English Study

Quyền đòi bồi thường (claims) khi soạn thảo hợp đồng xây dựng

780 views

Định nghĩa quyền đòi bồi thường – claim trong hợp đồng

Từ claim, hay quyền đòi bồi thường, là yêu cầu một điều gì đó mà mình phải được hưởng như một quyền lời. Vì vậy trong bài viết này thuật ngữ đó được xác định với nghĩa là khẳng định một quyền, thường là của nhà thầu, trong phạm vi thời hạn hợp đồng và/hoặc yêu cầu thanh toán theo các kỳ hạn của hợp đồng xây dựng.

Trong ngành xây dựng thì từ claim thường được dùng để mô tả tất cả những yêu cầu thanh toán của nhà thầu xuất hiện ngoài các điều khoản thanh toán hợp đồng bình thường. Theo nghĩa rộng này thì một claim – quyền đòi bồi thường sẽ bao gồm đơn yêu cầu thanh toán ex gratia – vì lòng hảo tâm, tuy cụm từ này không nằm trong định nghĩa phía trên và không phải là sự khẳng định một quyền, nó cũng bao gồm các yêu cầu thanh toán bổ sung như là kết quả của những chỉ dẫn theo các điều khoản hợp đồng.

Dịch thuật Lightway chuyên nhận biên soạn và dịch thuật hợp đồng xây dựng với chi phí chỉ 29k/300 từ. Để đảm bảo chất lượng và sự tin tưởng của khách hàng, chúng tôi chỉ nhận thanh toán sau khi đã dịch và thẩm định xong. Liên hệ chúng tôi nếu bạn cần dịch thuật tài liệu như vậy.

Từ này cũng được dùng để mô tả yêu cầu gia hạn thời gian của nhà thầu theo hợp đồng xây dựng. Một nghĩa khác, quyền đòi bồi thường cho những phí tổn hoặc thất thoát có thể được xem là những điều khoản cho việc thanh toán thiệt hại.

Thông thường sẽ có bốn loại quyền đòi bồi thường mà nhà thầu có thể đưa ra đối với đơn vị thuê họ nếu chúng ta chấp nhận nghĩa rộng của từ này. Đó là: đòi bồi thường theo hợp đồng (contractual claim), đòi bồi thường theo thông luật (common law claim), đòi bồi thường vì sự xứng đáng (quantum meruit claim), và đòi bồi thường vì lòng hảo tâm (ex gratia claim). Xin đừng quên rằng đơn vị thuê thầu có thể thực hiện quyền đòi bồi thường đối với nhà thầu vì những hư hại buộc phải đền bù hoặc thanh toán phần dư theo chứng chỉ sau cùng hoặc khẳng định thuê thầu của đơn vị thuê.

Quyền đòi bồi thường theo hợp đồng – contractual claim

Đây là những đòi hỏi phát xuất từ những quy định rõ ràng của hợp đồng, ví dụ như for ‘direct loss and/or expense’ – cho ‘thất thoát và/hoặc phí tổn trực tiếp’ theo các điều khoản cụ thể trong Mẫu Tiêu chuẩn của Tòa án Liên Hợp đồng (Joint Contracts Tribunal – Anh quốc). Chúng cấu thành cơ chế để tiến hành một đòi hỏi và tạo ra kết quả. Lý do căn bản phải có những quy định như vậy trong hợp đồng là để nhà thầu khỏi cần phải dùng tới luật pháp khiến tốn thêm chi phí cho cả hai bên. Hầu hết các hợp đồng theo mẫu tiêu chuẩn đều bao gồm quyền dùng tới luật pháp của nhà thầu để tìm kiếm bồi thường khi họ không thỏa mãn với khoản bồi thường theo hợp đồng.

Đòi bồi thường theo thông luật – Common law claim

Đòi bồi thường theo luật định đôi lúc bị nhầm lẫn với đòi hỏi ngoài hợp đồng. Thuật ngữ này không nên nhầm lẫn với thuật ngữ La tinh ex contratu mà thỉnh thoảng ta có thể bắt gặp với nghĩa là phát xuất từ hợp đồng.

