Thân chào các bạn!
Trong chuyên mục này Nhóm Dịch Thuật Lightway xin giới thiệu đến các bạn cuốn sách Luyện Dịch Việt Anh rất hay để chúng ta cùng nhau học tập. Mọi thắc mắc các bạn comment bên dưới nhé. Bây giờ chúng ta đi vào nội dung cuốn sách.
Dịch thuật Việt Anh
Dịch thuật là một kĩ năng khó trong việc học ngoại ngữ nói chung và Anh ngữ nói riêng. Trong nhiều trường hợp, ta thấy rằng dịch thuật tiếng Anh sang tiếng Việt thì dễ dàng hơn vì có sự trợ giúp của từ điển. Nhưng lý do quan trọng hơn của ưu thế này chính là sự hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ mẹ đẻ và bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Ngôn ngữ truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc của con người. Do đó, khi dịch thuật tiếng Việt sang tiếng Anh thì ta phải đứng ở góc độ người Anh để dịch. Làm sao để chuyển ngữ được chính xác, trung thành với bản gốc mà vẫn giữ được ý của người viết khi dịch. Nghĩa là đạt được cả 3 yêu cầu: chân – thiện – mỹ.
Nhằm giúp bạn nâng cao kĩ năng dịch thuật Việt – Anh, chúng tôi xin giới thiệu cuốn: “Luyện dịch Việt – Anh”. Cuốn sách gồm 4 nội dung chính.
PHẦN 1: Một số nguyên tắc cơ bản khi dịch Việt – Anh
PHẦN 2: Một số từ khó dịch từ Việt sang Anh
PHẦN 3: Luyện dịch Việt – Anh
PHẦN 4: Từ vựng
Mong rằng cuốn sách sẽ là cẩm nang giúp bạn ngày càng hoàn thiện vốn tiếng Anh của mình.
PHẦN I:
DỊCH THUẬT SONG NGỮ VIỆT ANH VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC DỊCH CÂU
Khi dịch thuật câu văn từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau khi đã chọn thời thích hợp ta cần thực hiện một số bước sau đây:
Bước 1: chọn mẫu câu cơ bản
Bước 2: chọn yếu tố mô tả – từ bổ nghĩa (hay cấu trúc chức năng) thích hợp.
Bước 3: áp dụng luật tương cận hay song hành.
CÁC MẪU CÂU CƠ BẢN KHI DỊCH THUẬT VIỆT ANH
Khi dịch một câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh, ta thường đối chiếu một từ ngữ giữa hai ngôn từ. Sau khi biết được từ loại của từ tiếng Anh, ta mới lựa chọn mẫu câu cần sử dụng và chọn một thì thích hợp cho động từ.
Trong tiếng Anh, mỗi câu thường bao gồm 2 phần: chủ ngữ (the subject) và vị ngữ (the predicate).
Chủ ngữ gọi tên một người, một đồ vật hoặc sự kiện. Vị ngữ luôn nói lên một điều gì đó về chủ ngữ.
Chủ ngữ luôn là một danh từ, đại từ, một cụm từ được dùng như danh từ hoặc một mệnh đề dùng như danh từ. Vị ngữ trong câu luôn bắt đầu bằng một động từ. Phần còn lại của câu (phần nằm trong vị ngữ, theo sau động từ) được gọi là bổ ngữ (the complement).
Tất cả các câu cơ bản gồm có danh từ, theo sau là động từ và bổ ngữ. Tuy nhiện, bổ ngữ gồm nhiều từ loại khác nhau. Do đó ta xếp câu cơ bản tùy theo từ loại của bổ ngữ. Có 7 mẫu câu cơ bản sau:
Mẫu câu dịch thuật1: Noun + Verb + (Adverbial)
Ví dụ: Everybody (n) laughed (v).
The dogs (n) are baking (v) at the boys (adv).
He (n) arrived (v) late (adv).
