Đi Đây Đi Đó

Linh Quy Pháp Ấn | Một giải núi non dựng cảnh thiền

Cùng trải nghiệm hành trình viếng cửa thiền môn Linh Quy Pháp Ấn qua bài viết thực tế của Lightway

chùa quán chiếu đường
Đăng ngày:

Từ muôn đời các bậc chân tu luôn muốn tìm một nơi thanh tịnh, xa chốn hồng trần, gần gũi thiên nhiên, để tu tâm dưỡng tánh, dựng chùa kính Phật. Điểm qua các ngôi chùa nổi tiếng dọc 3 miền đất nước: chùa Bái Đính ở Ninh Bình, Côn Sơn ở Hải Dương, Bà Thiên Hậu ở Bình Dương, chùa Bà ở Tây Ninh, miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang, Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc v.v, xưa có nay có, lớn có nhỏ có, mới có cũ có, đều lấy núi lấy đồi, lấy nơi hoang sơn dã lĩnh làm đất thánh xây chùa.

Linh Quy Pháp Ấn chính là một ngôi chùa như thế. Nằm chênh vênh trên núi cao, chìm trong sương lam buổi sáng và mây mù chiều tà, trong thời tiết se lạnh của cao nguyên, và sự yên tĩnh tịch mịch của rừng núi, giữa nơi dân cư còn rất thưa thớt. Có thể nói, nếu không phải du lịch phát triển khiến cho người ta biết tới nơi này thì Linh Quy Pháp Ấn chính xác được dựng lên để xa lánh sự ồn ào của thế gian, hòa mình vào sự hùng vĩ và tráng lệ của thiên nhiên, sáng phơi sương sớm chiều tắm hoàng hôn, trong bối cảnh đó một cách tự nhiên tâm hồn con người sẽ dễ dàng đi vào thiền định.

Đặt chân tới đây, với một chút trí tưởng tượng, ta dễ dàng liên tưởng đến những câu thơ nổi tiếng:

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lửng lờ khe Yến cá nghe kinh

Thoảng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Nơi đây không có rừng mai, nhưng trúc mọc từng vườn, trà phủ xanh từng ngọn đồi trên đường lên đất phật. Nơi đây không có khe Yến, nhưng sương giăng mây phủ, lối đi ghập ghềnh uốn khúc như dòng suối chảy từ đỉnh xuống tới chân. Từ xa xa trên triền núi ngước trông lên thấy thấp thoáng Quán Chiếu đường ẩn hiện trong những mảng xanh của rừng núi, văng vẳng nghe tiếng khánh âm vang vọng xuống, lòng sao khỏi xao động bồi hồi, tâm sao khỏi thổn thức mê man.

vườn trúc linh quy pháp ấn 2
vườn trúc linh quy pháp ấn 2

Từ thành phố lên cao nguyên, và từ cao nguyên xuống cao nguyên

Tìm ra Linh Quy Pháp Ấn trên bản đồ không dễ, nhưng với một chút kiên nhẫn và chịu khó hỏi đường, bạn sẽ đến. Cung đường từ Sài Gòn đi lên Đà Lạt, từ đồng bằng đi lên cao nguyên, dựa vào địa hình và thời tiết có thể chia làm hai đoạn. Đoạn thứ nhất xuất phát từ đâu đó nội thành tùy bạn sống ở đâu, tìm đường đến ngã tư Hàng Xanh, chạy theo xa lộ Hà Nội, băng qua khu du lịch Suối Tiên, ra khỏi thành phố vào địa giới tỉnh Đồng Nai. Từ đây lại chạy qua Biên Hòa, Trảng Bom và bạn thấy phía trước một ngã ba lớn, ngã ba Dầu Giây. Đi thẳng là hướng Vũng Tàu, Phan Thiết, rẽ trái là hướng Lâm Đồng, Đà Lạt. Dĩ nhiên chúng ta rẽ trái. Tiếp tục vượt qua quãng đường dài khoảng 70km sẽ đến ranh giới giữa Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, một nơi có tên gọi Madagui. Đến đây bạn đã đi hết quãng đường thứ nhất: bằng phẳng, nóng bức, bụi bặm, khói xe, nhà cửa san sát. Và bước vào đoạn đường thứ hai: đồi núi trập trùng, cảnh vật bao la bát ngát, khí hậu mát lạnh, bắt đầu từ Đèo Chuối.

