Cabin fever – tình trạng chung của thế giới trong mùa corona
Corona đang khiến chúng ta phải bó gối trong nhà, dẹp bỏ hết các thú vui như ăn nhà hàng, xem phim, chơi đá banh. Không có lựa chọn nào khác vì đây là lệnh. Trong tình huống ấy, chúng ta có thể sẽ gặp phải tình huống cabin fever.
Cabin fever là một tình trạng, xảy ra khi ai đó bị kẹt quá lâu trong một nơi nào đó. Nếu người đó không thể ra ngoài hít thở khí trời hoặc giao lưu với người khác, họ có thể sẽ cảm thấy tự kỷ, bị mắc kẹt, bị khoá kín.
Khi người ta bị buộc phải ở lại trong một nơi vừa khép kín vừa xa xôi, chắc hẳn họ sẽ thấy bất hạnh, chán chường.
Chúng ta có nhiều tính từ khác để mô tả tình trạng cabin fever. Chẳng hạn như khi bị thử thách tính kiên nhẫn, chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu (irritable) và bực dọc (short-tempered). Việc nhỏ nhất cũng làm chúng ta nổi đoá (set us off). Những chuyện lặt vặt cũng làm ta căng thẳng (gets on our nerves).
Các sử gia nói rằng cabin fever có lẽ được dùng từ thập kỷ 1800 vùng Bắc Mỹ. Những người định cư đầu tiên phải sống trong những căn chòi ghép bằng gỗ (log cabin). Họ trải qua mùa đông dài trên Đại Thảo nguyên, tức một vùng đồng bằng mênh mông rộng lớn. Thời tiết lạnh và gió, cách xa lối xóm tạo thành tình trạng cách ly hoàn toàn trong nhiều tháng.
Các tài liệu tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (LOC) thì đưa ra một nguồn gốc khác cho từ cabin fever
Ở đây liên quan đến bệnh thương hàn.
Có thể bạn quan tâm:
Cùng tìm hiểu từ Single trong ngày Valentine
Học thành ngữ ‘Breathing room’ reduces stress
Tiếng Anh báo chí trong đại dịch Corona
Bà Mary thương hàn (Typhoid Mary)
Tháng Tám 1906, một người phụ nữ tên là Mary Mallon làm đầu bếp cho một phú gia tại bang New York. Tháng Chín, nhiều người trong nhà ấy bị mắc bệnh thương hàn. Các viên chức y tế truy ra nguồn gốc chính là bà Mary.
Các tài liệu LOC nói rằng 19/03/1907, bà “buộc phải rời nhà theo lệnh của bộ y tế”. Bà Mary thương hàn, như báo chí gọi bà, được đưa đến bệnh viện và phải cách ly trong một căn phòng riêng biệt.
Mary Mallon đòi được ra ngoài. Bà đã trải qua các lần kiểm định cho thấy rằng bà không hề nhiễm bệnh. Câu chuyện về bà thường xuyên được đăng tải trên báo chí và bà nhận được sự đồng cảm của dư luận.
Ngày 10/07/1909, tờ Richmond Planet chạy dòng tít “Typhoid Mary wants Liberty”, trong đó Mallon nói bà bị buộc phải sống một mình trong nhà, chỉ có chú chó bầu bạn.
Bà bị cách ly bắt buộc trong hai năm. Sau đó vào tháng 2/1910, bà Mary thương hàn được phóng thích với một điều kiện – bà không bao giờ được làm bếp nữa. Tuy nhiên, bà vi phạm, lần này bà dùng tên khác – Mary Brown.
Năm 1915, dịch thương hàn bùng phát – lần này trong một bệnh viện. Hoá ra Mary Mallon một lần nữa trở thành trung tâm dư luận. Và một lần nữa, chính quyền mang bà đi.
Bà Mary thương hàn bị cách ly 23 năm còn lại trong đời. Lúc này, không ai đứng về phía bà nữa. Báo chí tiếp tục gọi bà là “bà Mary thương hàn”, một còn tên đã dính chết với bà.
Tuy nhiên hiện nay chúng ta dùng từ này với nghĩa nhẹ nhàng hơn. Chúng ta có thể nói “I have a serious case of cabin fever. I need to get out of my house!” (Tôi đến phát sốt vì phải giam mình trong nhà. Tôi cần ra ngoài!”
Và đó là câu chuyện của chúng ta hôm nay với từ cabin fever. Hẹn gặp các bạn trong bài tới.