Tho trở vào tay vua Gia-Long. Ngài chỉnh đốn về mặt hành chánh, thống nhứt khu vực nầy thành một huyện, đặt tên đầu tiên là Kiến-Khương. Về mặt quân sự có quan Lưu Thủ trông nom ; cai bộ và Ký lục thì lo mặt hành chính. Theo thứ tự lịch-sử tỉnh Kiến-Hòa thay đổi dưới triều Nguyễn như sau :

Năm Gia-Long thứ 5 (1806) : Vùng Mỹ-Tho – Bến-Tre lại mang tên khác : Huyện Kiến-An của Trấn-Định.

Hai năm sau (1808), vùng Kiến-An trở nên phì-nhiêu nên huyện Kiến-An trở thành phủ Kiến-An, Trấn-Định xưa là Định-Tường.

Vùng Bến-Tre là một trong 3 tổng của phủ Kiến-An :

– Tổng Kiến-Hưng (vùng Cái-Bè)

– Tổng Kiến-Hòa (vùng Bến-Tre – Gò-Công)

– Tổng Kiến-Đăng (vùng Đồng Tháp Mười)

2) Năm Minh-Mạng thứ 12 (1831) : Phần đất thuộc tổng Kiến-Hòa được tách ra, lập thêm huyện Tân-Hòa (Gò-Công).

3) Đến đời Thiệu-Trị Nguyên niên (1841) : Phần đất gọi là tổng Kiến-Hòa được phân chia rõ-rệt :

– Phía Gò-Công thì sáp nhập vào tỉnh Gia-Định.

– Phía Bến-Tre thì sáp nhập vào tỉnh Định-Tường.

4) Sang Triều Tự-Đức : Lúc quân-đội viễn-chinh Pháp đánh chiếm thành Saigon năm 1859 thì Nam-Kỳ chia ra 3 Quận, mỗi Quận do Quan Tổng-Đốc cai-trị.

1. Tổng-Đốc quận Tịnh-Biên coi : tỉnh Gia-Định, tỉnh Biên-Hòa

2. Tổng-Đốc quận Long-Tường : tỉnh Vĩnh-Long, tỉnh Định-Tường

3. Tổng-Đốc quận An-Hà : tỉnh An-Giang, tỉnh Hà-Tiên.

Riêng Quận Long-Tường được chia như dưới đây :

a) Tỉnh Định-Tường gồm 2 Phủ, 4 Huyện :

Phủ Kiến-An gồm : Huyện Kiến-Hưng, Huyện Kiến-Hòa

Phủ Kiến-Tường gồm : Huyện Kiến-Phong, Huyện Kiến-Đăng

b) Tỉnh Vĩnh-Long gồm : 4 Phủ, 8 Huyện.

Phủ Định-Viễn gồm có : Huyện Vĩnh-Bình, Huyện Vĩnh-Trị

Phủ Hoằng-An gồm : Huyện Tân-Minh, Huyện Duy-Minh

Phủ Hoằng-Trị gồm : Huyện Bảo-An, Huyện Bảo-Trị (tức Bến-Tre ngày nay).

Phủ Lạc-Hóa gồm : Huyện Tuân-Nghĩa, Huyện Trà-Vinh.

Theo Đại-Nam Nhứt-Thống-Chí, huyện Kiến-Hòa gồm 5 tổng, 82 thôn. Nên nhớ rằng theo sự phân chia ranh giới thời đàng cựu thì mỗi thôn chỉ là một xóm nhỏ (một ấp) của ngày nay mà thôi vì dân-cư quá thưa thớt.

Về huyện lỵ Kiến-Hòa, tức là nơi quân-sĩ và quan huyện đặt dinh nha để làm việc, sử còn chép rõ : Nơi đây có một thành khá to, bốn phía đo được 52 trượng, có lũy tre bao bọc, ở phía đông thôn Tân-Hóa. Trước kia, huyện lỵ ở tại Quán-Lương, bãi bỏ khi quân Tây-Sơn kéo đến.

Sử còn chép rõ : Sông Ba-Lai thuộc huyện Kiến-Hòa là nơi giòng sông sâu rộng, có chợ quán trù-mật. Khi quân Tây-Sơn kéo đến, chợ búa bên sông lần hồi bỏ hoang và giòng sông trở thành chiến-địa…

Huyện Kiến-Hòa còn một cổ-tích tức là thành Ba Lai. Theo sử chép thì thành này xây năm Gia-Long mới lên ngôi (1802), làm kho dự trữ lương thảo.

Một đền thờ Hồi Giáo tại Bến Tre có tuổi đời đã lâu

Đời Tự Đức, tại Huyện Kiến-Hòa có 3 Trấn. Trấn là đồn canh chừng ở bờ sông, cửa biển với mục đích kiểm-soát các ghe buôn lậu thuế, tiểu trừ bọn cướp.

1) Trấn Đại Hải, ngay cửa Đại.

2) Trấn Tiểu Hải, ngay cửa Tiểu. Khỏi trấn Tiểu Hải, trở về phía đất liền cách chừng 12 dặm có trụ sở, tức là một trạm kiểm soát thứ nhì.

3) Trấn Ba Lai, ngay vàm Ba Lai.

Tại cửa Tiểu, còn có ngôi miểu thờ Long Vương (Long Vương Mẫu) thờ thần Nam Hải Long Vương, kiến trúc nguy nga, đúng theo qui chế do triều đình vạch ra : 1 gian, 2 chái.

Xưa kia, vùng chợ Cũ Mỹ Tho thuộc vào địa phận tỉnh Kiến Hòa. Vì vậy, các chùa miếu của Kiến Hòa thời cổ kính, hãy còn ở thôn Mỹ Chánh (nay là Tân Mỹ Chánh). Đại Nam Nhứt Thống Chí ghi rõ :

– Một ngôi cổ tự, tên là chùa Thiên-Phước, dựng vào năm Gia Long thứ 2 (1803) do một cư sĩ là Bàn văn Thiện dựng nên, chùa có 5 nóc xinh đẹp.

– Một hội quán, tên là Hội quán Hội Bửu, dựng vào năm Gia Long thứ 18 (1819) do ông Nguyễn-ngọc-Giảng đứng lạc quyên, thờ Đức Quan Thánh Đế Quân, gọi nôm na là chùa Ông.

Giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), triều đình Huế đành nhượng cho thực dân phần đất bên tả ngạn sông cửa Tiểu, trong ấy có vùng Bến Tre thân yêu. Năm 1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây.