đèo chuối
đèo chuối

Đèo Chuối chỉ dài vài km, khúc khuỷu, quanh co, phóng xe cảm giác rất tuyệt, nhưng cũng chưa có gì là gập ghềnh hiểm trở. Có thể xem đây là đoạn đường dẫn vào đèo Bảo Lộc tiếp nối ngay phía sau. Nếu bạn chưa quen đi đường đèo thì cung đường này thực sự là thử thách lớn cho bạn. Đèo cao, đường hẹp, uốn khúc liên tục, một bên là vách núi sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm. Và vì là tuyến đường huyết mạch từ Sài Gòn lên Đà Lạt nên xe cộ thường xuyên dày đặc, đủ mọi loại lớn bé: xe tải, xe ben, xe khách giường nằm, xe ôtô, xe 16 chỗ, và tất nhiên đông đúc nhất là xe máy. Chen chúc nối đuôi nhau bò lên bò xuống. Nhất là dịp cuối tuần, lễ lạt, ngày nghỉ, thì lại càng đông hơn.

Dịch vụ dịch thuật của Lightway

đèo bảo lộc
đèo bảo lộc

Nhưng bạn đừng quá lo lắng, cứ thong thả mà đi, người ta đi sao mình đi vậy, thì cuối cùng cũng sẽ vượt qua được con đèo hiểm trở. Nhắc nhẹ chỗ này là những loại xe phân khối nhỏ, xe đạp điện, xe máy điện khó đủ sức leo đèo. Bạn nên thận trọng cân nhắc về phương tiện di chuyển, và tay lái của mình hoặc của người đồng hành.

đèo bảo lộc
đèo bảo lộc

Vượt đèo Bảo Lộc là bạn đã đặt chân đến địa giới thành phố cùng tên, Bảo Lộc. Thành phố có thể nói đang trong giai đoạn chuyển mình thành điểm đến du lịch vùng cao. Trong xu thế lên ngôi của ngành du lịch check-in post facebook ngày nay thì người ta đang dần khám phá ra sức hấp dẫn của một Bảo Lộc còn hoang sơ với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Linh Quy Pháp Ấn chính là một khám phá như thế, trong trào lưu du lịch đương đại hiện tại.

Kể từ khi xuất hiện như bối cảnh chính trong movie ca nhạc nổi tiếng Lạc trôi của một ca sĩ ăn khách bậc nhất hiện nay, ngôi chùa lập tức trở nên nổi tiếng. Các bức ảnh check-in đầu tiên tại đây lan truyền mãnh liệt trên mạng, khiến giới trẻ nôn nao trong lòng phải ghé một lần cho bằng được.

Khi nãy ta đã đi tới thành phố Bảo Lộc, bạn đã ở rất gần nơi cần đến. Tiếp tục đi theo quốc lộ 20 băng qua thành phố Bảo Lộc, để ý một tí bạn sẽ thấy ngã rẽ đi vào quốc lộ 55. Rẽ vào đó đừng ngần ngại. Và cứ đi thẳng khoảng 10km. Nếu bạn đi vào buổi sáng sớm thì sẽ được hướng cái cảm giác chìm ngập trong sương mù, giơ tay không thấy ngón, tầm nhìn xa chỉ vừa tới khuân mặt người yêu phía sau bạn.

Giờ là lúc bạn phải để ý xem Googlemap, tìm lối đi dẫn vào chùa. Hoặc đơn giản hơn thì cứ hỏi dân địa phương là ra. Và cuối cùng bạn đã tới chân núi.

đường đi linh quy pháp ấn 6
đường đi linh quy pháp ấn 6

Nếu từ Đà Lạt đi xuống thì mọi chuyện sẽ đơn giản và thú vị hơn, như một cung đường vãn cảnh cao nguyên. Bạn cũng tìm tới thành phố Bảo Lộc, tìm quốc lộ 55, và tìm đường đến chùa trên googlemap. Nếu bạn nghĩ mọi chuyện sẽ rất khó khăn, hoặc bị lạc, thì yên tâm đi bạn nghĩ hoàn toàn đúng, nhưng cũng đừng lo lắng, không dễ gì đi lạc được, và nếu có lạc thì cũng là một trải nghiệm du lịch thú vị.

