English Study

Tìm hiểu về đề xuất nghiên cứu (research proposal)

1,901 views
hướng dẫn viết đề xuất nghiên cứu

Chào tất cả các bạn, nhất là những nghiên cứu sinh và sinh viên đang chuẩn bị bắt tay vào làm luận án hoặc luận văn tốt nghiệp, luận văn lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Bước đầu tiên và là bước quan trọng của quá trình làm luận văn, luận án đó chính là viết đề xuất nghiên cứu (research proposal) để trình lên cơ quan xét duyệt. Đó có thể là viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, nhà trường, các cơ quan quản lý cấp nhất nước.

Nhưng nhiều người còn chưa thực sự hiểu rõ về việc viết để xuất nghiên cứu (research proposal) khiến cho dù có ý tưởng hay, kế hoạch rõ ràng, nhưng lại thất bại ngay bước đầu tiên này. Vậy nên nhóm dịch thuật Lightway biên soạn bài viết này như một chỉ dẫn nhỏ để mọi người hiểu hơn về đề xuất nghiên cứu, tại sao nó quan trọng, và phải làm nó như thế nào để được chấp nhận.

Bài viết này nằm trong Series hướng dẫn viết luận án tiếng Anh của nhóm dịch thuật Lightway

Nhóm dịch thuật Lightway cung cấp dịch vụ dịch thuật luận văn giá rẻ và chất lượng. Chỉ 27k/300 từ. Thị trường dịch thuật hiện tại chi phí này có thể dao động từ 40-70k tùy công ty. Chúng tôi chỉ nhận thanh toán sau khi hoàn thành bản dịch. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực làm luận văn và luận án tiến sĩ, thạc sĩ.

Đề xuất nghiên cứu là gì

Khi bắt tay viết đề xuất nghiên cứu (research proposal) ta cần hiểu rõ nó là gì. Về cơ bản, đây là một bản kế hoạch tổng thể cho một dự án nghiên cứu gồm tiến độ và nội dung cụ thể lẫn cách thức thực hiện. Đề xuất nghiên cứu xác định lĩnh vực nghiên cứu, mục đích, phạm vi, phương pháp, tổ chức và giới hạn của nghiên cứu. Đồng thời cũng tính toán những đòi hỏi về thiết bị (nếu cần thiết), tài chính, và nhân sự khả dĩ.

Ngắn gọn, đề xuất nghiên cứu:

– Là tài liệu xác định một đối tượng nào đó có thể nghiên cứu độc lập hay không

– Trình bày một vấn đề, bàn về những cố gắng trước đó liên quan tới việc nghiên cứu vấn đề này, liệt kê những gì cần thiết để giải quyết vấn đề, và trình bày thiết kế dùng để thu thập và phân tích dữ liệu.

– Là kế hoạch làm việc, quảng bá, khung sườn, ý định.

– Cho độc giả biết đối tượng, lý do, cách thức, nơi chốn, và độc giả của nghiên cứu, đồng thời trình bày lợi ích mà nghiên cứu mang lại.

– Là tiêu chí hàng đầu mà các cơ quan giáo dục và hàn lâu xét có chấp nhận hay từ chối nghiên cứu ấy hay không.

Phân biệt giữa luận văn (thesis) và luận án (dissertation)

Tuy hai từ này nhiều khi dùng với nghĩa tương đương nhau, nhưng nhiều học giải muốn phân biệt nó. Luận văn (thesis) có thể xem là một bản báo cáo về công trình nguyên bản (original piece of work). Theo đó thì ta rút ra được ba đặc tính của nó:

– Thứ nhất, một công trình, tức là trong quá trình nghiên cứu bạn sẽ cố gắng thiết lập một cái gì đó: cái này cực kỳ quan trọng vì nó củng cố tính khách quan.

– Thứ hai, tính nguyên bản, tức là công trình của bạn phải là đóng góp độc lập, chân thật, và đáng tin cậy vào tri thức về lĩnh vực của nó.

– Thứ ba, báo cáo, luận án là một bán bản báo cáo tổng hợp, được tổ chức hợp lý và hệ thống.

Vậy ta có thể kết luận rằng, luận văn là sản phẩm của nghiên cứu học thuật chuyên nghiệp ở cấp độ thạc sĩ, là tài liệu có các chuẩn mực về định dạng và văn phong riêng biệt. Còn luận án (dissertation) là sản phẩm ở cấp độ tiến sĩ, chuyên sâu hơn, tổng thể hơn, sâu sắc hơn, và chuyên nghiệp hơn về đối tượng nghiên cứu.

Cả hai đều có chung một mục đích: lấy bằng chứng nhận.

Giới viết lách Mỹ gọi báo cáo nghiên cứu dùng để lấy bằng tiến sĩ, là luận án (dissertation), cái dùng lấy bằng thạc sĩ là luận văn (thesis). Giới viết lách Anh và các quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung thì ngược lại.

Tóm lại, đề xuất luận văn giúp bạn tập trung vào mục đích nghiên cứu, làm rõ tầm quan trọng và nhu cầu, mô tả phương pháp, dự đoán những nan đề và kết quả, cùng những phương án thay thế.

Có thể bạn quan tâm
Cách viết thư thu hồi nợ bằng tiếng Anh
Hướng dẫn viết thư xin việc tiếng Anh

Mục đích của một đề xuất luận văn nhắm mục đích thuyết phục trường đại học rằng:

– Có nhu cầu phải nghiên cứu; tầm quan trọng của nó

– Đóng góp một cái gì đó mới mẻ, nguyên bản, cho lĩnh vực tri thức ấy.

– Chủ đề có tính khả thi về dữ liệu, tài chính, thiết bị, và người giám sát.