Vị trí tỉnh Bến Tre (Kiến Hòa) trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Bến Tre (Kiến Hòa) trên bản đồ Việt Nam

Về thành tích kháng Pháp hồi cuối thế kỷ vừa qua của quân dân Định tường, chúng tôi sẽ nói sau. Trong phạm vi mục này, chúng tôi chỉ muốn nêu rõ một sự thay đổi quan trọng về mặt hành chánh :

Đất Nam Kỳ thuộc địa chia ra 20 tỉnh. Lúc ban sơ, vùng Mũi Cà Mau nhập vào tỉnh Rạch-Giá, rồi tách ra làm tỉnh Bạc-Liêu, tức là tỉnh thứ 21.

Theo quyển Bulletin Administratif de la Cochinchine tức là Lịch An-Nam thông dụng trong Nam-Kỳ năm 1907, do Thống-Đốc phủ Saigon ấn hành thì Bến-Tre đã là một tỉnh hẳn hòi, có tòa án riêng. Ngoài trường học ở chợ Bến Tre còn có 14 trường tổng. Trường làng thì chưa tổ-chức.

Toàn tỉnh Bến-Tre có 21 tổng gồm 172 làng.

Những tổng bên cù-lao Bảo đều bắt đầu bằng chữ Bảo :

1) Bảo-An, gồm 6 làng

2) Bảo-Đức, 6 làng

3) Bảo-Hòa, 8 làng

4) Bảo-Hựu, 10 làng

5) Bảo-Khánh, 7 làng

6) Bảo-Lộc, 11 làng

7) Bảo-Ngải, 5 làng

8) Bảo-Phước, 7 làng

9) Bảo-Thành, 15 làng

10) Bảo-Thiện, 11 làng

11) Bảo-Trị, 8 làng.

Một ngôi làng ven sông

Những tổng bên cù-lao Minh đều bắt đầu bằng chữ Minh :

12) Minh-Đạo, 10 làng

13) Minh-Đạt, 11 làng

14) Minh-Hóa, 8 làng

15) Minh-Huệ, 6 làng

16) Minh-Lý, 7 làng

17) Minh-Phú, 5 làng

18) Minh-Quới, 9 làng

19) Minh-Thiện, 7 làng

20) Minh-Thuận, 8 làng

21) Minh-Trị, 7 làng,

Năm 1956, Kiến Hòa đổi tên thành tỉnh Bến Tre

Tìm hiểu thêm

Đất Bạc Liêu xưa

Đất Tân Châu xưa

Sông ngòi kinh rạch tại Kiến Hòa Bến Tre

Như đã nói, Bến Tre được bồi đắp do sông Cửu-Long, 3 chi nhánh lớn của Cửu Long (Tiền Giang) chảy xuyên qua Bến Tre, chia cắt thành ra từng vùng cù lao khá lớn.

Một đoạn sông Cửu Long

Sông Mỹ Tho

Sông Mỹ-Tho chảy ngang qua địa-phận Bến-Tre chừng 75 cây số. Đó là sông Tiền-Giang chánh-thức, làm ranh giới thiên nhiên giữa hai tỉnh Định-Tường và Kiến-Hòa.

Sông Ba Lai

Sông Ba-Lai đổ ra biển gọi là cửa Ba-Lai, dài lối 60 cây số làm ranh giới giữa cù-lao Bảo và cù-lao An-Hóa. Vì sông hơi nhỏ, đất phù-sa bị ứ-đọng suốt 12 cây-số ở khoảng các xã Phú-Túc, Phú-Đức, Tân-Lợi, Thành-Triệu. Lòng sông nhỏ hẹp như một con rạch nhưng bù lại, dân-chúng được hưởng nhiều vùng đất mới, mọc thêm, làm nền móng cho bao nhiêu vườn tược phì nhiêu trong tương-lai.

Sông Hàm Luông

Sông Hàm-Luông, chia hai cù-lao Bảo và cù-lao Minh. Đúng ra, phải gọi Hàm-Long vì chữ Nho viết là Long (con rồng). Nhưng đồng-bào kỵ húy, tránh chữ Long (rồng), nên nói trại lại là Luông. Sông này chảy ngang tỉnh Bến-Tre suốt 70 cây số ngàn.

– Sông Cổ-Chiên làm ranh giới giữa Kiến-Hòa Vĩnh-Bình và Kiến-Hòa Vĩnh-Long chảy qua địa-phận Kiến-Hòa suốt 65 cây số.

Cầu bắc qua sông tại Kiến Hòa Bến Tre

Các con sông khác

Ngoài 4 con sông cái kể trên còn hai con sông khác, quan-trọng không kém. Đó là hai chi nhánh của sông Hàm Luông chảy qua cù-lao Bảo và cù lao Minh :

1) Sông Sóc Sải khởi đầu từ xã Phú-Long, Tiên-Thủy, chảy ngang qua chợ Sóc-Sải rồi trở ra sông Hàm-Luông, hình dáng như một vòng cung, dài 9 cây số.

2) Sông Cái Gấm chảy về cù-lao Minh, từ xã Phú-Sơn, chảy vòng quanh xã Thanh-Tân cũng theo hình vòng cung trước khi đổ ra sông Hàm-Luông, dài 11 cây số.

Ngoài mấy con sông thiên-nhiên vừa kể trên, nơi nào có bóng dáng con người là có đường giao thông nhân tạo. Chúng tôi muốn nói đến những con kinh quan-trọng do dân-chúng đào nên.

Thuyền là phương tiện giao thông chính tại Bến tre
Thuyền là phương tiện giao thông chính tại Bến tre

Kinh rạch

Trước tiên, xin đề cập đến 2 con kinh liên-tỉnh :

Kinh Chẹt-Sậy và kinh Giao-Hòa

(tức kinh An-Hóa) nối 3 con sông quan-trọng : sông Mỹ-Tho, sông Ba-Lai qua rạch Trúc-giang dài 8 cây số. Nhờ đó, từ chợ Mỹ-Tho đến chợ Trúc-Giang (Bến-Tre) việc vận-tải trở nên thuận-tiện.

Nơi đây chúng tôi xin mở một dấu ngoặc về hiện-tượng thiên-nhiên lạ-lùng liên-quan đến sông Tiền-giang, sông Ba Lai và con kinh làm gạch nối liền tức kinh An-Hóa.

Theo kết-quả khảo cứu và thí-nghiệm công-phu, những nhà chuyên-môn về lưu thủy học nhận thấy rằng sông Ba-Lai càng xa biển càng bồi cạn, còn sông Tiền-Giang thì lòng sông sâu lắm.

Để tiện việc lưu-thông bằng thủy-đạo, cách đây lối 50 năm, Chánh-phủ cho đào con kinh An-Hóa nối liền sông Ba-Lai nơi vàm Chẹt-Sậy, với sông Tiền-Giang tại vàm Giao Hòa, chảy ngang làng An-Phước và làng Giao-Hòa, quận An-Hóa (nay là quận Trúc-Giang).