Kiến trúc pha trộn của Linh Quy Pháp Ẩn

Có nhiều bãi giữ xe dưới chân núi sẽ chào mời bạn gửi xe và gợi ý dịch vụ xe ôm đưa bạn lên chùa. Nhưng không nên dừng lại chỗ họ. Bạn hãy tự mình chạy xe lên, và gửi xe bãi giữ xe của nhà chùa nằm lưng chừng núi. Nơi đây còn cách chùa khoảng 500 mét theo một lối đi bậc thang cổ kính, xanh um mà nếu bỏ qua thì thật đáng tiếc.

bãi xe chùa linh quy pháp ấn
bãi xe chùa linh quy pháp ấn

Lối đi bộ hành lên núi này tựa như một đường hầm nhỏ xuyên qua rừng trúc rậm rạp, vừa huyền bí, vừa thâm u. Thỉnh thoảng hai bên đường bạn sẽ bắt gặp những câu pháp ngữ giới thiệu chân lý nhà phật, quy tắc thiền định, soi rọi vào tâm của khách bộ hành đang muốn viếng cửa phật như chúng ta. Cảm giác lúc đó ta tưởng như con đường này sẽ kéo dài vô tận, không có lối ra. Nhưng may thay, chỉ sau 10 phút đi bộ bạn sẽ thấy ánh sáng cuối đường hầm. Nơi đó mở ra một không gian bát ngát mông mênh của núi đồi vùng cao. Chính điện đã ở ngay trước mặt, ngay một ngã rẽ nơi có hàng tre đằng ngà dẫn lối.

Chánh điện đơn sơ và mộc mạc, không trang hoàng cầu kỳ, không kiến trúc lộng lẫy, không sáng lòa trân bảo, không chói ngời đèn hoa. Chỉ một bức đại tượng Như Lai ngồi trầm tư, nét mặt vô ưu, dưới ánh sáng có lẽ nên mô tả bằng từ trầm mặc của hai ánh đèn nhỏ treo hai bên. Cả căn phòng mờ mịt chỉ sáng lên hình hài bức tượng, tựa một ẩn dụ về cõi nhân sinh trầm luân cần được điểm hóa bằng ánh sáng phật pháp. Một ẩn dụ khác là sự đối lập, tương phản rõ rệt giữa màu nâu đen của gian điện, và màu vàng óng ánh của phật bào trên mình bức tượng, có khác gì sự huy hoàng của đức phật nổi bật trước sự u mê của người đời!

Tòa chính điện chỉ làm bằng tre nứa, lợp tôn có lẽ phải nói là sơ sài, tạm bợ. Nhưng không vì thế mà thiếu đi sự uy nghi linh thiêng. Bước qua bậc cửa, làm theo lối truyền thống của kiến trúc điện thờ Việt Nam, bạn chợt thấy mình lạc trong không gian tĩnh lặng, thanh u, một cảm giác tôn kính tràn ngập trong cõi lòng. Và nếu có đức tin phật giáo, hẳn bạn sẽ quỳ gối chiêm bái đấng chí tôn ngự trên ban thờ.

Xung quanh chánh điện là những tiểu cảnh đơn sơ nhưng hài hòa, có cây có hoa, có ao có cá, có những gian tăng phòng giản dị, những hòn chế tác công phu, và có mặt trời khi đó đang lên cao, chiếu ánh nắng xuyên qua những tán tre tạo thành muôn vàn tia sáng lấp lánh.

Đối diện lối vào Chánh điện là khu sinh hoạt, cũng có lẽ là khu tu tập, của tăng chúng trong chùa. Cảnh sắc nhẹ nhàng, nhà cửa hài hòa với thiên nhiên, đây đó bố trí các bức tượng bồ tát, la hán, tượng phật trên sân, trên lối đi, để nhắc nhở lữ khách đang ở chốn phật môn, cửa thiền. Và tất nhiên vẫn là những câu pháp ngữ sâu sắc bố trí khéo léo khắp nơi như một cách truyền đạt thông điệp của nhà phật.

thiền viện
thiền viện

Ngôi phật đường trong khu sinh hoạt xây theo lối kiến trúc đền chùa truyền thống của Việt Nam: trang nghiêm và cổ kính, với triền mái thẳng không xòe rộng, không cong, góc mái hơi uốn lên tạo cảm giác thanh thoát. Mái điện lợp ngói vảy cá, mặt tiền trổ ba cửa ra vào. Phần diềm mái làm đơn sơ bằng những thanh xà vắt ngang, không tô son chạm trổ. Không gian trong điện theo đúng bầu khí của gian Chánh điện đã mô tả bên trên: nổi bật tượng phật ngồi thiền định dưới ánh sáng trầm mặc của những ngọn đèn.

Quán Chiếu đường và Cổng Trời

Đây chính là đích đến mà mọi du khách đều hướng tới khi lên núi. Quán Chiếu đường nằm cách khuân viên nhà chùa một quãng đường núi dài chừng 300 mét.