Đòi bồi thường theo thông luật – common law claims là đòi hỏi bồi thường cho những thiệt hại gây ra do vi phạm luật pháp, chẳng hạn như vi phạm bản quyền hoặc quy chế. Quyền đòi hỏi trong trường hợp này được dành cho nhà thầu theo như các Mẫu JCT: xem JCT 98, điều 26. Quyền này cũng được bảo đảm bởi hầu hết các mẫu hợp đồng tiêu chuẩn khác. Và đòi hỏi theo thông luật do vi phạm sẽ tránh được một số giới hạn bởi hợp đồng, liên quan đến việc ra thông báo hay những thứ tương tự, nhưng nó có thể còn bị hạn chế nhiều hơn trong phạm vi những vấn đề có thể thực hiện đòi hỏi theo hợp đồng, trong số đó không bao gồm sự vi phạm hợp đồng.

Bạn có hợp đồng xây dựng cần dịch thuật. Call/zalo nhóm dịch Lightway: 0904624177

Đòi bồi thường vì xứng đáng – Quantum meruit claims

Đòi bồi thường vì xứng đáng – quantum meruit claim (hết mức có thể được) là giải pháp khi không thỏa thuận được giá cả. Sẽ có bốn tình huống:

 1/Khi công việc được thực hiện theo hợp đồng, nhưng không thoải thuận được đơn giá

2/ Khi công việc được thực hiện theo hợp đồng trên thực tế không có hiệu lực dù tin rằng nó có hiệu lực.

3/ Khi có thỏa thuận thanh toán một khoản hợp lý

4/ Khi công việc được thực hiện theo yêu cầu của một bên, nhưng không có hợp đồng. Ở đây thường sẽ gọi là sự đòi bồi thường tương tự hợp đồng (quasi-contract) hoặc sự hoàn trả. Công việc được thực hiện theo một bức thư hướng dẫn là một ví dụ điển hình cho loại đòi hỏi này.

Những hình thức đòi hỏi và biện pháp định giá sẽ có hai kiểu khác nhau.

1/ Khi không có hợp đồng

2/ Khi có hợp đồng.

Khi không có hợp đồng

Ví dụ như khi chủ nhà gọi một thợ sửa ống nước tới để sửa gấp đường ống cho anh ta, và đôi bên không thỏa thuận trước giá cả. Khi đó, nếu sau khi sửa xong mà đôi bên không thương lượng được mức giá thì thợ sửa ống có quyền đòi thù lao ‘hợp lý’.

Ta có một câu chuyện minh họa là Powell và Braun. Trong vụ này chủ lao động viết một lá thư cho thư ký của ông ta nói rằng ông rất hài lòng với công việc của cô trong thời gian qua và muốn cô đảm nhận thêm trách nhiệm trong tương lai. Thay vì tăng lương thì ông ta đề nghị trả cho cô một khoản bonus hàng năm tính theo lợi nhuận kinh doanh ròng của công ty. Cô đồng ý đề nghị này như cách tính bonus thì đôi bên lại không thỏa thuận. Tòa án Thượng tố (Court of Appeal) ra quyết định buộc chủ lao động phải trả cho cô một khoản hợp lý mỗi năm.

Trường hợp Amantilla và Cty Telefusion PLC

Một trường hợp khác là giữa Công ty Amantilla và Cty Telefusion PLC. Trong trường hợp này thì bên đòi bồi thường trước đó đã thực hiện xây dựng và trang trí cửa hiệu cho bị cáo với tổng số tiền khoán là 36,626 Bảng. Bên đòi bồi thường đồng ý làm thêm một số công việc phát sinh tính theo ngày công, nhưng đôi bên không thỏa thuận giá cả cụ thể. Bị cáo đã thực hiện nhiều khoản thanh toán khác nhau với tổng số tiền là 53,000 Bảng, nhưng bên đòi hỏi muốn phải trả thêm 5,000 Bảng nữa mới đủ.

Sau đó đôi bên đã nhiều lần trao đổi, bên thi công đã đưa cho bên kia coi bảng tổng hợp chi tiết chi phí và công việc phát sinh. Bên chủ thầu không hề đưa ra bất kỳ than phiền nào về công việc, và trong những lần gặp nhau đại diện chủ thầu bày tỏ sự hài lòng và xác nhận rằng sẽ sớm đưa ra đề nghị đâu đó khoảng 10000 đến 132,000 Bảng quyết toán. Sau những lần trao đổi, bên chủ thầu chỉ đề nghị số tiền quyết toán 2,000 bảng. Bên đòi hỏi từ chối và đòi thêm dựa trên cơ sở quantum meruit – sự xứng đáng.