Vì lẽ trên kia, một sông cạn một sông sâu, mà mỗi khi nước ròng, ngọn nước từ sông Ba-Lai cạn chảy ngang kinh An-Hóa đổ ra sông Tiền-Giang sâu, nước như từ trên cao đổ xuống thấp chảy ầm ầm mau không xiết kể.

một con kênh tại kiến hòa bến tre
Một con kênh tại Bến Tre

Ban sơ, khi con kinh mới đào, một chiếc chài to quay đầu đã khó-khăn, thế mà vì nước chảy xiết nên lòng kinh càng sâu, và hai bên bờ kinh lở lần, thành thử hiện nay kinh đã rộng trên vài trăm thước.

Một điều đặc-biệt là lòng kinh không vét tròn theo hình chữ U mà lại nhọn như chữ V và có nhiều bực hẩm.

Cũng bởi nước chảy mạnh như thế cho nên, lúc trước cách nhau có vài năm, ở hai đầu kinh An-Hóa xảy ra hai tai nạn khủng-khiếp mà nhân-dân Giao-Hòa và An-Phước chắc còn nhớ rõ.

Ngày 23 tháng chạp năm 1932, chiếc tàu Đồng-Sanh chìm lĩm tại vàm Giao-Hòa, hàng mấy trăm người chết, trong số nạn nhân của Thủy-Thần có Trương-lục-Kiết, một ký-giả đắc lực của tờ báo « Đuốc Nhà Nam » về Kiến-Hòa nghỉ Tết.

Rồi qua năm 1934, một đêm tăm-tối vào khoảng ba giờ khuya, chiếc Wei-Lee (Oai-Lợi) rấn cồn chìm ở đầu kinh Chẹt-Sậy, nơi giáp nước Chẹt-Sậy cùng kinh An-Hóa. Nhà chức-trách với thợ chài vớt được mấy trăm tử-thi, còn trong hồ sơ lưu tại quận An-Hóa ghi mất tích 78 người. Một sự lạ thường mà chúng ta có thể nói « Tử sanh hữu mạng » là chiếc tàu lật nghiêng, hông tàu day ra sông, đáy tàu day vô đất liền. Mấy người lội giỏi nhắm hướng ngọn đèn công sở An-Phước mà lội vô đều bị nước lôi cuốn chìm chết giữa sông, còn một số người không biết lội chập chủm một hồi chơn đụng mé rạch cạn mà leo lên bờ, phía Bến-Tre, thoát nạn.

Vào sâu một con rạch tại Bến Tre

Các kinh khác

Kinh Song Mã nối liền Hàm-Luông qua Ba-Lai, đến tận rạch Trúc-Giang (8 cây số).

Kinh Hương-điểm giúp phần giao-thông vận-tải trong nội-địa tỉnh Bến-Tre thêm dễ-dàng. Hàng-hóa, sản-phẩm nông-nghiệp từ tỉnh lỵ được vận-chuyển đến cù-lao Bảo-Xuyên qua xã Hiệp-Hưng, nối qua Rạch Sơn-Đốc.

Kinh Mỏ-Cày nối liên tiếp rạch Thôm qua rạch Mỏ Cày, dài 6 cây số nhưng là móc nối liền tỉnh Kiến-Hòa đến các tỉnh lân-cận. Người địa-phương gọi đó là đường quốc tế, tuy tục danh ấy đượm vẻ hài-hước nhưng đúng với vai trò của nó.

Kinh Tân-Hương nối liền sông Hàm-Luông qua sông Cổ-Chiên, dài 11 cây số.

Trên đây là lược kê những kinh quan-trọng. Ngoài ra, tỉnh Bến-Tre còn nhiều kinh khác, đóng vai trò khiêm-tốn hơn, giúp việc giao-thông bên quận, bên xã thêm thuận-lợi.

– Kinh Bình-Khương

– Kinh Dừa ở Mỹ-Chánh-Hòa

– Kinh Ngang ở Tân-Bình

– Kinh to lớn ở An-Nhơn v.v…

Những cù lao lớn tại tỉnh Kiến Hòa Bến Tre

Bến Tre chằng chịt đan xen rất nhiều kênh rạch. Tại đây, giao thông bằng đường thủy chiếm vị trị quan trọng
Bến Tre chằng chịt đan xen rất nhiều kênh rạch. Tại đây, giao thông bằng đường thủy chiếm vị trị quan trọng

Tại Cù-lao Bảo

Rạch Trúc-Giang, chi-nhánh của sông Hàm-Luông khởi đầu từ Bắc Hàm-Luông (vàm An-Hội) chạy qua châu thành tỉnh lỵ và ngang qua chợ Trúc-Giang, thẳng đến 2 xã Nhơn-Thạnh, Mỹ-Thạnh dài 7 cây số rồi chia ra làm 2 nhánh. Một đổ vào xã Nhơn-Thạnh, còn một nhánh xuyên qua xã Mỹ-Thạnh và phân ra làm 2 ngọn bao bọc lấy xã Lương-Phú rộng 15 cây số vuông rồi nhập ngọn lại và chảy qua xã Long-Mỹ nối theo kinh Hương-Điểm (tính chung dài 20 cây số).

Rạch Lương-Phú chảy thẳng vào Hương-Điểm rồi chảy qua rạch Sơn-Đốc. Trước khi đến Hương-Điểm có một ngã ba sông bên phải kêu là kinh Ba-Lạc, vì Nguyễn-Ánh chạy giặc lạc vào Đồng Tam quản, mới gặp được gia-đình Cụ Trương-tấn-Khương là thân sinh Cụ Trương-tấn-Bửu.

Rạch Ngã Con, khởi đầu từ ngọn sông Ba-Lai xã Tân-Lợi và chảy vòng qua xã Tân-Lợi, Tiên-Long rồi đổ ra sông Sóc-Sải, dài 16 cây số rưỡi.

Đường vào một khu xóm nằm sâu trong rạch
Đường vào một khu xóm nằm sâu trong rạch

Rạch Phú-Hữu, chi nhánh của sông Ba-Lai khởi đầu từ xã Phước-Thạnh và chạy dài cặp theo sông Ba-Lai bọc lấy xã Phước-Thành một cù-lao nhỏ và đổ ra sông Ba-Lai dài 8 cây số.