Theo một lối đi thoai thoải, rộng rãi, băng qua một vườn trà xanh tốt, tiến dần lên đỉnh núi, bạn sẽ bất ngờ thấy mình đứng ngay dưới thiền môn, trước mặt là một lối bậc thang đá dẫn thẳng lên Quán Chiếu đường. Tòa điện tuy không lớn nhưng hùng tráng, nhìn thẳng ra trời đất mênh mông, núi đồi bất tận, như thu hết nhật nguyệt vào nơi phật địa.

Nổi bật và hấp dẫn nhất của Quán Chiếu đường là tiền đình, tức là sân trước xây theo kiến trúc cổ tự Nhật Bản, có ba cổng trời nằm ở ba hướng của sân, trông về ba phía trời đất. Những cổng trời dựng phỏng theo kiến trúc cổng Torri của Nhật Bản.

quán chiếu đường linh quy pháp ấn
quán chiếu đường linh quy pháp ấn

Cổng Torri là gì?

Torri tiếng Nhật nghĩa là Điểu cư, nơi chim muông cư trú), là loại cổng truyền thống của Nhật Bản thường thấy nhất ở lối vào hoặc trong một điện thờ Thần đạo. Nó tượng trưng cho sự chuyển đổi, sự bước qua, cõi trần vào nơi linh thiêng.

Cổng Torri xuất hiện ở Nhật ít nhất cách đây 1000 năm, ban đầu làm bằng đá, về sau dựng bằng gỗ, đến thời hiện đại thì người ta còn xây bằng bê tông.

Cổng Torri thường để mộc không sơn, hoặc sơn màu đỏ. Ngoài dựng ở cổng các điện thờ thì người Nhật còn đặt ngoài bãi biển, trên các lối sơn đạo, hay ở những nơi họ coi là linh thiêng. Bước qua cổng Torri tức là bước vào một cõi khác.

cổng torri của nhật
cổng torri của nhật

Có lẽ với ý nghĩa đó mà Quán Chiếu đường dựng các cổng Torri trên tiền đình, trông về các phương trời đất, như hướng đến miền vô tận của thiền giới, tách biệt với cõi hữu hạn của phàm nhân. Cổng trời chính là biểu tượng cho cảnh giới của thiền định, thoát mê cõi tục, đến chốn hư không.

Thanh âm, cảnh sắc, và cõi không

Để cảm nhận được hết bầu khí uy nghiêm mà trầm mặc, hùng vĩ mà thanh tịnh của chốn thiền môn này, bạn cần đến đây vào lúc vắng người. Một buổi sáng sao thưa hoặc một buổi hoàng hôn trăng mờ. Vì mục đích của Quán Chiếu đường là dành cho sự thinh lặng và chiêm nghiệm, là nơi để hành giả đắm chìm trong mênh mông trời đất, trong bao la núi rừng. Du lịch, check-in, chụp ảnh, tự sướng, nô nô nức nức, yến yến oanh oanh, hoàn toàn không dính dáng gì đến lý do tồn tại của nơi này. Và quả thật có thể xem là đại diện cho sự xô bồ của hồng trần nơi thánh địa.

Nếu đủ thinh lặng, thì âm thanh duy nhất bạn nghe thấy trước tiên sẽ là tiếng khánh thanh u, rung lên theo từng con gió núi, lan tỏa vào không gian bầu khí trầm mặc của cõi thiền. Để ý kỹ hơn, tiếng khánh hòa trong tiếng gió, tiếng xào xạc của ngàn cây núi rừng, âm thanh của tạo hóa, âm thanh của muôn muôn kiếp. Những âm thanh ấy sẽ giúp hành giả dễ dàng nhập định.

Giả sử trong bầu khí ấy mà ta còn nghe đều đều tiếng mõ, điểm xuyến tiếng chuông, và liên lỉ tiếng kinh, thì có lẽ ngay cả người phàm cũng phải cảm thấy một sự linh thiêng không thể xâm phạm. Ngay cả những ai chưa từng biết đền phật giáo cũng phải thấy trong mình dường như có một góc thuộc về cõi tâm linh, của cõi không, tức là chỉ có lòng ta với trời đất, không còn gì khác.

Kết

Bạn đã đến Linh Quy Pháp Ấn chưa? Hãy nên thử một lần, nhưng hãy đi bằng tâm thế của một phật tử đến thăm chốn thiền môn để có thái độ đúng mực nhất, và cảm nghiệm được hết những giá trị mà nơi đây mang lại.