Trường hợp Sir Lindsay Parkinson & Co. Ltd v. Commissioners of Works & Public Buildings

Một trường hợp hiếm hoi nhưng thú vị khác là hợp đồng xây dựng giữa Công ty Sir Lindsay Parkinson Công ty Commissioners of Works & Public Buildings. Bên kháng cáo, tức nhà thầu, đã hợp đồng với bị cáo, tức đơn vị thuê thầu, để xây dựng một nhà máy với chi phí 3.5 triệu bảng. Theo hợp đồng thì bị cáo được quyền yêu cầu bên kháng cáo thực hiện thêm mọt số công việc và vào ngày hợp đồng thì công việc phát sinh đó được cho rằng trị giá khoảng 0.5 triệu bảng.

Nhưng về sau thì các bên đồng ý rằng để hoàn tất công việc mới vào ngày đã định ban đầu thì cần áp dụng các biện pháp không sinh lãi với giá trị tăng thêm 1 triệu bảng, và rằng bên kháng cáo phải được nhận một khoản lợi nhuận ròng ít nhất 150,000 bảng nhưng không quá 300,000 dựa trên chi phí thực tế của công việc. Rõ ràng là tại thời điểm này tổng chi phí được tính toán là khoảng 5 triệu bảng. Nhưng trên thực tế thì tổng chi phí tăng lên thành 6.5 triệu bảng.

Tòa án quyết định rằng bên kháng cáo được quyền nhận thanh toán một khoản lãi hợp lý cho phần chi phí thừa 1,5 triệu bảng đó công với lợi nhuận tối đa là 300,000 bảng cho khoản tiền đã đồng ý trước đó. Vì các ngưỡng giới hạn lợi nhuận trên và dưới đều dựa trên chi phí tính toán công việc được thực hiện vào thời điểm thỏa thuận phát sinh. Vì cách tính toán đó đã bị vượt quá đáng kể nên nhà thầu phải được trả lãi phát sinh. Khi đọc toàn bộ báo cáo vụ việc ta sẽ thấy sự khó khăn của việc tính toán khoản tiền đòi hỏi ấy và những dữ kiện là rất đặc biệt.

Trường hợp Penvidic Contracting Co Ltd v. International Nickel Co of Canada Ltd

Tuy nhiên hiệu quả của điều khoản quantum meruit này như thế nào nếu nhà thầu đòi hỏi bồi thường do chậm trễ và gián đoạn. Ta có thể xét tình huống này trong vụ việc giữa Công ty Penvidic Contracting International Nickel Co of Canada Ltd. Trong vụ việc này nhà thầu được quyền đòi hỏi mức giá mà lẽ anh họ sẽ đề xuất nếu như thấy trước những vấn đề gây ra do đơn vị thuê thầu vi phạm hợp đồng tại thời điểm họ bỏ thầu. Có bằng chứng rằng số tiền đòi hỏi được tính toán hợp lý, và Spence J thấy rằng không có phản đối đối với việc “sử dụng biện pháp mà bên kháng cáo đề xuất… thay vì cố gắng đạt được bằng cách xác định một số hạng mục chi phí từ hồ sơ mà theo bản chất của hợp đồng phải sẽ rời rạc và đơn thuần chỉ là những tính toán.”

Trên thực tế thì nhà thầu khi đó đã thực hiện công việc khác với những gì họ bỏ thầu, và tòa án đã áp dụng biện pháp “đại khái” để đánh giá những yêu cầu bồi thường. Nguyên tắc chung là những khoản yêu cầu bồi thường là hoàn toàn bắt buộc và, như sẽ thấy, theo JCT và các mẫu tương tự thì đòi hỏi bồi thường thất thoát và chi phí có thể được cân bằng theo các khoản bồi thường theo thông luật khi vi phạm hợp đồng.

Còn tiếp

5/5 - (2 votes)

ĐỌC THÊM


BÀI LIÊN QUAN

Comments are closed.