Rạch Ba-tri, chi-nhánh của sông Ba-Lai, khởi đầu từ xã Tân-Xuân, xuyên qua các xã Phú-Ngãi, Phú-Lễ, An-Đức rồi chảy thẳng ra Hàm-Luông kêu là Vàm Ba-Vong, đi bên phải thì vào Giồng-Trôm, Chợ Mới, đi bên trái thì vào Lương-Quới. Đi khỏi Vàm Lương-Quới, có một cái rạch kêu là rạch Bình-Chánh chảy qua Châu-Phú, Châu-Thời, Châu-Bình, rồi đổ ra sông Ba-Lai. Bên phải của rạch Bình-Chánh là rạch Mỹ-chánh-Hòa, rồi chia làm 2 ngọn rạch nhỏ là rạch Bến Than và Bến Bào rồi cùng đổ ra sông Ba-Lai.

Rạch Mỹ-Nhiên, khởi đầu từ rạch sông Sâu chảy cặp theo sông ranh xã Mỹ-Chánh-Hòa và Tân-Xuân nối liền với rạch Bến-Bào dài lối 7 cây số.

Rạch Bà Hiền, khởi đầu từ sông Hàm Luông chạy theo ranh xã An-Hòa-Tân và Tân-Thủy chạy đến rừng Bảo thạnh nối liền với Rạch Giá đổ ra xã Vĩnh-Hòa dài 8 cây số.

Rạch Cái Bông, khởi đầu từ sông Hàm-Luông chạy giữa ranh xã An-Hiệp và An-Ngải-Tây thuộc 2 quận Giồng Trôm và Ba-Tri.

Rạch Sơn-Đốc, khởi đầu từ sông Hàm-Luông chạy ngang xã Tân-Hưng qua xã Hiệp-Hưng (Sơn-Đốc). Muốn vô nhà thờ La-Mã phải tẻ qua kinh Miễu Ông. Kinh nầy nối liền với Rạch Hương-Điểm.

Rạch Cái Mít, khởi đầu tại sông Hàm Luông, chảy vô xã Thạnh-phú-Đông nối liền với rạch Sơn-Đốc dài 7 cây-số.

Rạch Thủ-Cửu, khởi đầu từ sông Hàm-Luông nằm dọc theo ranh 2 xã Phước-Long và Thạnh-Phú-Đông chạy vào rạch Ba-Lạc nối liền với kinh Hương-Điểm dài 6 cây số.

Cù lao trên sông tại Bến Tre
Cù lao trên sông tại Bến Tre

Cù-lao Minh

Rạch Cái Mơn, chi nhánh của sông Hàm-Luông, khởi đầu từ xã Phú-Sơn, chảy qua xã Vĩnh-Thạnh, đổ ra quận Lách (Vĩnh-Long) dài 9 cây số.

Rạch Mỏ-Cày, chi-nhánh của sông Hàm-Luông, khởi đầu từ Vàm Nước Trong (xã Định-Thủy) chảy dài cho đến 3 cây số tới xã Hòa-Lộc thì phân ra làm 2 ngọn. Một ngọn đổ ra rạch Giồng-keo còn một ngọn chảy ra kinh Mỏ-Cày (dài lối 3 cây số rưỡi).

Rạch Cái Quao, chi-nhánh của sông Hàm-Luông khởi đầu từ xã Bình-Khánh, chảy tuốt đến chợ Cái-Quao và chảy đến ranh giới xã An-Thới thì tắt (cùng ngọn).

Rạch Băng-cung, chi nhánh của sông Hàm-Luông khởi đầu từ ranh 2 xã Đại-điền, Thạnh-phú và chảy qua các xã Thạnh-Phú, An-Thạnh, Giao-Thạnh rồi đổ ra cù-lao Ông-Lể dài lối 21 cây số.

Rạch con Ốc (rạch Khâu Băng) chi nhánh của sông Cổ-Chiên, khởi đầu từ cửa Cổ-Chiên, chảy qua 2 xã Thạnh Phong, Giao-Thạnh và nối liền với rạch Băng-Cung, dài lối 13 cây số.

Rạch Hồ-Cỏ khởi đầu từ bãi biển Cồn-Lợi đổ vào đụng rạch con Ốc, dài 4 cây số.

Thuyền bè trên sông Tiền

Cù-lao An-Hóa

Rạch Vũng-luông ; chi nhánh của sông Ba-Lai chảy qua các xã Thới-Thuận, Phước-Thuận rồi nối với rạch Khém ra vàm cửa Đại. Ngoài ra còn rất nhiều những con rạch nho nhỏ khác, khắp trong 116 xã trong toàn tỉnh.

Đánh giá

BÀI LIÊN QUAN

Kiến Hòa – Bến Tre, lịch sử và chuyện kể

Bến Tre là một tỉnh nam bộ nổi tiếng với phong vật và con người, thường được gọi là Xứ Dừa. Nơi đây dừa mọc bạt ngàn, kênh rạch chằng chịt. Một ngày hai con nước lớn nước ròng. Ra vào những làng nhỏ trong rừng dừa phải dựa theo con nước lên xuống.

Con người Bến Tre đôn hậu chất phác, nhất là ở những vùng còn là thôn dã. Một ngày dạo quanh Bến Tre có thể giúp bạn thêm yêu thiên nhiên và con người, thêm mở mang tấm lòng và thấy mình cần thay đổi. Dịch thuật Lightway xin giới thiệu với các bạn một chút thông tin về Kiến Hòa Bến Tre, xưa là tỉnh Kiến Hòa, từ năm 1956 đổi tên thành tỉnh Bến Tre. Như một gợi ý để các bạn tìm đến vùng đất này trong lịch trình du lịch sắp tới.

Bài viết này trích nguyên văn từ sách Kiến Hòa xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh do trang thư viện trực tuyến tve-4u thực hiện đánh máy lại qua dự án 1000 quyển sách Việt 1 thời vang bóng. Có thể tải ebook miễn phí tại đây

Vài thông tin về bộ phận thực hiện số hóa cuốn sách này

Đánh máy : mopie, chip_mars, patimiha, thao nguyen, minhf, ganbunma, Jes_ngohien, Do Hang, DucTienDo, quanhoangtrung, gaho0210

Kiểm tra chính tả : Nguyễn Mai Khanh, Mạc Tú Anh, Trần Lê Nam, Ngô Thị Thu, Hoàng Thị Xoan, Trương Thu Trang, Nguyễn Minh Khôi

Biên tập ebook : Thư Võ | Ngày hoàn thành : 09/06/2018

Kiến Hòa dưới triều đại nhà Nguyễn

Kiến-Hòa ngày nay đã trở thành một tỉnh và lấy chợ Trúc-Giang làm tỉnh lỵ.