Cuối cùng, ta có thể kết bài bằng một bài thơ tả cảnh chùa của vua Trần Nhân Tông:

Chim hót líu lo liễu trổ đầy

Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay

Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế

Cùng tựa lan can nhìn núi mây

5/5 - (5 votes)

BÀI LIÊN QUAN

Linh Quy Pháp Ấn | Một giải núi non dựng cảnh thiền

Từ muôn đời các bậc chân tu luôn muốn tìm một nơi thanh tịnh, xa chốn hồng trần, gần gũi thiên nhiên, để tu tâm dưỡng tánh, dựng chùa kính Phật. Điểm qua các ngôi chùa nổi tiếng dọc 3 miền đất nước: chùa Bái Đính ở Ninh Bình, Côn Sơn ở Hải Dương, Bà Thiên Hậu ở Bình Dương, chùa Bà ở Tây Ninh, miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang, Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc v.v, xưa có nay có, lớn có nhỏ có, mới có cũ có, đều lấy núi lấy đồi, lấy nơi hoang sơn dã lĩnh làm đất thánh xây chùa.

Linh Quy Pháp Ấn chính là một ngôi chùa như thế. Nằm chênh vênh trên núi cao, chìm trong sương lam buổi sáng và mây mù chiều tà, trong thời tiết se lạnh của cao nguyên, và sự yên tĩnh tịch mịch của rừng núi, giữa nơi dân cư còn rất thưa thớt. Có thể nói, nếu không phải du lịch phát triển khiến cho người ta biết tới nơi này thì Linh Quy Pháp Ấn chính xác được dựng lên để xa lánh sự ồn ào của thế gian, hòa mình vào sự hùng vĩ và tráng lệ của thiên nhiên, sáng phơi sương sớm chiều tắm hoàng hôn, trong bối cảnh đó một cách tự nhiên tâm hồn con người sẽ dễ dàng đi vào thiền định.

Đặt chân tới đây, với một chút trí tưởng tượng, ta dễ dàng liên tưởng đến những câu thơ nổi tiếng:

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Lửng lờ khe Yến cá nghe kinh

Thoảng bên tai một tiếng chày kình

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Nơi đây không có rừng mai, nhưng trúc mọc từng vườn, trà phủ xanh từng ngọn đồi trên đường lên đất phật. Nơi đây không có khe Yến, nhưng sương giăng mây phủ, lối đi ghập ghềnh uốn khúc như dòng suối chảy từ đỉnh xuống tới chân. Từ xa xa trên triền núi ngước trông lên thấy thấp thoáng Quán Chiếu đường ẩn hiện trong những mảng xanh của rừng núi, văng vẳng nghe tiếng khánh âm vang vọng xuống, lòng sao khỏi xao động bồi hồi, tâm sao khỏi thổn thức mê man.

vườn trúc linh quy pháp ấn 2
vườn trúc linh quy pháp ấn 2

Từ thành phố lên cao nguyên, và từ cao nguyên xuống cao nguyên

Tìm ra Linh Quy Pháp Ấn trên bản đồ không dễ, nhưng với một chút kiên nhẫn và chịu khó hỏi đường, bạn sẽ đến. Cung đường từ Sài Gòn đi lên Đà Lạt, từ đồng bằng đi lên cao nguyên, dựa vào địa hình và thời tiết có thể chia làm hai đoạn. Đoạn thứ nhất xuất phát từ đâu đó nội thành tùy bạn sống ở đâu, tìm đường đến ngã tư Hàng Xanh, chạy theo xa lộ Hà Nội, băng qua khu du lịch Suối Tiên, ra khỏi thành phố vào địa giới tỉnh Đồng Nai. Từ đây lại chạy qua Biên Hòa, Trảng Bom và bạn thấy phía trước một ngã ba lớn, ngã ba Dầu Giây. Đi thẳng là hướng Vũng Tàu, Phan Thiết, rẽ trái là hướng Lâm Đồng, Đà Lạt. Dĩ nhiên chúng ta rẽ trái. Tiếp tục vượt qua quãng đường dài khoảng 70km sẽ đến ranh giới giữa Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng, một nơi có tên gọi Madagui. Đến đây bạn đã đi hết quãng đường thứ nhất: bằng phẳng, nóng bức, bụi bặm, khói xe, nhà cửa san sát. Và bước vào đoạn đường thứ hai: đồi núi trập trùng, cảnh vật bao la bát ngát, khí hậu mát lạnh, bắt đầu từ Đèo Chuối.