– Nghiên cứu có thể hoàn tất trong thời gian xác định.

– Các vấn đề đạo đức đã được cân nhắc và thông qua bởi các cơ quan thẩm quyền.

– Chủ đề đúng với sở thích và khả năng của bạn.

Tóm lại, ai cũng muốn là nguyên bản. Công trình của bạn sẽ đáng giá nếu nó thỏa một hoặc các điều kiện sau:

– Cung cấp bằng chứng củng cố, hoặc bác bỏ, một khái niệm, lý thuyết, hoặc mô hình.

– Đóng góp dữ liệu/thông tin mới, phương pháp nghiên cứu mới hoặc cải tiến.

– Nghiên cứu tạo ra khái niệm, lý thuyết hoặc mô hình mới.

Mục đích của đề xuất nghiên cứu

– Trình bày vấn đề nghiên cứu và tầm quan trọng của nó

– Bàn về những công trình liên quan của những người đi trước

– Đề xuất dữ liệu cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu và cách thu thập, xử lý, diễn giải dữ liệu ấy.

– Bản đề xuất sẽ trình bày quy tắc, cách tổ chức, logic của nhà nghiên cứu giúp độc giả hiểu cách làm.

– Dùng làm nền tảng thảo luận giữa nhà nghiên cứu và người hướng dẫn.

– Quá trình viết một đề xuất nghiên cứu sẽ giúp nhà nghiên cứu hoạch định và đánh giá từng bước hợp lý.

– Nhà nghiên cứu cũng có thể đánh giá những cách tiếp cận trước đây với những vấn đề tương tự, qua đó điều chỉnh kế hoạch của mình cho phù hợp.

– Nhà nghiên cứu có thể phát hiện ra những khuyết điểm về logic, lỗi giả thuyết, hay thậm chí một vấn đề nghiên cứu trước đến giờ chưa được chú trọng.

– Nhà nghiên cứu sẽ sử dùng bản đề xuất làm chỉ dẫn trong quá trình nghiên cứu, giám sát và hoàn tất công trình. Bản đề xuất chính là dàn ý của báo cáo nghiên cứu sau cùng.

– Công trình nghiên cứu sẽ theo đúng tiến độ thời giai và chi phí, để nhà nghiên cứu có thể hoàn thành đúng thời hạn và không vượt ngân sách.

Quý khách có nhu cầu dịch thuật luận văn luận án có thể tìm hiểu dịch vụ của nhóm dịch thuật Lightway chúng tôi. Chỉ 27k/300 từ. Hoặc bất kỳ tài liệu nào khác chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ dịch thuật.

Phẩm chất của một bản đề xuất tiêu chuẩn

Nhiều bản đề xuất thất bại vì không đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết. Bạn cần phải tránh những lỗi tùy tiện. Mục đích của bản đề xuất là giải thích, làm rõ và viết bằng văn phong cô đọng, giản dị, nhất quán những gì bạn định làm:

Giải thích

Bằng lối văn minh bạch, bạn cần giải thích rõ cho độc giả biết mình định làm gì. Giống như bạn muốn bán một món hàng thì phải làm cho người mua hiểu về nó.

Làm rõ

“Cơ sở lý luận thực hiện nghiên cứu là gì? Có thể chứng minh nó không?”

Hầu hết những bản đề xuất kém bị từ chối là vì ứng viên không giải thích rõ được tại sao họ muốn làm nghiên cứu này. Bạn phải luôn nhớ là đề xuất sẽ trình bày với những người có kinh nghiệm đã thẩm định vô số các loại đề xuất khách nhau. Và chỉ nhìn sơ qua họ sẽ biết chất lượng bản đề xuất của bạn.

Cô đọng

Bạn cần phải hiểu rõ bản đề xuất của mình. Tránh trích dẫn quá nhiều thứ không trực tiếp liên quan đến việc định hình bản đề xuất. Nhiều bản đề xuất bị từ chối vì quá rối rắm.

Bản đề xuất không phải thứ để bản phô bày khả năng tiếng Anh hay kiến thức hay kỹ năng của mình. Các nhà phê bình chỉ quan tâm là bản đề xuất có ý nghĩa gì hay không thôi. Mấu chốt là phải đơn giản, hệ thống, và tập trung vào chủ điểm.

Sự nhất quán

Đặc điểm quan trọng của một luận điểm đó là phải nhất quán về hai thứ:

– Một là vấn đề phải logic từ điểm này sang điểm kia, nối kết với nhau mạch lạc.

– Hai là nội dung phải nhất quá để người đọc nắm bắt đúng ý bạn muốn toàn bộ những gì bạn định làm (tức là tránh hiểu nhầm).

Người làm nghiên cứu phải hiểu rằng một đề xuất học thuật có chất lượng phải mang những đặc điểm sau:

Phải có tính tranh luận: tức là bạn phải đưa ra một luận điểm mà người khác có thể không đồng ý.

Phải có tính khêu gợi: tức là nó phải cũng cố và làm rõ những luận điểm và kết luận của tác giả, đồng thời phải cho phép độc giả phân tích những kết quả ấy và đưa ra kết luận của riêng họ, hoặc ủng hộ hoặc phản bác.

Nó phải cụ thể và tập trung: giữa tiêu đề nghiên cứu, phát biểu vấn đề, đối tược, đánh giá tư liệu, thu thập và phân tích dữ liệu và kết luận phải có sự liên kết logic.

­Phải linh động: bằng chứng có thể dẫn đến những kết luận mà ta không lường trước.

Không dùng ngôn từ mơ hồ: (như ‘dường như’) và tránh xưng ngôi thứ nhất (tôi tin rằng, theo ý kiến của tôi).

Đánh giá

ĐỌC THÊM


BÀI LIÊN QUAN