Non 300 năm về trước, Kiến-Hòa, là một địa phận quan trọng của tỉnh Định-Tường. Do đó, muốn hiểu sự trưởng thành của tỉnh Kiến-Hòa thân yêu, chúng ta cần truy nguồn gốc, căn cứ theo những sử liệu (chính sử) đáng tin cậy nhứt do Triều đình Huế cho soạn thảo.

Tài liệu căn bản vẫn là bộ Đại Nam Nhứt Thống Chí mà chúng tôi dựa theo.

Trước năm 1679, chẳng riêng gì Kiến-Hòa, mà luôn cả vùng đồng bằng sông Cửu-Long, đều không có dấu vết của chánh quyền, do chúa Nguyễn tổ chức. May thay, lúc nhà Mãn Thanh chiếm gần trọn miền Nam Trung Hoa thì một số binh sĩ nhà Minh không muốn chịu sự khổ cực nơi chính quốc ? Họ di cư qua Việt-Nam, xin dung thân với chúa Nguyễn. – Bấy giờ Hiền Vương ở Huế bèn cho phép họ vào vùng Thủy Chân Lạp mà khai hoang lập ấp. Cánh quân của tướng nhà Minh là Dương-Ngạn-Địch đến vùng sông Tiền-Giang, theo cửa biển mà lần mò vào đất liền và tìm nơi mầu mỡ nhứt. Họ tập trung tại vùng Chợ Cũ Mỹ Tho rồi khai khẩn dần dần qua phía Bến-Tre.

Số binh sĩ này làm ăn siêng năng, mến cảnh mến người. Lại còn thêm một số người từ Quảng-Nam, Bình-Định đi ghe bầu vào Nam.

Hơn 30 năm sau (1712) vua Duệ Tông thấy vùng Mỹ-Tho Bến-Tre trở nên trù phú nên lập thành một đồn đạo (như một quân khu ngày nay) do viên Cai cơ nắm quyền và một thơ ký tiếp sức. Đứng về hành chánh tổng quát, Mỹ tho – Bến tre thuộc về trấn Gia-Định.

Sáu mươi năm sau (1776) vùng Mỹ-Tho Bến-Tre lọt vào tay quân Tây Sơn. Thời kỳ này chỉ kéo dài có 2 năm. Sử chép : vào năm 1778, Bến-Tre – Mỹ Tho trở vào tay vua Gia-Long. Ngài chỉnh đốn về mặt hành chánh, thống nhứt khu vực nầy thành một huyện, đặt tên đầu tiên là Kiến-Khương. Về mặt quân sự có quan Lưu Thủ trông nom ; cai bộ và Ký lục thì lo mặt hành chính. Theo thứ tự lịch-sử tỉnh Kiến-Hòa thay đổi dưới triều Nguyễn như sau :

Năm Gia-Long thứ 5 (1806) : Vùng Mỹ-Tho – Bến-Tre lại mang tên khác : Huyện Kiến-An của Trấn-Định.

Hai năm sau (1808), vùng Kiến-An trở nên phì-nhiêu nên huyện Kiến-An trở thành phủ Kiến-An, Trấn-Định xưa là Định-Tường.

Vùng Bến-Tre là một trong 3 tổng của phủ Kiến-An :

– Tổng Kiến-Hưng (vùng Cái-Bè)

– Tổng Kiến-Hòa (vùng Bến-Tre – Gò-Công)

– Tổng Kiến-Đăng (vùng Đồng Tháp Mười)

2) Năm Minh-Mạng thứ 12 (1831) : Phần đất thuộc tổng Kiến-Hòa được tách ra, lập thêm huyện Tân-Hòa (Gò-Công).

3) Đến đời Thiệu-Trị Nguyên niên (1841) : Phần đất gọi là tổng Kiến-Hòa được phân chia rõ-rệt :

– Phía Gò-Công thì sáp nhập vào tỉnh Gia-Định.

– Phía Bến-Tre thì sáp nhập vào tỉnh Định-Tường.

4) Sang Triều Tự-Đức : Lúc quân-đội viễn-chinh Pháp đánh chiếm thành Saigon năm 1859 thì Nam-Kỳ chia ra 3 Quận, mỗi Quận do Quan Tổng-Đốc cai-trị.

1. Tổng-Đốc quận Tịnh-Biên coi : tỉnh Gia-Định, tỉnh Biên-Hòa

2. Tổng-Đốc quận Long-Tường : tỉnh Vĩnh-Long, tỉnh Định-Tường

3. Tổng-Đốc quận An-Hà : tỉnh An-Giang, tỉnh Hà-Tiên.

Riêng Quận Long-Tường được chia như dưới đây :

a) Tỉnh Định-Tường gồm 2 Phủ, 4 Huyện :

Phủ Kiến-An gồm : Huyện Kiến-Hưng, Huyện Kiến-Hòa

Phủ Kiến-Tường gồm : Huyện Kiến-Phong, Huyện Kiến-Đăng

b) Tỉnh Vĩnh-Long gồm : 4 Phủ, 8 Huyện.

Phủ Định-Viễn gồm có : Huyện Vĩnh-Bình, Huyện Vĩnh-Trị

Phủ Hoằng-An gồm : Huyện Tân-Minh, Huyện Duy-Minh

Phủ Hoằng-Trị gồm : Huyện Bảo-An, Huyện Bảo-Trị (tức Bến-Tre ngày nay).

Phủ Lạc-Hóa gồm : Huyện Tuân-Nghĩa, Huyện Trà-Vinh.

Theo Đại-Nam Nhứt-Thống-Chí, huyện Kiến-Hòa gồm 5 tổng, 82 thôn. Nên nhớ rằng theo sự phân chia ranh giới thời đàng cựu thì mỗi thôn chỉ là một xóm nhỏ (một ấp) của ngày nay mà thôi vì dân-cư quá thưa thớt.

Về huyện lỵ Kiến-Hòa, tức là nơi quân-sĩ và quan huyện đặt dinh nha để làm việc, sử còn chép rõ : Nơi đây có một thành khá to, bốn phía đo được 52 trượng, có lũy tre bao bọc, ở phía đông thôn Tân-Hóa. Trước kia, huyện lỵ ở tại Quán-Lương, bãi bỏ khi quân Tây-Sơn kéo đến.

Sử còn chép rõ : Sông Ba-Lai thuộc huyện Kiến-Hòa là nơi giòng sông sâu rộng, có chợ quán trù-mật. Khi quân Tây-Sơn kéo đến, chợ búa bên sông lần hồi bỏ hoang và giòng sông trở thành chiến-địa…

Huyện Kiến-Hòa còn một cổ-tích tức là thành Ba Lai. Theo sử chép thì thành này xây năm Gia-Long mới lên ngôi (1802), làm kho dự trữ lương thảo.