đèo chuối
đèo chuối

Đèo Chuối chỉ dài vài km, khúc khuỷu, quanh co, phóng xe cảm giác rất tuyệt, nhưng cũng chưa có gì là gập ghềnh hiểm trở. Có thể xem đây là đoạn đường dẫn vào đèo Bảo Lộc tiếp nối ngay phía sau. Nếu bạn chưa quen đi đường đèo thì cung đường này thực sự là thử thách lớn cho bạn. Đèo cao, đường hẹp, uốn khúc liên tục, một bên là vách núi sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm. Và vì là tuyến đường huyết mạch từ Sài Gòn lên Đà Lạt nên xe cộ thường xuyên dày đặc, đủ mọi loại lớn bé: xe tải, xe ben, xe khách giường nằm, xe ôtô, xe 16 chỗ, và tất nhiên đông đúc nhất là xe máy. Chen chúc nối đuôi nhau bò lên bò xuống. Nhất là dịp cuối tuần, lễ lạt, ngày nghỉ, thì lại càng đông hơn.

Dịch vụ dịch thuật của Lightway

đèo bảo lộc
đèo bảo lộc

Nhưng bạn đừng quá lo lắng, cứ thong thả mà đi, người ta đi sao mình đi vậy, thì cuối cùng cũng sẽ vượt qua được con đèo hiểm trở. Nhắc nhẹ chỗ này là những loại xe phân khối nhỏ, xe đạp điện, xe máy điện khó đủ sức leo đèo. Bạn nên thận trọng cân nhắc về phương tiện di chuyển, và tay lái của mình hoặc của người đồng hành.

đèo bảo lộc
đèo bảo lộc

Vượt đèo Bảo Lộc là bạn đã đặt chân đến địa giới thành phố cùng tên, Bảo Lộc. Thành phố có thể nói đang trong giai đoạn chuyển mình thành điểm đến du lịch vùng cao. Trong xu thế lên ngôi của ngành du lịch check-in post facebook ngày nay thì người ta đang dần khám phá ra sức hấp dẫn của một Bảo Lộc còn hoang sơ với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Linh Quy Pháp Ấn chính là một khám phá như thế, trong trào lưu du lịch đương đại hiện tại.

Kể từ khi xuất hiện như bối cảnh chính trong movie ca nhạc nổi tiếng Lạc trôi của một ca sĩ ăn khách bậc nhất hiện nay, ngôi chùa lập tức trở nên nổi tiếng. Các bức ảnh check-in đầu tiên tại đây lan truyền mãnh liệt trên mạng, khiến giới trẻ nôn nao trong lòng phải ghé một lần cho bằng được.

Khi nãy ta đã đi tới thành phố Bảo Lộc, bạn đã ở rất gần nơi cần đến. Tiếp tục đi theo quốc lộ 20 băng qua thành phố Bảo Lộc, để ý một tí bạn sẽ thấy ngã rẽ đi vào quốc lộ 55. Rẽ vào đó đừng ngần ngại. Và cứ đi thẳng khoảng 10km. Nếu bạn đi vào buổi sáng sớm thì sẽ được hướng cái cảm giác chìm ngập trong sương mù, giơ tay không thấy ngón, tầm nhìn xa chỉ vừa tới khuân mặt người yêu phía sau bạn.

Giờ là lúc bạn phải để ý xem Googlemap, tìm lối đi dẫn vào chùa. Hoặc đơn giản hơn thì cứ hỏi dân địa phương là ra. Và cuối cùng bạn đã tới chân núi.

đường đi linh quy pháp ấn 6
đường đi linh quy pháp ấn 6

Nếu từ Đà Lạt đi xuống thì mọi chuyện sẽ đơn giản và thú vị hơn, như một cung đường vãn cảnh cao nguyên. Bạn cũng tìm tới thành phố Bảo Lộc, tìm quốc lộ 55, và tìm đường đến chùa trên googlemap. Nếu bạn nghĩ mọi chuyện sẽ rất khó khăn, hoặc bị lạc, thì yên tâm đi bạn nghĩ hoàn toàn đúng, nhưng cũng đừng lo lắng, không dễ gì đi lạc được, và nếu có lạc thì cũng là một trải nghiệm du lịch thú vị.

Kiến trúc pha trộn của Linh Quy Pháp Ẩn

Có nhiều bãi giữ xe dưới chân núi sẽ chào mời bạn gửi xe và gợi ý dịch vụ xe ôm đưa bạn lên chùa. Nhưng không nên dừng lại chỗ họ. Bạn hãy tự mình chạy xe lên, và gửi xe bãi giữ xe của nhà chùa nằm lưng chừng núi. Nơi đây còn cách chùa khoảng 500 mét theo một lối đi bậc thang cổ kính, xanh um mà nếu bỏ qua thì thật đáng tiếc.