Nhận xét: Mẫu này chỉ cần dùng 1 danh từ làm chủ ngữ và một động từ. Động từ có thể được bổ nghĩa bởi một trạng từ, trạng từ có thể là một từ đơn hay cụm từ.
Động từ ở mẫu số 1 này được gọi là nội động (the intransitive verb), nghĩa là động từ không cần một tân ngữ đi kèm.
Mẫu câu dịch thuật2: Noun + Verb + Adverbial
Ví dụ: John (n) is (v) at the party (adv).
Mary (n) was (v) out (adv).
My parents (n) are (v) in Hatay (adv).
Nhận xét: Động từ ở mẫu này luôn là một dạng của động từ BE, và complement nằm sau động từ BE là trạng từ chỉ thời gian hoặc nơi chốn.
Mẫu câu dịch thuật 3: Noun + Verb + Adjective
Ví dụ: The clerk (n) was (v) rude (adj).
The coffee (n) tastes (v) good (adj).
The sky (n) became (v) cloudy (adj).
Nhận xét: Động từ trong mẫu số 3 chỉ trạng thái. Có rất nhiều nội động từ nhưng chỉ có hơn chục nội động từ chỉ trạng tháu, chẳng hạn: be, seem, appear, sound, remain, smell, taste…
Mẫu câu dịch thuật 4: Noun + Verb + Noun
Ví dụ: He (n) is (v) a teacher (n).
The books (n) have become (v) the best seller (n).
Toan (n) remained (v) a secretary (n).
Mẫu câu dịch thuật 5: Noun + Verb + Noun
Ví dụ: Peter (n) asked (v) several questions (n).
Her friend (n) visited (v) Hongkong (n).
Carelessness (n) causes (v) the accidents (n).
Nhận xét: Mẫu 4 và 5 có cùng cách cấu tạo nhưng vì có chứa 2 loại động từ khác nhau nên tách ra làm 2. Động từ trong mẫu số 4 tạo nên những câu trong đó danh từ ở vị trí chủ ngữ và danh từ ở vị trí complement cùng ám chỉ một người hoặc vật, sự việc. Còn ở mẫu số 5, động từ tạo nên những câu trong đó 2 danh từ ở vị trí chủ ngữ và bổ ngữ ám chỉ 2 người, 2 vật khác nhau. Các động từ này được gọi là ngoại động từ (transitive verb).
Mẫu câu dịch thuật 6: Noun + Verb + Noun + Noun
Ví dụ: We (n) told (v) our mother (n) the news (n).
My uncle (n) sent (v) me (n) a telegram (n).
The sun (n) give (v) us (n) the lights (n).
Nhận xét: Động từ dùng trong mẫu câu này là transitive verb. Sau động từ là 2 danh từ đi liền nhau. Danh từ đi liền sau động từ được gọi là tân ngữ gián tiếp và danh từ kế tiếp được gọi là tân ngữ trực tiếp. Hai danh từ ở mấu 6 ám chỉ 2 người hoặc vật khác nhau.
Mẫu câu dịch thuật 7A: Noun + Verb + Noun + Noun
Ví dụ: They name the ship “Titanic”.
His mother considers him a genius.
Her classmates elected Maria president.
Nhận xét: Động từ dùng trong mẫu này là transitive verb. Sau động từ cũng có 2 danh từ đi liền nhau. Danh từ đứng liền sau động từ được gọi là tân ngữ trực tiếp; danh từ tiếp theo có tác dụng giải thích cho tân ngữ. Hai danh từ ở mẫu này ám chỉ cùng một người hoặc một vật hay một sự việc.
Với một số động từ ở mẫu câu 7A, một tính từ có thể thay thế danh từ thứ hai, và tính từ này cũng được gọi là object complement như ở mẫu 7B dưới đây:
Mẫu câu dịch thuật 7B: Noun + Verb + Noun + Adjective
Ví dụ: His mother considers him quite handsome.
The meat made our dog very happy.
The news made her disappointed.