Một đền thờ Hồi Giáo tại Bến Tre có tuổi đời đã lâu

Đời Tự Đức, tại Huyện Kiến-Hòa có 3 Trấn. Trấn là đồn canh chừng ở bờ sông, cửa biển với mục đích kiểm-soát các ghe buôn lậu thuế, tiểu trừ bọn cướp.

1) Trấn Đại Hải, ngay cửa Đại.

2) Trấn Tiểu Hải, ngay cửa Tiểu. Khỏi trấn Tiểu Hải, trở về phía đất liền cách chừng 12 dặm có trụ sở, tức là một trạm kiểm soát thứ nhì.

3) Trấn Ba Lai, ngay vàm Ba Lai.

Tại cửa Tiểu, còn có ngôi miểu thờ Long Vương (Long Vương Mẫu) thờ thần Nam Hải Long Vương, kiến trúc nguy nga, đúng theo qui chế do triều đình vạch ra : 1 gian, 2 chái.

Xưa kia, vùng chợ Cũ Mỹ Tho thuộc vào địa phận tỉnh Kiến Hòa. Vì vậy, các chùa miếu của Kiến Hòa thời cổ kính, hãy còn ở thôn Mỹ Chánh (nay là Tân Mỹ Chánh). Đại Nam Nhứt Thống Chí ghi rõ :

– Một ngôi cổ tự, tên là chùa Thiên-Phước, dựng vào năm Gia Long thứ 2 (1803) do một cư sĩ là Bàn văn Thiện dựng nên, chùa có 5 nóc xinh đẹp.

– Một hội quán, tên là Hội quán Hội Bửu, dựng vào năm Gia Long thứ 18 (1819) do ông Nguyễn-ngọc-Giảng đứng lạc quyên, thờ Đức Quan Thánh Đế Quân, gọi nôm na là chùa Ông.

Giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), triều đình Huế đành nhượng cho thực dân phần đất bên tả ngạn sông cửa Tiểu, trong ấy có vùng Bến Tre thân yêu. Năm 1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây.

Vị trí tỉnh Bến Tre (Kiến Hòa) trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Bến Tre (Kiến Hòa) trên bản đồ Việt Nam

Về thành tích kháng Pháp hồi cuối thế kỷ vừa qua của quân dân Định tường, chúng tôi sẽ nói sau. Trong phạm vi mục này, chúng tôi chỉ muốn nêu rõ một sự thay đổi quan trọng về mặt hành chánh :

Đất Nam Kỳ thuộc địa chia ra 20 tỉnh. Lúc ban sơ, vùng Mũi Cà Mau nhập vào tỉnh Rạch-Giá, rồi tách ra làm tỉnh Bạc-Liêu, tức là tỉnh thứ 21.

Theo quyển Bulletin Administratif de la Cochinchine tức là Lịch An-Nam thông dụng trong Nam-Kỳ năm 1907, do Thống-Đốc phủ Saigon ấn hành thì Bến-Tre đã là một tỉnh hẳn hòi, có tòa án riêng. Ngoài trường học ở chợ Bến Tre còn có 14 trường tổng. Trường làng thì chưa tổ-chức.

Toàn tỉnh Bến-Tre có 21 tổng gồm 172 làng.

Những tổng bên cù-lao Bảo đều bắt đầu bằng chữ Bảo :

1) Bảo-An, gồm 6 làng

2) Bảo-Đức, 6 làng

3) Bảo-Hòa, 8 làng

4) Bảo-Hựu, 10 làng

5) Bảo-Khánh, 7 làng

6) Bảo-Lộc, 11 làng

7) Bảo-Ngải, 5 làng

8) Bảo-Phước, 7 làng

9) Bảo-Thành, 15 làng

10) Bảo-Thiện, 11 làng

11) Bảo-Trị, 8 làng.

Một ngôi làng ven sông

Những tổng bên cù-lao Minh đều bắt đầu bằng chữ Minh :

12) Minh-Đạo, 10 làng

13) Minh-Đạt, 11 làng

14) Minh-Hóa, 8 làng

15) Minh-Huệ, 6 làng

16) Minh-Lý, 7 làng

17) Minh-Phú, 5 làng

18) Minh-Quới, 9 làng

19) Minh-Thiện, 7 làng

20) Minh-Thuận, 8 làng

21) Minh-Trị, 7 làng,

Năm 1956, Kiến Hòa đổi tên thành tỉnh Bến Tre

Tìm hiểu thêm

Đất Bạc Liêu xưa

Đất Tân Châu xưa

Sông ngòi kinh rạch tại Kiến Hòa Bến Tre

Như đã nói, Bến Tre được bồi đắp do sông Cửu-Long, 3 chi nhánh lớn của Cửu Long (Tiền Giang) chảy xuyên qua Bến Tre, chia cắt thành ra từng vùng cù lao khá lớn.

Một đoạn sông Cửu Long

Sông Mỹ Tho

Sông Mỹ-Tho chảy ngang qua địa-phận Bến-Tre chừng 75 cây số. Đó là sông Tiền-Giang chánh-thức, làm ranh giới thiên nhiên giữa hai tỉnh Định-Tường và Kiến-Hòa.

Sông Ba Lai

Sông Ba-Lai đổ ra biển gọi là cửa Ba-Lai, dài lối 60 cây số làm ranh giới giữa cù-lao Bảo và cù-lao An-Hóa. Vì sông hơi nhỏ, đất phù-sa bị ứ-đọng suốt 12 cây-số ở khoảng các xã Phú-Túc, Phú-Đức, Tân-Lợi, Thành-Triệu. Lòng sông nhỏ hẹp như một con rạch nhưng bù lại, dân-chúng được hưởng nhiều vùng đất mới, mọc thêm, làm nền móng cho bao nhiêu vườn tược phì nhiêu trong tương-lai.

Sông Hàm Luông

Sông Hàm-Luông, chia hai cù-lao Bảo và cù-lao Minh. Đúng ra, phải gọi Hàm-Long vì chữ Nho viết là Long (con rồng). Nhưng đồng-bào kỵ húy, tránh chữ Long (rồng), nên nói trại lại là Luông. Sông này chảy ngang tỉnh Bến-Tre suốt 70 cây số ngàn.

– Sông Cổ-Chiên làm ranh giới giữa Kiến-Hòa Vĩnh-Bình và Kiến-Hòa Vĩnh-Long chảy qua địa-phận Kiến-Hòa suốt 65 cây số.