bãi xe chùa linh quy pháp ấn
bãi xe chùa linh quy pháp ấn

Lối đi bộ hành lên núi này tựa như một đường hầm nhỏ xuyên qua rừng trúc rậm rạp, vừa huyền bí, vừa thâm u. Thỉnh thoảng hai bên đường bạn sẽ bắt gặp những câu pháp ngữ giới thiệu chân lý nhà phật, quy tắc thiền định, soi rọi vào tâm của khách bộ hành đang muốn viếng cửa phật như chúng ta. Cảm giác lúc đó ta tưởng như con đường này sẽ kéo dài vô tận, không có lối ra. Nhưng may thay, chỉ sau 10 phút đi bộ bạn sẽ thấy ánh sáng cuối đường hầm. Nơi đó mở ra một không gian bát ngát mông mênh của núi đồi vùng cao. Chính điện đã ở ngay trước mặt, ngay một ngã rẽ nơi có hàng tre đằng ngà dẫn lối.

Chánh điện đơn sơ và mộc mạc, không trang hoàng cầu kỳ, không kiến trúc lộng lẫy, không sáng lòa trân bảo, không chói ngời đèn hoa. Chỉ một bức đại tượng Như Lai ngồi trầm tư, nét mặt vô ưu, dưới ánh sáng có lẽ nên mô tả bằng từ trầm mặc của hai ánh đèn nhỏ treo hai bên. Cả căn phòng mờ mịt chỉ sáng lên hình hài bức tượng, tựa một ẩn dụ về cõi nhân sinh trầm luân cần được điểm hóa bằng ánh sáng phật pháp. Một ẩn dụ khác là sự đối lập, tương phản rõ rệt giữa màu nâu đen của gian điện, và màu vàng óng ánh của phật bào trên mình bức tượng, có khác gì sự huy hoàng của đức phật nổi bật trước sự u mê của người đời!

Tòa chính điện chỉ làm bằng tre nứa, lợp tôn có lẽ phải nói là sơ sài, tạm bợ. Nhưng không vì thế mà thiếu đi sự uy nghi linh thiêng. Bước qua bậc cửa, làm theo lối truyền thống của kiến trúc điện thờ Việt Nam, bạn chợt thấy mình lạc trong không gian tĩnh lặng, thanh u, một cảm giác tôn kính tràn ngập trong cõi lòng. Và nếu có đức tin phật giáo, hẳn bạn sẽ quỳ gối chiêm bái đấng chí tôn ngự trên ban thờ.

Xung quanh chánh điện là những tiểu cảnh đơn sơ nhưng hài hòa, có cây có hoa, có ao có cá, có những gian tăng phòng giản dị, những hòn chế tác công phu, và có mặt trời khi đó đang lên cao, chiếu ánh nắng xuyên qua những tán tre tạo thành muôn vàn tia sáng lấp lánh.

Đối diện lối vào Chánh điện là khu sinh hoạt, cũng có lẽ là khu tu tập, của tăng chúng trong chùa. Cảnh sắc nhẹ nhàng, nhà cửa hài hòa với thiên nhiên, đây đó bố trí các bức tượng bồ tát, la hán, tượng phật trên sân, trên lối đi, để nhắc nhở lữ khách đang ở chốn phật môn, cửa thiền. Và tất nhiên vẫn là những câu pháp ngữ sâu sắc bố trí khéo léo khắp nơi như một cách truyền đạt thông điệp của nhà phật.

thiền viện
thiền viện

Ngôi phật đường trong khu sinh hoạt xây theo lối kiến trúc đền chùa truyền thống của Việt Nam: trang nghiêm và cổ kính, với triền mái thẳng không xòe rộng, không cong, góc mái hơi uốn lên tạo cảm giác thanh thoát. Mái điện lợp ngói vảy cá, mặt tiền trổ ba cửa ra vào. Phần diềm mái làm đơn sơ bằng những thanh xà vắt ngang, không tô son chạm trổ. Không gian trong điện theo đúng bầu khí của gian Chánh điện đã mô tả bên trên: nổi bật tượng phật ngồi thiền định dưới ánh sáng trầm mặc của những ngọn đèn.

Quán Chiếu đường và Cổng Trời

Đây chính là đích đến mà mọi du khách đều hướng tới khi lên núi. Quán Chiếu đường nằm cách khuân viên nhà chùa một quãng đường núi dài chừng 300 mét.

Theo một lối đi thoai thoải, rộng rãi, băng qua một vườn trà xanh tốt, tiến dần lên đỉnh núi, bạn sẽ bất ngờ thấy mình đứng ngay dưới thiền môn, trước mặt là một lối bậc thang đá dẫn thẳng lên Quán Chiếu đường. Tòa điện tuy không lớn nhưng hùng tráng, nhìn thẳng ra trời đất mênh mông, núi đồi bất tận, như thu hết nhật nguyệt vào nơi phật địa.