Cầu bắc qua sông tại Kiến Hòa Bến Tre

Các con sông khác

Ngoài 4 con sông cái kể trên còn hai con sông khác, quan-trọng không kém. Đó là hai chi nhánh của sông Hàm Luông chảy qua cù-lao Bảo và cù lao Minh :

1) Sông Sóc Sải khởi đầu từ xã Phú-Long, Tiên-Thủy, chảy ngang qua chợ Sóc-Sải rồi trở ra sông Hàm-Luông, hình dáng như một vòng cung, dài 9 cây số.

2) Sông Cái Gấm chảy về cù-lao Minh, từ xã Phú-Sơn, chảy vòng quanh xã Thanh-Tân cũng theo hình vòng cung trước khi đổ ra sông Hàm-Luông, dài 11 cây số.

Ngoài mấy con sông thiên-nhiên vừa kể trên, nơi nào có bóng dáng con người là có đường giao thông nhân tạo. Chúng tôi muốn nói đến những con kinh quan-trọng do dân-chúng đào nên.

Thuyền là phương tiện giao thông chính tại Bến tre
Thuyền là phương tiện giao thông chính tại Bến tre

Kinh rạch

Trước tiên, xin đề cập đến 2 con kinh liên-tỉnh :

Kinh Chẹt-Sậy và kinh Giao-Hòa

(tức kinh An-Hóa) nối 3 con sông quan-trọng : sông Mỹ-Tho, sông Ba-Lai qua rạch Trúc-giang dài 8 cây số. Nhờ đó, từ chợ Mỹ-Tho đến chợ Trúc-Giang (Bến-Tre) việc vận-tải trở nên thuận-tiện.

Nơi đây chúng tôi xin mở một dấu ngoặc về hiện-tượng thiên-nhiên lạ-lùng liên-quan đến sông Tiền-giang, sông Ba Lai và con kinh làm gạch nối liền tức kinh An-Hóa.

Theo kết-quả khảo cứu và thí-nghiệm công-phu, những nhà chuyên-môn về lưu thủy học nhận thấy rằng sông Ba-Lai càng xa biển càng bồi cạn, còn sông Tiền-Giang thì lòng sông sâu lắm.

Để tiện việc lưu-thông bằng thủy-đạo, cách đây lối 50 năm, Chánh-phủ cho đào con kinh An-Hóa nối liền sông Ba-Lai nơi vàm Chẹt-Sậy, với sông Tiền-Giang tại vàm Giao Hòa, chảy ngang làng An-Phước và làng Giao-Hòa, quận An-Hóa (nay là quận Trúc-Giang).

Vì lẽ trên kia, một sông cạn một sông sâu, mà mỗi khi nước ròng, ngọn nước từ sông Ba-Lai cạn chảy ngang kinh An-Hóa đổ ra sông Tiền-Giang sâu, nước như từ trên cao đổ xuống thấp chảy ầm ầm mau không xiết kể.

một con kênh tại kiến hòa bến tre
Một con kênh tại Bến Tre

Ban sơ, khi con kinh mới đào, một chiếc chài to quay đầu đã khó-khăn, thế mà vì nước chảy xiết nên lòng kinh càng sâu, và hai bên bờ kinh lở lần, thành thử hiện nay kinh đã rộng trên vài trăm thước.

Một điều đặc-biệt là lòng kinh không vét tròn theo hình chữ U mà lại nhọn như chữ V và có nhiều bực hẩm.

Cũng bởi nước chảy mạnh như thế cho nên, lúc trước cách nhau có vài năm, ở hai đầu kinh An-Hóa xảy ra hai tai nạn khủng-khiếp mà nhân-dân Giao-Hòa và An-Phước chắc còn nhớ rõ.

Ngày 23 tháng chạp năm 1932, chiếc tàu Đồng-Sanh chìm lĩm tại vàm Giao-Hòa, hàng mấy trăm người chết, trong số nạn nhân của Thủy-Thần có Trương-lục-Kiết, một ký-giả đắc lực của tờ báo « Đuốc Nhà Nam » về Kiến-Hòa nghỉ Tết.

Rồi qua năm 1934, một đêm tăm-tối vào khoảng ba giờ khuya, chiếc Wei-Lee (Oai-Lợi) rấn cồn chìm ở đầu kinh Chẹt-Sậy, nơi giáp nước Chẹt-Sậy cùng kinh An-Hóa. Nhà chức-trách với thợ chài vớt được mấy trăm tử-thi, còn trong hồ sơ lưu tại quận An-Hóa ghi mất tích 78 người. Một sự lạ thường mà chúng ta có thể nói « Tử sanh hữu mạng » là chiếc tàu lật nghiêng, hông tàu day ra sông, đáy tàu day vô đất liền. Mấy người lội giỏi nhắm hướng ngọn đèn công sở An-Phước mà lội vô đều bị nước lôi cuốn chìm chết giữa sông, còn một số người không biết lội chập chủm một hồi chơn đụng mé rạch cạn mà leo lên bờ, phía Bến-Tre, thoát nạn.

Vào sâu một con rạch tại Bến Tre

Các kinh khác

Kinh Song Mã nối liền Hàm-Luông qua Ba-Lai, đến tận rạch Trúc-Giang (8 cây số).

Kinh Hương-điểm giúp phần giao-thông vận-tải trong nội-địa tỉnh Bến-Tre thêm dễ-dàng. Hàng-hóa, sản-phẩm nông-nghiệp từ tỉnh lỵ được vận-chuyển đến cù-lao Bảo-Xuyên qua xã Hiệp-Hưng, nối qua Rạch Sơn-Đốc.

Kinh Mỏ-Cày nối liên tiếp rạch Thôm qua rạch Mỏ Cày, dài 6 cây số nhưng là móc nối liền tỉnh Kiến-Hòa đến các tỉnh lân-cận. Người địa-phương gọi đó là đường quốc tế, tuy tục danh ấy đượm vẻ hài-hước nhưng đúng với vai trò của nó.

Kinh Tân-Hương nối liền sông Hàm-Luông qua sông Cổ-Chiên, dài 11 cây số.

Trên đây là lược kê những kinh quan-trọng. Ngoài ra, tỉnh Bến-Tre còn nhiều kinh khác, đóng vai trò khiêm-tốn hơn, giúp việc giao-thông bên quận, bên xã thêm thuận-lợi.

– Kinh Bình-Khương

– Kinh Dừa ở Mỹ-Chánh-Hòa

– Kinh Ngang ở Tân-Bình

– Kinh to lớn ở An-Nhơn v.v…

Những cù lao lớn tại tỉnh Kiến Hòa Bến Tre

Bến Tre chằng chịt đan xen rất nhiều kênh rạch. Tại đây, giao thông bằng đường thủy chiếm vị trị quan trọng
Bến Tre chằng chịt đan xen rất nhiều kênh rạch. Tại đây, giao thông bằng đường thủy chiếm vị trị quan trọng

Tại Cù-lao Bảo

Rạch Trúc-Giang, chi-nhánh của sông Hàm-Luông khởi đầu từ Bắc Hàm-Luông (vàm An-Hội) chạy qua châu thành tỉnh lỵ và ngang qua chợ Trúc-Giang, thẳng đến 2 xã Nhơn-Thạnh, Mỹ-Thạnh dài 7 cây số rồi chia ra làm 2 nhánh. Một đổ vào xã Nhơn-Thạnh, còn một nhánh xuyên qua xã Mỹ-Thạnh và phân ra làm 2 ngọn bao bọc lấy xã Lương-Phú rộng 15 cây số vuông rồi nhập ngọn lại và chảy qua xã Long-Mỹ nối theo kinh Hương-Điểm (tính chung dài 20 cây số).

Rạch Lương-Phú chảy thẳng vào Hương-Điểm rồi chảy qua rạch Sơn-Đốc. Trước khi đến Hương-Điểm có một ngã ba sông bên phải kêu là kinh Ba-Lạc, vì Nguyễn-Ánh chạy giặc lạc vào Đồng Tam quản, mới gặp được gia-đình Cụ Trương-tấn-Khương là thân sinh Cụ Trương-tấn-Bửu.

Rạch Ngã Con, khởi đầu từ ngọn sông Ba-Lai xã Tân-Lợi và chảy vòng qua xã Tân-Lợi, Tiên-Long rồi đổ ra sông Sóc-Sải, dài 16 cây số rưỡi.

Đường vào một khu xóm nằm sâu trong rạch
Đường vào một khu xóm nằm sâu trong rạch

Rạch Phú-Hữu, chi nhánh của sông Ba-Lai khởi đầu từ xã Phước-Thạnh và chạy dài cặp theo sông Ba-Lai bọc lấy xã Phước-Thành một cù-lao nhỏ và đổ ra sông Ba-Lai dài 8 cây số.

Rạch Ba-tri, chi-nhánh của sông Ba-Lai, khởi đầu từ xã Tân-Xuân, xuyên qua các xã Phú-Ngãi, Phú-Lễ, An-Đức rồi chảy thẳng ra Hàm-Luông kêu là Vàm Ba-Vong, đi bên phải thì vào Giồng-Trôm, Chợ Mới, đi bên trái thì vào Lương-Quới. Đi khỏi Vàm Lương-Quới, có một cái rạch kêu là rạch Bình-Chánh chảy qua Châu-Phú, Châu-Thời, Châu-Bình, rồi đổ ra sông Ba-Lai. Bên phải của rạch Bình-Chánh là rạch Mỹ-chánh-Hòa, rồi chia làm 2 ngọn rạch nhỏ là rạch Bến Than và Bến Bào rồi cùng đổ ra sông Ba-Lai.

Rạch Mỹ-Nhiên, khởi đầu từ rạch sông Sâu chảy cặp theo sông ranh xã Mỹ-Chánh-Hòa và Tân-Xuân nối liền với rạch Bến-Bào dài lối 7 cây số.

Rạch Bà Hiền, khởi đầu từ sông Hàm Luông chạy theo ranh xã An-Hòa-Tân và Tân-Thủy chạy đến rừng Bảo thạnh nối liền với Rạch Giá đổ ra xã Vĩnh-Hòa dài 8 cây số.

Rạch Cái Bông, khởi đầu từ sông Hàm-Luông chạy giữa ranh xã An-Hiệp và An-Ngải-Tây thuộc 2 quận Giồng Trôm và Ba-Tri.

Rạch Sơn-Đốc, khởi đầu từ sông Hàm-Luông chạy ngang xã Tân-Hưng qua xã Hiệp-Hưng (Sơn-Đốc). Muốn vô nhà thờ La-Mã phải tẻ qua kinh Miễu Ông. Kinh nầy nối liền với Rạch Hương-Điểm.

Rạch Cái Mít, khởi đầu tại sông Hàm Luông, chảy vô xã Thạnh-phú-Đông nối liền với rạch Sơn-Đốc dài 7 cây-số.

Rạch Thủ-Cửu, khởi đầu từ sông Hàm-Luông nằm dọc theo ranh 2 xã Phước-Long và Thạnh-Phú-Đông chạy vào rạch Ba-Lạc nối liền với kinh Hương-Điểm dài 6 cây số.

Cù lao trên sông tại Bến Tre
Cù lao trên sông tại Bến Tre

Cù-lao Minh

Rạch Cái Mơn, chi nhánh của sông Hàm-Luông, khởi đầu từ xã Phú-Sơn, chảy qua xã Vĩnh-Thạnh, đổ ra quận Lách (Vĩnh-Long) dài 9 cây số.

Rạch Mỏ-Cày, chi-nhánh của sông Hàm-Luông, khởi đầu từ Vàm Nước Trong (xã Định-Thủy) chảy dài cho đến 3 cây số tới xã Hòa-Lộc thì phân ra làm 2 ngọn. Một ngọn đổ ra rạch Giồng-keo còn một ngọn chảy ra kinh Mỏ-Cày (dài lối 3 cây số rưỡi).

Rạch Cái Quao, chi-nhánh của sông Hàm-Luông khởi đầu từ xã Bình-Khánh, chảy tuốt đến chợ Cái-Quao và chảy đến ranh giới xã An-Thới thì tắt (cùng ngọn).

Rạch Băng-cung, chi nhánh của sông Hàm-Luông khởi đầu từ ranh 2 xã Đại-điền, Thạnh-phú và chảy qua các xã Thạnh-Phú, An-Thạnh, Giao-Thạnh rồi đổ ra cù-lao Ông-Lể dài lối 21 cây số.

Rạch con Ốc (rạch Khâu Băng) chi nhánh của sông Cổ-Chiên, khởi đầu từ cửa Cổ-Chiên, chảy qua 2 xã Thạnh Phong, Giao-Thạnh và nối liền với rạch Băng-Cung, dài lối 13 cây số.

Rạch Hồ-Cỏ khởi đầu từ bãi biển Cồn-Lợi đổ vào đụng rạch con Ốc, dài 4 cây số.

Thuyền bè trên sông Tiền

Cù-lao An-Hóa

Rạch Vũng-luông ; chi nhánh của sông Ba-Lai chảy qua các xã Thới-Thuận, Phước-Thuận rồi nối với rạch Khém ra vàm cửa Đại. Ngoài ra còn rất nhiều những con rạch nho nhỏ khác, khắp trong 116 xã trong toàn tỉnh.

Đánh giá


Chuẩn bị cho chuyến đi của bạn

[wp_show_posts id="9655"]

Leave a Comment