Nổi bật và hấp dẫn nhất của Quán Chiếu đường là tiền đình, tức là sân trước xây theo kiến trúc cổ tự Nhật Bản, có ba cổng trời nằm ở ba hướng của sân, trông về ba phía trời đất. Những cổng trời dựng phỏng theo kiến trúc cổng Torri của Nhật Bản.

quán chiếu đường linh quy pháp ấn
quán chiếu đường linh quy pháp ấn

Cổng Torri là gì?

Torri tiếng Nhật nghĩa là Điểu cư, nơi chim muông cư trú), là loại cổng truyền thống của Nhật Bản thường thấy nhất ở lối vào hoặc trong một điện thờ Thần đạo. Nó tượng trưng cho sự chuyển đổi, sự bước qua, cõi trần vào nơi linh thiêng.

Cổng Torri xuất hiện ở Nhật ít nhất cách đây 1000 năm, ban đầu làm bằng đá, về sau dựng bằng gỗ, đến thời hiện đại thì người ta còn xây bằng bê tông.

Cổng Torri thường để mộc không sơn, hoặc sơn màu đỏ. Ngoài dựng ở cổng các điện thờ thì người Nhật còn đặt ngoài bãi biển, trên các lối sơn đạo, hay ở những nơi họ coi là linh thiêng. Bước qua cổng Torri tức là bước vào một cõi khác.

cổng torri của nhật
cổng torri của nhật

Có lẽ với ý nghĩa đó mà Quán Chiếu đường dựng các cổng Torri trên tiền đình, trông về các phương trời đất, như hướng đến miền vô tận của thiền giới, tách biệt với cõi hữu hạn của phàm nhân. Cổng trời chính là biểu tượng cho cảnh giới của thiền định, thoát mê cõi tục, đến chốn hư không.

Thanh âm, cảnh sắc, và cõi không

Để cảm nhận được hết bầu khí uy nghiêm mà trầm mặc, hùng vĩ mà thanh tịnh của chốn thiền môn này, bạn cần đến đây vào lúc vắng người. Một buổi sáng sao thưa hoặc một buổi hoàng hôn trăng mờ. Vì mục đích của Quán Chiếu đường là dành cho sự thinh lặng và chiêm nghiệm, là nơi để hành giả đắm chìm trong mênh mông trời đất, trong bao la núi rừng. Du lịch, check-in, chụp ảnh, tự sướng, nô nô nức nức, yến yến oanh oanh, hoàn toàn không dính dáng gì đến lý do tồn tại của nơi này. Và quả thật có thể xem là đại diện cho sự xô bồ của hồng trần nơi thánh địa.

Nếu đủ thinh lặng, thì âm thanh duy nhất bạn nghe thấy trước tiên sẽ là tiếng khánh thanh u, rung lên theo từng con gió núi, lan tỏa vào không gian bầu khí trầm mặc của cõi thiền. Để ý kỹ hơn, tiếng khánh hòa trong tiếng gió, tiếng xào xạc của ngàn cây núi rừng, âm thanh của tạo hóa, âm thanh của muôn muôn kiếp. Những âm thanh ấy sẽ giúp hành giả dễ dàng nhập định.

Giả sử trong bầu khí ấy mà ta còn nghe đều đều tiếng mõ, điểm xuyến tiếng chuông, và liên lỉ tiếng kinh, thì có lẽ ngay cả người phàm cũng phải cảm thấy một sự linh thiêng không thể xâm phạm. Ngay cả những ai chưa từng biết đền phật giáo cũng phải thấy trong mình dường như có một góc thuộc về cõi tâm linh, của cõi không, tức là chỉ có lòng ta với trời đất, không còn gì khác.

Kết

Bạn đã đến Linh Quy Pháp Ấn chưa? Hãy nên thử một lần, nhưng hãy đi bằng tâm thế của một phật tử đến thăm chốn thiền môn để có thái độ đúng mực nhất, và cảm nghiệm được hết những giá trị mà nơi đây mang lại.

Cuối cùng, ta có thể kết bài bằng một bài thơ tả cảnh chùa của vua Trần Nhân Tông:

Chim hót líu lo liễu trổ đầy

Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay

Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế

Cùng tựa lan can nhìn núi mây

5/5 - (5 votes)


Chuẩn bị cho chuyến đi của bạn

[wp_show_posts id="9655"]

Leave a Comment